Bắc Kinh tố cáo Hà Nội
gây hấn, dù vụ cắm giàn khoan ở Biển Đông bị coi là sai trái
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)
Trọng Nghĩa
Với phong trào bài
Trung Quốc bùng lên dữ dội tại Việt Nam từ thượng tuần tháng Năm 2014, bắt
nguồn từ vụ Bắc Kinh cho cắm giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa, quan hệ Việt Trung đang trải qua một
giai đoạn sóng gió.
Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Việt Nam là bên gây
căng thẳng, cho dù ngày càng có nhiều chuyên gia phân tích nêu bật tính « phi
pháp » và « khiêu khích » trong hành động của Trung Quốc.
Lập luận của Trung Quốc luôn luôn là vùng biển nơi họ đưa giàn
khoan dầu đến hoạt động đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, và chính Việt Nam mới là
nước gây sự với Trung Quốc khi có hành động phản đối điều này. Theo Thông tín
viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần
nữa đã lại tố cáo Việt Nam là bên gây hấn :
« Lập trường của Bắc Kinh không hề suy suyển. Ngoại trưởng Trung
Quốc đã lưu ý rằng giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ngày
15 tháng 8.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn Bộ trưởng Vương
Nghị xác định : « Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi
ích của mình rất kiên định và sẽ không thay đổi ». Ngoại trưởng Trung Quốc kêu
gọi Hà Nội là không nên làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng, đồng thời nêu
bật thủ phạm duy nhất của cuộc tranh chấp hiện nay : Đó là Việt Nam.
Ngoại trưởng Trung Quốc đã đánh giá là « dã man » các vụ tấn
công của tàu Việt Nam. Theo Hoàn cầu Thời báo, trong năm ngày, 36 chiếc tàu
Việt Nam đã mở 171 vụ tấn công vào tàu Trung Quốc.
Tờ báo đã trích lời một giáo sư Trung Quốc về luật quốc tế cho
là nơi hoạt động của giàn khoan hoàn toàn không phải là vùng « tranh chấp » vì
Trung Quốc đã thu hồi lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) từ năm 1974.
Trong bài xã luận của mình, Global Times cáo buộc thái độ « kiêu
ngạo » của Hà Nội và cho rằng Việt Nam có thể trở thành một nước « bị ghẻ lạnh
» dưới mắt giới đầu tư nước ngoài nếu bạo loạn tiếp diễn. »
Trung Quốc như vậy vẫn lớn tiếng tố cáo Việt Nam là bên gây rối,
trong khi theo các chuyên gia phân tích quốc tế, chính Bắc Kinh mới là bên khởi
chiến. Trả lời phỏng vấn riêng của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Carl Thayer –
thuộc Học viện Quốc phòng Úc - đã nêu bật tính chất khiêu khích và phi pháp
trong hành động của Trung Quốc như sau :
« Động
thái của Trung Quốc vừa bất ngờ, vừa khiêu khích, vừa phi pháp.
Bất ngờ vì quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đang ở trong một tiến
trình tốt đẹp kể ngày Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam vào năm
ngoái. Mặt khác, cũng không có một lời tuyên truyền cảnh báo nào từ phía Bắc
Kinh, theo đó Hà Nội đã vi phạm lợi ích của Trung Quốc, điều mà trong một chừng
mực nào đó có thể giải thích cho một phản ứng từ phía Bắc Kinh.
Động thái của Trung Quốc mang tính khiêu khích vì giàn khoan dầu
đã được khoảng 80 chiếc tàu đi theo hộ tống, trong đó có 7 chiến hạm. Hành động
này đã gây căng thẳng trong khu vực.
