Saturday, May 17, 2014

Ts. Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc tài mới giữ được nước!


Ts. Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc tài mới giữ được nước!

Việt-Long phỏng vấn Ts. Cù Huy Hà Vũ
2014-05-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vl051614.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
cu-vu-3
Ts. Cù Huy Hà Vũ: đảng Cộng sản Việt Nam! Hãyvì lợi ích của dân tộc, tiến hành những bước khẩn cấp dân chủ hóa chế độ...
RFA photo





Việt-Long: Ông nhận định ra sao về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam?
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông nói chung và với Việt Nam nói riêng.  Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.

Bây giờ tại sao Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào thời điểm này? Có rất nhiều lý do. Thứ nhất, đó là sự tiếp tục chính sách bành trướng mà nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc kế thừa từ các triều đại phong kiến trước đây của Trung Hoa.

 Vấn đề thứ hai là Trung Quốc luộn tận dụng cái gọi là "liên thông tư tưởng", cái gọi là "đồng chí Cộng Sản" với nhà cầm quyền Việt Nam để ép nhà cầm quyền Cộng Sản Việt nam nhường đất đai. Nếu không nhường, Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực đánh chiếm. Họ biết rằng hiện nay cái thế của Việt Nam nói chung, hay cái thế của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là vô cùng yếu, cực kỳ yếu, rất cô đơn trong thế giới ngaày nay.

Trung Quốc đã chuẩn bị phương án chiến tranh với Việt Nam ngay sau vụ đặt giàn khoan. Không phải bây giờ tôi mới nói, mà từ tháng ba năm 2010 tôi đã phân tích rất rõ là Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để thôn tính lãnh thổ Việt Nam thì Việt Nam bắt buộc phải tìm đồng minh, cụ thể là các cường quốc quân sự, để chống lưng cho Việt Nam, vì Việt Nam không thể tiến hành chiến tranh mà không có sự chống lưng của các cường quốc khác.

Tôi đã nói trong giai đoạn chống thực dân Pháp, Việt Nam đã có sự ủng hộ rất tích cực của Liên Xô, Trung Quốc. Đến giai đoạn chiến tranh việt nam vừa qua, mà tôi gọi là cuộc nội chiến, có sự tham gia của Mỹ, Việt Nam có thể tiến hành chiến tranh đi đến thống nhất Việt Nam, cũng nhờ có sự chống lưng của Liên Xô và Trung Quốc, cụ thể với những vũ khí và các phương tiện hậu cần. Đến năm 1979 khi Trung Quốc Cộng Sản đánh người em thân thiết Việt Nam Cộng Sản thì Việt Nam Cộng Sản cũng phải dựa vào một đồng minh Cộng Sản khác là Liên Xô, một cường quốc.

Như vậy xét về
viet-long-cuhuyhavu
Việt-Long: Hoa Kỳ từng bắt tay Trung Quốc và bỏ VNCH, nay có trở lại cứu Việt Nam Cộng Sản không?

lịch sử Việt Nam không thể chống lại hay giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh với các cường quốc quân sự khác mà không có ai chống lưng cho mình. Vậy thì trong tình hình hiện nay, để có thể chống lại sự thôn tính lãnh thổ của Trung Quốc, tôi thấy chỉ có thể có Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có đủ sức mạnh quân sự, kinh tế, và cả chính trị.

Chính vì thế, vào tháng 7 tháng 8 năm 2010 khi tiếp tục trả lời phỏng vấn của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, tôi khẳng định: "đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại"

Việt-Long: Có nhiều ý kiến trong nước cũng muốn chống Trung Quốc nhưng không muốn liên minh, liên kết với Hoa Kỳ. Câu hỏi là trước khi có những biện pháp liên quan đến quân sự, có thể dùng những biện pháp ngoại giao hay pháp lý nào đó đối với Trung Quốc được không?