Sau cùng, động thái này bất hợp pháp ở chỗ Trung Quốc đã nói một
cách sai lạc rằng lô 143 (nơi họ cắm giàn khoan) nằm trong « vùng lãnh hải »
của họ. Thế nhưng không hề có thực thể lãnh thổ Trung Quốc nào trong vòng 12
hải lý, nơi giàn khoan dầu đang hoạt động. »
Đánh giá của Giáo sư Carl Thayer về hành động mới đây của Trung
Quốc trên Biển Đông cũng không khác quan điểm của Hoa Kỳ và nhiều nước khác,
theo đó chính việc Trung Quốc tự động đưa giàn khoan của họ xuống thăm dò ngay
tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng nghĩa với một hành vi khiêu khich
và là nguyên nhân gây căng thẳng.
Trung Quốc đã thắng ở
Biển Ðông
Mục
tiêu của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan đến khu vực Biển Đông là gì?
Tin liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
14.05.2014
Trên các diễn đàn mạng, trước sự hoài nghi của nhiều người đối
với khả năng ứng phó của Việt Nam về vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào
khu vực thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, các dư luận viên của
Hà Nội đều đưa ra luận điệu giống nhau: Đừng coi thường Việt Nam! Việt Nam đã
có sẵn kế sách đối phó với Trung Quốc. Việt Nam sẽ ra tay ở một thời điểm thích
hợp nào đó. Và chắc chắn họ sẽ thắng.
Thật ra, một chiến thắng về quân sự trên mặt trận trên biển của Việt Nam đối với Trung Quốc, với giới quan sát quốc tế, là một không tưởng. Nhiều người lập luận: Về quân sự, Việt Nam đứng vào hàng thứ mười mấy trên thế giới. Thì đành vậy. Có điều, khi nói như thế, người ta quên nhìn vào Trung Quốc: Bây giờ họ chỉ thua Mỹ. Khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc, do đó, vẫn còn rất xa.
Hơn nữa, ở khía cạnh này, sức mạnh chủ yếu của Việt Nam là ở con người, một yếu tố chỉ phát huy hết tiềm lực của nó trong cái gọi là chiến tranh nhân dân. Nhưng không ai có thể sử dụng chiến tranh nhân dân trên biển được. Đưa cả hàng chục ngàn chiếc tàu đánh cá ra khơi để tham gia vào trận chiến chỉ là một cách tự tử tập thể. Trên biển, chỉ có một yếu tố quan trọng: vũ khí; trong vũ khí, chỉ có hai đặc điểm đáng kể: số lượng và trình độ kỹ thuật. Ở cả hai, Việt Nam đều thua Trung Quốc rất xa. Sự thua kém này có thể bù đắp được với một điều kiện: Việt Nam có thêm nhiều đồng minh giúp đỡ. Nhưng chuyện đồng minh, những nước có thể tham gia chia lửa với Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hiện nay, gần như là một con số không to tướng.
Trước mắt, trong hơn hai tuần hục hặc, chủ yếu chỉ lấy vòi rồng xịt nước vào nhau, chứ chưa có tiếng súng nào nhắm vào nhau nổ cả, người ta có thể đánh giá: Trung Quốc đã thắng. Thắng đến cả mấy bàn.
Tuy nhiên, trước khi nói đến chuyện thắng hay thua, chúng ta cần phải căn cứ vào mục tiêu của Trung Quốc trong việc gây hấn ấy. Thắng, khi người ta đạt được mục tiêu; và thua, khi người ta không đạt được tất cả hoặc phần lớn các mục tiêu ấy.
Vậy, mục tiêu của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan đến khu vực Biển Đông là gì?
Hầu như mọi người đều đồng ý với nhau, có hai mục tiêu chính: kinh tế và chính trị. Kinh tế chỉ là phụ: Một là, đây chỉ là giai đoạn thăm dò chứ không phải khai thác; hai là, theo sự đánh giá của các chuyên gia quốc tế, triển vọng khai thác được dầu khí ở khu vực này (lô 143) khá thấp. Chính trị mới là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Tầm quan trọng ấy nằm ở hai điểm: Một, nó là một bước mới trong cả tiến trình cưỡng đoạt Biển Đông từ Việt Nam; và hai, nó nhằm trắc nghiệm phản ứng của ba đối tượng chính: Việt Nam, khối ASEAN và Mỹ.
Có thể nói, một cách tóm tắt và rõ ràng, ở cả ba cuộc trắc nghiệm ấy, Trung Quốc đều thành công.
Thứ nhất, về phía Việt Nam, cho đến nay, họ vẫn sử dụng một sách lược mà Trung Quốc cũng như cả thế giới đã biết rõ từ lâu: cứng rắn nhưng tự kiềm chế đến tối đa. Dù Trung Quốc ngang ngược đến mấy, Việt Nam cũng vẫn muốn giải quyết tranh chấp bằng hoà bình, nghĩa là luôn luôn cố gắng tránh việc sử dụng bạo lực để có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tranh mà họ nắm chắc phần thua. Sự tránh né ấy khiến cái gọi là “cứng rắn” chỉ còn là một động thái mang tính chất tu từ học. Nói cách khác, người ta tin là Việt Nam sẽ tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh tu từ (rhetoric war) ấy cho đến khi Trung Quốc chấm dứt cuộc thăm dò vào tháng tám tới. Khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, họ sẽ tuyên bố với nhân dân trong nước: Họ đã “chiến thắng”!
Thứ hai, về phía ASEAN, chiến thắng của Trung Quốc càng dễ thấy. Trong cuộc Hội nghị cao cấp của khối vào ngày 11 tháng 5 tại Miến Điện, Nguyễn Tấn Dũng đã đọc một bài diễn văn khá mạnh mẽ, trong đó, lần đầu tiên ông gọi đích danh Trung Quốc, kẻ đang hung hăng đe doạ hoà bình trong khu vực và ông cũng kêu gọi các nước trong Khối cùng nhau bày tỏ sự phản đối đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, kết quả là gì? Trong thông báo chung cuối hội nghị, người ta chỉ đồng ý với nhau ở lời kêu gọi chung chung và đầy khuôn sáo: “Hai bên Trung Quốc và Việt Nam nên kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định của khu vực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.” Coi như huề. Họ không phê phán Trung Quốc. Họ cũng không hề bày tỏ là sẽ đứng vào phe nào nếu cuộc xung đột nổ lớn.
Thái độ này, thật ra, cũng chả có gì khó hiểu. Có hai lý do chính. Một là, giữa Việt Nam và một số nước khác trong khối cũng đang tranh chấp với nhau về một số hòn đảo, và vì những tranh chấp ấy, cho đến nay, hầu như họ vẫn từ chối hợp tác với nhau trong cuộc đương đầu với Trung Quốc. Hai là, ngoài một số nước đã bị Trung Quốc mua chuộc (trong đó có nước láng giềng và xưa nay vốn bị xem là đàn em thân tín của Việt Nam: Campuchia), và tất cả các nước đều lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, bởi vậy không ai thấy có lợi gì trong việc liên kết với Việt Nam để chống lại Trung Quốc cả. Nếu có một số nước muốn làm điều đó, thì các nước còn lại sẽ tìm cách phá đám để cuối cùng không đi đến một thông báo chung, như điều đã xảy ra trong cuộc hội nghị tại Campuchia năm ngoái.