Ts. Cù Huy Hà Vũ: Tôi khẳng đinh rằng đối với một cường quốc mà nay có thể  nói là cường quốc số 2 trên thế giới, không có biện pháp ngoại giao, chính trị, pháp luật nào, kể cả công pháp quốc tế có thể nhổ được giàn khoan của Trung Quốc ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, có thể ngăn cản Trung Quốc sử dụng vũ lực tiếp tục đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cho nên việc đảng Cộng sản, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nói là dựa vào luật biển quốc tế, vào bản tuyên bố về ứng xử trên biển Đông mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN, chỉ là những thứ để mị dân. Trên thực tế người ta hiểu rõ rằng không một lời nói nào, kể cả bằng ngoại giao, kể cả bằng chính trị, kể cả đưa ra tòa án quốc tế - tôi chưa muốn nói đến chuyện Trung Quốc không nhìn nhận thì cũng không giải quyết được trong thủ tục tòa án quốc tế - mà giải quyết được vấn đề.

Nó chỉ làm mất đi thời gian vô cùng quý báu, vô cùng cấp thiết vô cùng khẩn cấp để tìm ngay một lực lượng hỗ trợ thực tế cho Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ cho Việt Nam. Đó là liên minh quân sự với Hoa Kỳ...

Việt-Long: Nhưng Hoa Kỳ đã từng bắt tay với Trung Quốc và bỏ Việt Nam Cộng Hòa, thì liệu bây giờ Hoa Kỳ có trở lại cứu Việt Nam Cộng Sản hay không?

Ts. Cù Huy Hà Vũ: Mỗi tình thế lịch sử lại khác nhau. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, mục đích của Hoa Kỳ là đúng, vừa là đúng vừa có cái không đúng. Đúng là tìm cách chống chủ nghĩa Cộng Sản, thiết lập một chế độ dân chủ. Đó là cái đúng. Nhưng sự không hiểu biết, hay cái sai lầm, là không biết tới chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, là tính thống nhất của người Việt Nam.

Người Việt Nam dù Nam hay Bắc cũng đều muốn nước mình thống nhất thành một khối. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh từ thời 12 sứ quân đã có ông Đinh Bộ Lĩnh thống nhất thành nước Đại Cồ Việt. Qua đến nhiều đời sau, những thời kỳ chia cắt như Trịnh Nguyễn phân tranh, cũng được nhà Tây Sơn thống nhất, rồi nhà Tây Sơn ba anh em chia ba cõi, thì nhà Nguyễn của chúa Nguyễn Phúc Ánh cũng thống nhất lại dưới triều vua Gia Long. Việt Nam luôn luôn phải thống nhất, đó là điều người Mỹ không thấu đáo.

Điểm thứ hai, người Mỹ ở xứ dân chủ Mỹ chỉ cho phép chính phủ tiến hành những cuộc chiến tranh nhất định vì những mục tiêu của Hoa Kỳ. Nhưng nếu cuộc chiến tranh kéo dài quá thì sự kiên nhẫn mất đi. Và cần nói Mỹ không chỉ bắt tay với Trung Quốc mà cả với Liên Xô, để nhờ các nước lớn bảo đảm cho nền độc lập của VNCH, nhưng không thành...

Việt-Long: Liệu bây giờ Mỹ có sẵn lòng đối đầu quân sự với Trung Quốc để bảo vệ cho nước Việt Nam ngày nay không?
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Tôi nghĩ nếu Mỹ và Việt Nam có liên minh quân sự thì đương nhiên Mỹ dám đối đầu quân sự với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không dám đối đầu quân sự với Mỹ, Trung Quốc không dám đối đầu quân sự với Mỹ. 

Có nhiều lý do. Lý do thứ nhất, về mặt hải quân, và các thiết bị chiến tranh trên biển, thì Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam hằng chục lần thôi, chứ so với Mỹ thì chưa đâu vào đâu cả. Đánh nhau có Mỹ tham chiến thì Trung Quốc sau khi bị đánh bại tan tác chắc lại phải mua vũ khí của Mỹ! ... mà lúc đó Mỹ bán hay không lại là chuyện khác. Đấy là về mặt quân sự.

Cái thứ hai, hiện giờ Mỹ giữ của Trung Quốc hơn 1 nghìn tỉ đô la trái phiếu mà Trung Quốc mua của chính phủ Mỹ; đối đầu quân sự với Mỹ là tính chuyện đốt hơn nghìn tỷ đô la rồi đấy!  Người Trung Quốc là người rất giỏi về nguyên tắc chung về kinh doanh. Họ không bao giờ muốn mất tiền. Nơi nào đầu tư là chỉ muốn sinh lãi, không bao giờ muốn mất tiền cả. Vậy tôi nói, cả về khía cạnh quân sự và kinh tế, Trung Quốc không dám, chứ không nói là thử, Trung Quốc không dám đối đầu quân sự với Mỹ.