Thứ ba, về phía Mỹ, cho đến nay, đó là nước lên án Trung Quốc một cách mạnh mẽ nhất với việc cho hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích”. Tuy nhiên, chắc chắn là Mỹ sẽ không đi xa hơn việc phê phán gay gắt ấy. Có nhiều lý do. Một là, do những khủng hoảng kinh tế và những khó khăn ở Afghanistan cũng như do tâm lý mệt mỏi của quần chúng Mỹ, chính phủ Mỹ không hề sẵn sàng để dấn thân vào bất cứ một cuộc tranh chấp nào khác nữa. Hai là, một trong những nguyên tắc căn bản làm nên chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama là “lãnh đạo từ đằng sau” (lead from behind), mà điển hình là việc tham gia vào cuộc lật đổ Muammar Gaddafi ở Libya vào năm 2011. Theo nguyên tắc này, có thể nói Mỹ chỉ có thể giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông với hai điều kiện: Việt Nam phải quyết tâm chống lại Trung Quốc trước và phải có một số đồng minh khác sẵn sàng nhảy vào góp sức với Việt Nam. Ngoài ra, còn có thêm yếu tố này nữa: Mỹ chỉ có thể tham dự nếu họ tin cậy Việt Nam. Không có sự tin cậy ấy, không thể có quan hệ hợp tác chiến lược để tiến hành chiến tranh. Kinh nghiệm ở Syria chứng minh điều đó: Mấy năm qua, các cuộc xung đột ở đó đã giết chết cả trăm ngàn thường dân vô tội và làm cho cả triệu người phải chạy sang các nước láng giềng để tị nạn, Mỹ vẫn án binh bất động. Lý do, ai cũng biết: Mỹ, dù rất ghét nhà độc tài Bashar al-Assad, nhưng vẫn nghi ngờ các thành phần đối kháng, trong đó, có những nhóm vốn bị xem là bài Mỹ và khủng bố. Dưới mắt Mỹ, giới lãnh đạo Việt Nam không phải là khủng bố, nhưng lại là những kẻ bài Mỹ. Không ai đem xương máu dân chúng nước họ để hy sinh cho những kẻ cứ ra rả chửi mình!
Nếu cả ba cuộc trắc nghiệm trên của Trung Quốc đều thành công, chả có gì quá đáng nếu chúng ta nói: cho đến nay, ở thời điểm này lúc chưa có bên nào nổ súng cả, Trung Quốc đã thắng Việt Nam trong cả ba ván.
Với ba chiến thắng ấy, Trung Quốc không cần đánh Việt Nam, họ cũng thắng ở trận cuối cùng: Làm cho mọi người mặc nhiên thừa nhận là Trung Quốc có toàn quyền trên Biển Đông. Khi việc thăm dò chấm dứt, họ có thể mang giàn khoan HD-981 về nước và sau đó, khi cần, họ có thể ung dung trở lại. Chiến tranh, nếu có, cũng chỉ là những trận đánh võ mồm, chủ yếu để lừa dân trong nước.
Chưa bao giờ tôi viết bài nào mà lại có tâm trạng đau đớn và tức tối như lúc viết bài này. Nhưng chúng ta chỉ có thể hy vọng nếu chúng ta can đảm nhìn vào sự thật. Cả việc bị lừa dối hay tự lừa dối đều chỉ làm tăng thêm và/hoặc kéo dài thảm kịch.
Thật ra, một chiến thắng về quân sự trên mặt trận trên biển của Việt Nam đối với Trung Quốc, với giới quan sát quốc tế, là một không tưởng. Nhiều người lập luận: Về quân sự, Việt Nam đứng vào hàng thứ mười mấy trên thế giới. Thì đành vậy. Có điều, khi nói như thế, người ta quên nhìn vào Trung Quốc: Bây giờ họ chỉ thua Mỹ. Khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc, do đó, vẫn còn rất xa.
Hơn nữa, ở khía cạnh này, sức mạnh chủ yếu của Việt Nam là ở con người, một yếu tố chỉ phát huy hết tiềm lực của nó trong cái gọi là chiến tranh nhân dân. Nhưng không ai có thể sử dụng chiến tranh nhân dân trên biển được. Đưa cả hàng chục ngàn chiếc tàu đánh cá ra khơi để tham gia vào trận chiến chỉ là một cách tự tử tập thể. Trên biển, chỉ có một yếu tố quan trọng: vũ khí; trong vũ khí, chỉ có hai đặc điểm đáng kể: số lượng và trình độ kỹ thuật. Ở cả hai, Việt Nam đều thua Trung Quốc rất xa. Sự thua kém này có thể bù đắp được với một điều kiện: Việt Nam có thêm nhiều đồng minh giúp đỡ. Nhưng chuyện đồng minh, những nước có thể tham gia chia lửa với Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hiện nay, gần như là một con số không to tướng.
Trước mắt, trong hơn hai tuần hục hặc, chủ yếu chỉ lấy vòi rồng xịt nước vào nhau, chứ chưa có tiếng súng nào nhắm vào nhau nổ cả, người ta có thể đánh giá: Trung Quốc đã thắng. Thắng đến cả mấy bàn.
Tuy nhiên, trước khi nói đến chuyện thắng hay thua, chúng ta cần phải căn cứ vào mục tiêu của Trung Quốc trong việc gây hấn ấy. Thắng, khi người ta đạt được mục tiêu; và thua, khi người ta không đạt được tất cả hoặc phần lớn các mục tiêu ấy.
Vậy, mục tiêu của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan đến khu vực Biển Đông là gì?
Hầu như mọi người đều đồng ý với nhau, có hai mục tiêu chính: kinh tế và chính trị. Kinh tế chỉ là phụ: Một là, đây chỉ là giai đoạn thăm dò chứ không phải khai thác; hai là, theo sự đánh giá của các chuyên gia quốc tế, triển vọng khai thác được dầu khí ở khu vực này (lô 143) khá thấp. Chính trị mới là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Tầm quan trọng ấy nằm ở hai điểm: Một, nó là một bước mới trong cả tiến trình cưỡng đoạt Biển Đông từ Việt Nam; và hai, nó nhằm trắc nghiệm phản ứng của ba đối tượng chính: Việt Nam, khối ASEAN và Mỹ.
Có thể nói, một cách tóm tắt và rõ ràng, ở cả ba cuộc trắc nghiệm ấy, Trung Quốc đều thành công.
Thứ nhất, về phía Việt Nam, cho đến nay, họ vẫn sử dụng một sách lược mà Trung Quốc cũng như cả thế giới đã biết rõ từ lâu: cứng rắn nhưng tự kiềm chế đến tối đa. Dù Trung Quốc ngang ngược đến mấy, Việt Nam cũng vẫn muốn giải quyết tranh chấp bằng hoà bình, nghĩa là luôn luôn cố gắng tránh việc sử dụng bạo lực để có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tranh mà họ nắm chắc phần thua. Sự tránh né ấy khiến cái gọi là “cứng rắn” chỉ còn là một động thái mang tính chất tu từ học. Nói cách khác, người ta tin là Việt Nam sẽ tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh tu từ (rhetoric war) ấy cho đến khi Trung Quốc chấm dứt cuộc thăm dò vào tháng tám tới. Khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, họ sẽ tuyên bố với nhân dân trong nước: Họ đã “chiến thắng”!
Thứ hai, về phía ASEAN, chiến thắng của Trung Quốc càng dễ thấy. Trong cuộc Hội nghị cao cấp của khối vào ngày 11 tháng 5 tại Miến Điện, Nguyễn Tấn Dũng đã đọc một bài diễn văn khá mạnh mẽ, trong đó, lần đầu tiên ông gọi đích danh Trung Quốc, kẻ đang hung hăng đe doạ hoà bình trong khu vực và ông cũng kêu gọi các nước trong Khối cùng nhau bày tỏ sự phản đối đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, kết quả là gì? Trong thông báo chung cuối hội nghị, người ta chỉ đồng ý với nhau ở lời kêu gọi chung chung và đầy khuôn sáo: “Hai bên Trung Quốc và Việt Nam nên kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định của khu vực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.” Coi như huề. Họ không phê phán Trung Quốc. Họ cũng không hề bày tỏ là sẽ đứng vào phe nào nếu cuộc xung đột nổ lớn.