Và tôi nói chỉ cần Mỹ liên minh quân sự với Việt Nam thôi, thì Việt Nam có thể, bằng khả năng được Mỹ hỗ trợ, kể cả những thiết bị chiến tranh quan trọng, thì có thể nhổ cái giàn khoan, thậm chí trong tương lai còn có thể thu hồi quần đảo Hoàng Sa. Tôi nói rằng một khi Mỹ liên minh quân sự với Việt Nam thì chúng ta, những người Việt Nam trong và ngoài nước, có niềm tin rằng lãnh thổ của chúng ta không những được bảo toàn  mà còn có khả năng được thu hồi những phần nào bị Trung Quốc cướp mất.

Còn cái giá phải trả, là mất cái đảng Cộng sản Việt Nam, thì tôi không cho đó là cái giá... Chỉ có đất nước tồn tại mãi, quốc gia tồn tại mãi, nếu biết giữ chứ không biết giữ mà đầu hàng thì mất hết, chứ không thể tồn tại mãi. Về nguyên tắc thì quốc gia tồn tại nhưng các chính thể, chế độ chính trị thì sẽ được thời gian loại trừ để tìm chế độ chính trị nào thích hợp nhất. Và tất nhiên cho đến giờ thì tôi cũng như tuyệt đại đa số trên thế giới đều thấy rằng chỉ có chế độ cộng hòa dân chủ, có sự cạnh tranh của nhiều đảng phái

dr-cu-vu
Ts. Cù Huy Hà Vũ: ... thả ngay những người bất đồng chính kiến, xóa bỏ toàn bộ những hệ thống pháp luật đàn áp con người...với nhau thì mới tồn tại.

Vậy đảng Cộng sản Việt Nam hay ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chừng nào còn coi mình là người Việt Nam thì phải biết, theo tôi là tốt nhất phải biết nên đứng ra tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, kêu gọi tất cả mọi xu hướng xã hội, các lực lượng chính trị Việt Nam ra dự cuộc bầu cử này.

Tất nhiên tôi không đòi hỏi phải bỏ đi cái đảng Cộng sản, mà họ vẫn có quyền tồn tại như một đảng chính trị ở Việt Nam và tranh đua trong cuộc bầu cử có quốc tế giám sát để đảm bảo sự công bằng.  Tôi thấy đó là chuyện tốt nhất và cũng tránh cho đảng Cộng sản Việt Nam bị đào thải một cách đau đớn.như tôi đã từng tuyên bố nhiều lần.

Một khi người dân muốn thay đổi chế độ một cách hoà bình mà đảng Cộng sản không nghe thì chỉ còn một cách khác là thay đổi bằng bạo lực thì bắt buộc (ĐCS) sẽ phải sụp đổ trong máu thì lúc ấy... Bản thân tôi không mong muốn chuyện đấy. Ý muốn cá nhân không mong muốn nhưng thực tế sẽ là câu trả lời. Vì thế một lần nữa ở đây, tôi kêu gọi:

"ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÃY VÌ LỢI ÍCH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM, HÃY VÌ LỢI ÍCH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM MÀ TIẾN HÀNH NHỮNG BƯỚC ĐI KHẨN CẤP NGAY TỨC KHẮC ĐỂ DÂN CHỦ HÓA CHẾ ĐỘ.

TRƯỚC HẾT HÃY TRẢ TỰ DO CHO TẤT CẢ CHO NHỮNG NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN, XÓA BỎ TOÀN BỘ NHỮNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐÀN ÁP CON NGƯỜI, BẮT ĐẦU TIẾN HÀNH TỔ CHỨC BẦU CỬ DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG.

TRÊN CƠ SỞ ĐÓ, HOA KỲ, LÀ QUỐC GIA DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI HIÊN NAY, CÓ THỂ GIÚP VIỆT NAM BẢO VỆ THÀNH CÔNG LÃNH THỔ TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC."

Việt-Long: Cám ơn ông Cù Huy Hà Vũ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay. Kính chào quý vị.

Biểu tình phản đối Trung Quốc : Thông báo mới của 20 tổ chức Xã hội Dân sự

Công nhân biểu tình tại một khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ngày 14/05/2014.
Công nhân biểu tình tại một khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ngày 14/05/2014.
REUTERS/Stringer

RFI

Nhóm 20 tổ chức Xã hội Dân sự, đã ra Lời kêu gọi biểu tình Chủ nhật 11/05/2014, vừa ra bản Thông báo mới, kêu gọi biểu tình yêu nước ôn hòa, bất bạo động để phản đối Trung Quốc xâm lược vào Chủ nhật này 18/11 tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Long An...

Về bản Thông báo chuẩn bị công bố, ông Nguyễn Bắc Truyển, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, một trong các tổ chức dân sự tham gia soạn thảo, cho biết :
Ông Nguyễn Bắc Truyển tại Sài Gòn

16/05/2014

More


"Hai mươi hội đoàn Xã hội Dân sự ở Việt Nam chuẩn bị đưa ra thông báo thứ 3 hướng dẫn người dân tiếp tục duy trì biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông… Thông báo thứ 3 nhằm kêu gọi người dân tiến hành biểu tình tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, ngoài ra nếu có điều kiện cũng biểu tình tại một số địa điểm khác. Chúng tôi kêu gọi mọi người tôn trọng tài sản của các công dân và các tổ chức… Chúng tôi cũng kêu gọi không nên kỳ thị, bài xích người Việt gốc Hoa, những người Hoa đến Việt Nam làm việc hay du lịch… Vì cái sai trái là ở nhà cầm quyền Bắc Kinh, những người Hoa họ cũng như mình mà thôi...".

Trước đó ngày 14/05, 20 tổ chức Xã hội Dân sự đã ra Tuyên bố số 2, với mục tiêu tối hậu: "Giàn khoan HD-981 phải rút khỏi vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam", và cho biết các hoạt động biểu tình, tuần hành sẽ được tiến hành hàng tuần vào 9h00 sáng Chủ nhật tại những địa điểm sẽ được thông báo.

Song song với lời Tuyên bố nói trên, còn có Lời Kêu gọi « Kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững độc lập, đòi Trung Quốc phải rút khỏi biển Việt Nam… », ngày 14/05, do ông Huỳnh Tấn Mẫm tại TP Hồ Chí Minh đại diện, được 100 nhân sĩ trí thức hưởng ứng (tính cho đến đêm 15/05).

Cũng trong những ngày qua, đã xuất hiện "Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng trên Biển Đông" (vào chủ nhật, 18/5/2014 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước), cùng với một số cẩm nang biểu tình…


Đài Loan yêu cầu Việt Nam bồi thường

Cập nhật: 10:50 GMT - thứ sáu, 16 tháng 5, 2014
Ông Bùi Trọng Văn,Trưởng đại diện văn phòng Kinh tế & Văn hóa Việt Nam (trái) tại Đài Bắc cùng Ngoại trưởng David Lin ở cuộc họp báo
Đài Loan nói hôm 16/5 rằng sẽ phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để hối thúc Việt Nam bồi thường, sau các cuộc biểu tình bạo lực tấn công các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài.
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan David Lin tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo với đại diện của Việt Nam tại Đài Bắc.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông không cho biết thêm chi tiết.
Theo các tường thuật báo chí, dường như người biểu tình ở Việt Nam không phân biệt nhà máy của Đài Loan hay Trung Quốc.

Một công ty Đài Loan, Foxconn Technology Group, sản xuất thiết bị cho hãng Apple, thông báo cho công nhân nghỉ ba ngày, từ hôm thứ Bảy.

Nhà máy thép đặt ở tỉnh Hà Tĩnh của Formosa Plastics Group, nhà đầu tư lớn nhất của Đài Loan ở Việt Nam, đã bị phóng hỏa và có người tử vong.

Theo thông tin chính thức của công an Hà Tĩnh, sáng 14/5 xảy ra đụng độ giữa hai nhóm công nhân người Việt Nam và người Trung Quốc đang làm việc trong nhà máy này.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời từ đại diện chính quyền tỉnh nói “lợi dụng tình hình căng thẳng trên biển Đông đang nóng nên một số đối tượng quá khích đã kích động công nhân khiến cuộc xô xát xảy ra nghiêm trọng”.

Một công nhân Trung Quốc tử vong và 149 công nhân Việt Nam và Trung Quốc bị thương phải cấp cứu tại bệnh viện, theo công an.
Đài Loan là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.

Tuy vậy, Việt Nam duy trì chính sách “Một nước Trung Quốc” và chỉ duy trì các mối quan hệ không chính thức với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.


Bước ngoặt chính trị tại Việt Nam

Biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc đặt giàn khoan dầu ở Biển Đông, ngày 11/5/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Lằn đỏ trong chính sách với Trung Quốc
  • Phê bình văn học và bình luận chính trị
  • Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
  • Trận chiến Nhã Thuyên
  • Văn hóa từ chức

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
12.05.2014
Các biến động ồn ào chung quanh sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào khu vực được xem là thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chưa biết sẽ kết thúc như thế nào, tuy nhiên, theo tôi, có một điều hầu như chắc chắn: sau này, nhìn lại, có thể thấy đây là một trong những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của chính trị Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua.

Khả năng xấu nhất, đáng lo ngại và đáng buồn nhất là nó biến cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc từ phạm vi pháp lý và ngoại giao sang phạm vi quân sự. Khi tiếng súng đã nổ, không ai dám chắc là diễn tiến của cuộc chiến sẽ như thế nào. Từ xưa đến nay, trong lịch sử, tất cả các nhà lãnh đạo đều chỉ biết khai chiến nhưng không ai dám chắc chắn cách thức kết thúc cuộc chiến ấy cả. Tất cả đều tùy thuộc vào đối thủ và những yếu tố bên ngoài, có khi rất ngẫu nhiên, làm lệch hẳn những dự định ban đầu.

Tạm thời loại trừ khả năng quân sự ở trên, biến cố HD-981 chắc chắn sẽ làm thay đổi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lâu nay, hầu như ai cũng thấy Trung Quốc có một tham vọng chính: trở thành một siêu cường quốc số một nếu không phải của thế giới thì ít nhất của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Để thực hiện tham vọng ấy, một trong những điều Trung Quốc cần làm và nhất định sẽ làm là chiếm lĩnh các con đường hàng hải phía đông và phía nam, trong đó, có Biển Đông thuộc về Việt Nam. Khó tin là giới lãnh đạo Việt Nam không thấy được điều đó. Nhưng, căn cứ vào ngôn ngữ và cách hành xử của họ, không loại trừ khả năng là họ vẫn có chút ảo tưởng là sự nhẫn nhục của có thể sẽ làm động lòng Bắc Kinh để Bắc Kinh sẽ nhẹ tay với họ hoặc trì hoãn các ý đồ tấn công, nhờ đó, họ sẽ có thêm thời gian để phát triển kinh tế và chuẩn bị lực lượng. Bây giờ, sự ngang ngược của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến nhà cầm quyền Việt Nam thức tỉnh, thấy những hy vọng của họ thực chất chỉ là một ảo tưởng.

Sự thay đổi trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác. Trước đây, chắn chắn là chính quyền Việt Nam muốn và cố tìm cách mở rộng, hơn nữa, thắt chặt quan hệ với nhiều nước khác, nhất là với Mỹ, để tạo thế liên minh chiến lược. Nhưng họ lại sợ Trung Quốc. Khi sự xung đột đã bị đẩy lên điểm cao và công khai, có lẽ chính quyền Việt Nam có thể vượt qua những sự sợ hãi ấy để xúc tiến thật nhanh các quan hệ chiến lược họ cần.

Hai sự thay đổi trên sẽ dẫn đến sự thay đổi trong tuyên truyền. Thứ nhất, những khẩu hiệu 4 tốt (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và 16 chữ vàng (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) mà họ cứ lặp đi lặp lại trong các diễn văn và các cơ quan truyền thông sẽ trở thành vô duyên, thậm chí, ngu ngốc. Thứ hai, nếu họ không đủ can đảm để gọi thẳng Trung Quốc là kẻ thù thì ít nhất cũng xem các hành động bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc là một hành động xâm lược. Những thay đổi trong tên gọi này sẽ là điều kiện để thổi bùng lòng yêu nước của người Việt Nam. 


Nói chung, khó nói được là người Việt Nam hiện nay không yêu nước như lời phàn nàn của một số nhà bình luận hoặc hoạt động. Tuy nhiên, khác với các loại tình cảm cá nhân vốn dễ thể hiện trong đời sống hàng ngày, lòng yêu nước thường chỉ chìm ẩn, có khi ngỡ không hề tồn tại, nếu nó không được nuôi dưỡng và khơi động bằng hai hoặc một trong hai thứ cảm xúc khác: tự hào và/hoặc căm thù. Tự hào thì Việt Nam không có hoặc chưa có gì để tự hào. Nhưng căm thù thì có sẵn, chỉ cần chính quyền gọi thẳng tên ra: xâm lược.

Khi đã thừa nhận Trung Quốc là kẻ thù hoặc ít nhất, kẻ đang tiến hành một hành động xâm lược trên biển đảo, chính quyền khó có lý do để ngăn chận các biểu hiện căm thù của dân chúng đối với Trung Quốc. Không sớm thì muộn, họ sẽ bị buộc phải phóng thích những người đã bị bắt bớ và giam cầm chỉ vì cái “tội” xuống đường biểu tình chống Trung Quốc trước đây và cũng bị buộc phải ít nhiều hợp thức hóa việc bày tỏ thái độ phẫn nộ của dân chúng đối với Trung Quốc.

Việc hợp thức hóa ấy, bất kể ở mức độ nào, cũng là một cách mở ngỏ cho khả năng hình thành và phát triển các loại hình xã hội dân sự tại Việt Nam. Tôi cho đó là một trong những điều kiện quan trọng nhất để xây dựng một nền dân chủ thực sự trong tương lai. Những thay đổi về thể chế rất dễ có nguy cơ dẫn đến một nền độc tài kiểu khác khi người dân chưa sẵn sàng cho sinh hoạt dân chủ. Sự sẵn sàng ấy có thể được nhìn thấy qua hai hiện tượng: một, hữu hình: các tổ chức xã hội dân sự; và hai, mơ hồ và trừu tượng hơn: văn hóa dân chủ ở đó mọi người biết tôn trọng những cái khác và sẵn sàng chấp nhận giải quyết các xung đột qua biện pháp thương thảo, kể cả nhân nhượng.

Cuối cùng, một điều có thể sẽ xảy ra, khi Việt Nam dám công khai xem Trung Quốc là kẻ thù, là sự sụp đổ của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Người Việt Nam, từ xưa đến nay, chưa bao giờ mạnh về lý thuyết và cũng chưa bao giờ tự tin trong các vấn đề liên quan đến chủ thuyết. Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Nga và Đông Âu, lý do chính khiến nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa xã hội là vì họ có một chỗ dựa về trí thức cũng như tính thần nói chung: Trung Quốc. Khi Trung Quốc đã trở thành kẻ thù hoặc, ít nhất, kẻ đối lập, Việt Nam sẽ trở thành lố bịch nếu vẫn tiếp tục nhân danh lý tưởng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Trung Quốc.

Ngay cả khi những khả năng ở trên (trừ điểm thứ nhất) thành hiện thực, một kết thúc thực sự có hậu cũng chưa chắc đã xảy ra. Không nói, hầu như ai cũng biết, chính quyền Việt Nam hiện nay theo đuổi hai tính toán khác nhau: Một, hòa giải các áp lực đến từ Trung Quốc; và hai, hoá giải các yêu sách dân chủ hóa của dân chúng. Mục tiêu lớn nhất của họ là, một mặt, không có xung đột với Trung Quốc, hoặc nếu có, sẽ chiến thắng và chấm dứt xung đột một cách nhanh chóng; và hai, vẫn duy trì được quyền lực độc tôn tại Việt Nam.

Nếu phải chọn một, có khi họ chọn mục tiêu sau. Trong trường hợp đó, không có gì bất hạnh hơn cho dân tộc.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link