Thái độ này, thật ra, cũng chả có gì khó hiểu. Có hai lý do chính. Một là, giữa Việt Nam và một số nước khác trong khối cũng đang tranh chấp với nhau về một số hòn đảo, và vì những tranh chấp ấy, cho đến nay, hầu như họ vẫn từ chối hợp tác với nhau trong cuộc đương đầu với Trung Quốc. Hai là, ngoài một số nước đã bị Trung Quốc mua chuộc (trong đó có nước láng giềng và xưa nay vốn bị xem là đàn em thân tín của Việt Nam: Campuchia), và tất cả các nước đều lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, bởi vậy không ai thấy có lợi gì trong việc liên kết với Việt Nam để chống lại Trung Quốc cả. Nếu có một số nước muốn làm điều đó, thì các nước còn lại sẽ tìm cách phá đám để cuối cùng không đi đến một thông báo chung, như điều đã xảy ra trong cuộc hội nghị tại Campuchia năm ngoái.
Thứ ba, về phía Mỹ, cho đến nay, đó là nước lên án Trung Quốc một cách mạnh mẽ nhất với việc cho hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích”. Tuy nhiên, chắc chắn là Mỹ sẽ không đi xa hơn việc phê phán gay gắt ấy. Có nhiều lý do. Một là, do những khủng hoảng kinh tế và những khó khăn ở Afghanistan cũng như do tâm lý mệt mỏi của quần chúng Mỹ, chính phủ Mỹ không hề sẵn sàng để dấn thân vào bất cứ một cuộc tranh chấp nào khác nữa. Hai là, một trong những nguyên tắc căn bản làm nên chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama là “lãnh đạo từ đằng sau” (lead from behind), mà điển hình là việc tham gia vào cuộc lật đổ Muammar Gaddafi ở Libya vào năm 2011. Theo nguyên tắc này, có thể nói Mỹ chỉ có thể giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông với hai điều kiện: Việt Nam phải quyết tâm chống lại Trung Quốc trước và phải có một số đồng minh khác sẵn sàng nhảy vào góp sức với Việt Nam. Ngoài ra, còn có thêm yếu tố này nữa: Mỹ chỉ có thể tham dự nếu họ tin cậy Việt Nam. Không có sự tin cậy ấy, không thể có quan hệ hợp tác chiến lược để tiến hành chiến tranh. Kinh nghiệm ở Syria chứng minh điều đó: Mấy năm qua, các cuộc xung đột ở đó đã giết chết cả trăm ngàn thường dân vô tội và làm cho cả triệu người phải chạy sang các nước láng giềng để tị nạn, Mỹ vẫn án binh bất động. Lý do, ai cũng biết: Mỹ, dù rất ghét nhà độc tài Bashar al-Assad, nhưng vẫn nghi ngờ các thành phần đối kháng, trong đó, có những nhóm vốn bị xem là bài Mỹ và khủng bố. Dưới mắt Mỹ, giới lãnh đạo Việt Nam không phải là khủng bố, nhưng lại là những kẻ bài Mỹ. Không ai đem xương máu dân chúng nước họ để hy sinh cho những kẻ cứ ra rả chửi mình!
Nếu cả ba cuộc trắc nghiệm trên của Trung Quốc đều thành công, chả có gì quá đáng nếu chúng ta nói: cho đến nay, ở thời điểm này lúc chưa có bên nào nổ súng cả, Trung Quốc đã thắng Việt Nam trong cả ba ván.
Với ba chiến thắng ấy, Trung Quốc không cần đánh Việt Nam, họ cũng thắng ở trận cuối cùng: Làm cho mọi người mặc nhiên thừa nhận là Trung Quốc có toàn quyền trên Biển Đông. Khi việc thăm dò chấm dứt, họ có thể mang giàn khoan HD-981 về nước và sau đó, khi cần, họ có thể ung dung trở lại. Chiến tranh, nếu có, cũng chỉ là những trận đánh võ mồm, chủ yếu để lừa dân trong nước.
Chưa bao giờ tôi viết bài nào mà lại có tâm trạng đau đớn và tức tối như lúc viết bài này. Nhưng chúng ta chỉ có thể hy vọng nếu chúng ta can đảm nhìn vào sự thật. Cả việc bị lừa dối hay tự lừa dối đều chỉ làm tăng thêm và/hoặc kéo dài thảm kịch.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment