Cựu sĩ quan quân đội, Nhà báo
độc lập Phạm Chí Dũng
Xin Qúy Vị click vào link dưới
để nghe lời kêu gọi
https://app.box.com/s/e272siv8958k27idtpab
Không
thể trông đợi bất cứ sự tỉnh ngộ hay hồi tâm nào từ chính quyền Bắc Kinh! Không
thể nào làm chùn bước não trạng “Ngàn năm Bắc thuộc” của kẻ đang một lần nữa
muốn nô thuộc Giao Chỉ!
Cũng
không thể mỏi mòn trông chờ động tác thể hình khom lưng của nhà cầm quyền Việt
Nam được chuyển sang thế ngẩng cao đầu! Không thể chỉ với thái độ “ngoại giao
mềm dẻo” nhằm kéo lê cố tật “mười sáu chữ vàng” mà không có bất cứ một hành
động đáp trả xứng đáng nào!
Ngay
một hành động danh dự tối thiểu cho khuôn mặt chính thể và cũng vì ý chí còn
lại của dân tộc cũng chưa từng được phô diễn trong suốt ba tuần qua, kể từ khi
giàn khoan HD 981 của Đại Hán ngạo nghễ ngự trị ngay trên vùng biển quê hương
của chúng ta.
Ba
tuần qua phải có giá trị bằng ba năm trời đằng đẵng của một dân tộc chìm trong
bóng tối phương Bắc cả một thiên niên kỷ và đang sắp mất nốt những giá trị tự
trọng còn sót lại. Nỗi lăng nhục dân tộc đối với Việt Nam lần này là quá lớn so
với gần hai chục đợt gây hấn và hành hạ ngư dân Việt của chế độ độc đảng Trung
Quốc từ năm 2011 đến
Nhu
nhược là nguồn cơn của tội lỗi, đớn hèn là căn nguyên của mất nước.
Trong
suốt ba năm qua, những gì mà chế độ một đảng ở Việt Nam dụng tâm thỏa hiệp với
người bạn “Bốn Tốt” đã đổi lại được gì? 10 thỏa thuận của nguyên thủ quốc gia
Trương Tấn Sang dưới bóng cờ sắc máu Tập Cận Bình vào mùa hè năm 2013 có làm
cho tình thế bớt chút nào nóng bỏng và tủi nhục? Tại sao người được xem là một
nguyên thủ quốc gia khác – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – lại khiến cho con dân
nước Việt tuyệt vọng đến thế khi ông không dám đả động một lời về đợt xâm lăng
HD 981 trong bài diễn văn mở đầu Hội nghị trung ương 9 – một hành động khiến
những người đam mê điện ảnh bắt buộc phải đau đớn ngẫm lại bộ phim “Sự im lặng
của bầy cừu”?
Tất
cả những im lặng còn kém xa tinh thần nhu nhược ấy quả là hoàn toàn bất xứng so
với một quốc gia cũng được xem là nhỏ bé như Philippines. Cách đây đúng bốn
chục năm, đất nước này chỉ là hình ảnh mờ nhạt của Việt Nam. Nhưng chỉ mới vào
năm 2013, Manila đã khiến cho giọng hú chó sói của Bắc Kinh trở thành tiếng tru
lạc lõng trong đêm trường Tây Tạng. Trung Quốc đã không dám thực hiện bất kỳ
hành vi tấn công quân sự chiếm đảo nào. Ngược lại, lực lượng hải quân
Philippines còn đủ can đảm bắt giữ tất cả những tàu cá Trung Hoa xâm phạm vùng
lãnh hải của họ.
Nhưng
thái độ của Bộ Chính trị Hà Nội ra sao? Trong ít nhất ba năm qua và bất chấp
gần hai chục cuộc biểu tình của tầng lớp trí thức và nhân dân, đảng và chính
quyền Việt Nam đã chỉ mang trên mình một nỗi nhẫn nhục thực thể và nỗi sợ hãi
vô hình, bởi những nguyên do và động cơ thâm sâu mà có lẽ chỉ có họ mới ngầm
hiểu với nhau.
***
Ngay
giờ đây, lớp dân chúng khốn khổ của giới cai trị Việt Nam lại không thể hình
dung ra một hậu quả gì khác hơn, ngoài tiếng đồn về những Trần Ích Tắc, Lê
Chiêu Thống thời đại đang dậy trời phẫn nộ.
Ngay
vào giây phút đáng được xem là giờ lâm chung này của dân tộc, một cơn phẫn nộ
khác cũng đang bừng sôi tràn ngập trong lòng dân chúng :
Tại
sao sau gần hai chục năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, giới lãnh đạo đầy
bảo thủ ở Việt Nam vẫn không tiến nổi đến một hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ –
như kết quả mà người bạn Philippines vừa đạt được – để tạo nên một “lá chắn
biển Đông” vì sự an nguy của chính mình?
Tại
sao Chính phủ Việt Nam lại không đủ bản lĩnh khởi kiện hành vi xâm phạm chủ
quyền của Trung Quốc tại tòa án quốc tế như người bạn Philippines đã và đang làm?
Tại
sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không dám thể hiện lòng can đảm ngoại giao tối
thiểu như triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc, hay mạnh mẽ hơn là cắt đứt quan hệ
ngoại giao với kẻ đã nuốt gọn thác Bản Giốc ở mạn đầu Tổ quốc?
Tại
sao Bộ Quốc phòng Việt Nam lại không có bất kỳ hành động quân sự nào để ít nhất
tương xứng với điều được coi là danh dự và sự tồn tại của quân chủng hải quân
hay binh chủng không quân nước nhà?
Tại
sao cùng là người Việt Nam mà chính quyền và ngành công an ở Hà Nội, Sài Gòn và
các địa phương khác vẫn đang tâm thực thi chính sách ngăn chặn biểu tình và bắt
bớ người biểu tình đối với lớp dân chúng chỉ mang tinh thần yêu nước và phản
kháng Trung Quốc?
Tại
sao họa xâm lăng đang cận kề mà một bộ phận quan chức no đủ ở các cấp vẫn ung dung
thù tạc, với những cuộc mittinh lạc điệu cùng những cuộc “phản biểu tình” thô
thiển mà chỉ nói lên một ý nghĩa duy nhất: Hèn với giặc, Ác với dân?…
***
Chủ
nhật ngày 18 tháng Năm năm 2014, Toàn quốc xuống đường!
Hãy
xuống đường để nhà cầm quyền Việt Nam thấm thía rằng số phận họ gắn liền với
dân tộc Việt Nam! Xuống đường không chỉ để biểu thị tinh thần phản kháng Trung
Quốc mà phản ứng cả thái độ nhu nhược và động cơ thỏa hiệp không thể chấp nhận
của những người luôn kiên định chế độ một đảng lãnh đạo ở Việt Nam! Xuống đường
để giàn khoan HD 981 phải bị đuổi về cố quốc của nó! Xuống đường để không thể
một lần nữa chịu khuất phục làm nô lệ cho phương Bắc!
Cuộc
biểu tình ngày 11/5 vừa qua dù thật ý nghĩa nhưng vẫn chưa làm phai nhạt tâm
trạng vô cảm chính trị trong xã hội và tâm thế đáng xấu hổ của những người mang
nhiệm vụ phân hóa biểu tình. Chỉ chừng đó vẫn là quá ít để giữ yên Tổ quốc!
Không
phân biệt các thành phần nhà nước và phi chính phủ, đã đến lúc chúng ta phải kết
chặt tay nhau! Hãy kết liên một lòng và nhiệt thành giữa giới công chức và viên
chức, quân đội và công an, Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhà nước… với
toàn thể nhân dân, công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh, trí thức, tôn giáo
và xã hội dân sự! Các tỉnh thành trên cả nước hãy xuống đường để thế giới biết
rằng chúng ta có Chính nghĩa!
Xuống
đường để làm sống lại lời hịch phá Thanh của Quang Trung Nguyễn Huệ:
Đánh
cho để dài tóc
Đánh
cho để đen răng
Đánh
cho nó ngựa xe tan tác
Đánh
cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh
cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ
***
Đả
đảo chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa!
Đả
đảo quân xâm lược Trung Quốc!
Tổ
quốc hay là chết!
Đời
đời Việt Nam tự do!
P.C.D.
LỜI KÊU GỌI
Ông Huỳnh Tấn Mẫm ký Lời kêu gọi
Chúng tôi là những công dân yêu nước, đã từng tổ
chức và tham gia xuống đường chống bành trướng Trung Quốc trong những năm qua.
Trước tình hình hiện nay, chúng tôi tha thiết
kêu gọi đồng bào cùng chúng tôi:
- Kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược, bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững độc lập, đòi Trung Quốc phải rút khỏi biển Việt
Nam.
- Kiên quyết đấu tranh kiên trì, bất bạo động,
không đập phá tài sản công ty xí nghiệp, không xâm phạm con người.
- Cảnh giác không để bị khiêu khích bởi âm mưu
của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
TP.Hồ Chí Minh, 14-5-2014
Người đại diện: Huỳnh Tấn Mẫm
Những người ký tên:
1.
Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ,
Ủy viên Ủy ban MTTQVN TPHCM, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh Niên, TP HCM
2.
Phạm Bảo Ân, nhà báo, TP
HCM
3.
Huỳnh Kim Báu, nguyên
Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, TP HCM
4.
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà
báo, TP HCM
5.
Nguyễn Đình Đầu, nhà
nghiên cứu, TP HCM
6.
Lê Công Giàu, nguyên Phó
Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh,
nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
7.
Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo,
nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
8.
Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà
báo
9.
Hoàng Dũng, PGS TS, Đại
học Sư phạm TP HCM, TP HCM
10.
Hà Thúc Huy, PGS TS, TP
HCM
11.
Phaolô Nguyễn Thái Hợp,
Giám mục Giáo phận Vinh
12.
Nguyễn Quốc Thái, nhà
báo, TP HCM
13.
GBT Huỳnh Công Minh,
linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
14.
Kha Lương Ngãi, nguyên
Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
15.
Hạ Đình Nguyên, cựu tù
chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên
Sài Gòn trước 1975, TP HCM
16.
GiuseĐinh Hữu Thoại,
linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
17.
Gios Lê Quốc Thăng, linh
mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
18.
Anton Lê Ngọc Thanh,
linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
19.
Lê Thân, cựu tù chính
trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học
sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM
20.
Trần Quốc Thuận, luật
sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
21.
Nguyễn Quang A, TS,
nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
22.
Lê Đăng Doanh, TS Kinh
tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng, nguyên thành viên Viện IDS,
Hà Nội
23.
Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn,
Đà Lạt, Lâm Đồng
24.
Phạm Xuân Nguyên, Chủ
tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, Hà Nội
25.
Đào Tiến Thi, Uỷ viên
Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
26.
Trần Tiến Đức, nhà báo,
nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục- Truyền thông Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch
hóa Gia đình, Hà Nội
27.
Trần Công Thạch, nhà
giáo nghỉ hưu, TP HCM
28.
Lưu Trọng Văn, nhà báo,
TP HCM
29.
Trịnh Hữu Long, luật
gia, du học sinh tại Philippines
30.
Tương Lai, nguyên Viện
trưởng Xã hội học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng, TP HCM
31.
Vũ Thị Ngọc Lan, cán bộ
hưu trí, TPHCM
32.
Tô Hoà, nguyên TBT báo
SGGP, TPHCM
33.
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TPHCM
34.
Lương Văn Liệt, cán bộ
hưu trí, TPHCM
35.
Phạm Toàn, nhà giáo dục,
Hà Nội
36.
Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà
Nội
37.
Phan Hoàng Oanh, TS, TP
HCM
38.
Nguyễn Phương Chi,Biên
tập viên chính, nguyên Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học,
Hà Nội
39.
Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
40.
Chu Hảo, nguyên Thứ
trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
41.
Nguyễn Trác Chi, TP HCM
42.
Nguyễn Xuân Diện¸ TS, Hà
Nội
43.
Vũ Thế Khôi, nhà giáo Ưu
tú,nguyên Trưởng khoa Phiên dịch Nga-Anh-Pháp-Trung, nguyên Trưởng Khoa tiếng
Nga Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hà Nội
44.
Hiền Phương, nhà văn, TP
HCM
45.
Phạm Gia Minh, TS Kinh
tế, Phó Tổng thư ký Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hà Nội
46.
Nguyễn Đình Nguyên, TS,
Bệnh viện St Vincent, Sydney, Australia
47.
Trần Minh Thảo, viết
văn, Lâm Đồng
48.
Nguyên Ngọc, nhà văn,
Hội An, Hà Nội
49.
Bùi Minh Quốc, nhà thơ,
Lâm Đồng
50.
Vũ Thư Hiên, nhà văn,
Pháp
51.
Nguyễn Quang Nhàn,cán bộ
hưu trí, Đà Lạt
52.
Nguyễn Gia Hảo, chuyên
gia tư vấn (kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng
Chính phủVõ Văn Kiệt, nguyên Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài (thương
mại)Quốc tế Việt nam (VIAC), Hà Nội
53.
Lã Việt Dũng, kỹ sư Tin
học, Hà Nội
54.
JB Nguyễn Hữu Vinh,
blogger, Hà Nội
55.
Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
56.
Đặng Ngọc Lệ, PGS TS,
Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM, TP HCM
57.
Nguyễn Mạnh Hùng (Nam
Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada
58.
Nguyễn Thị Từ Huy, TS,
TP HCM
59.
Nguyễn Thế Thanh, nhà
báo, cán bộ hưu trí, TP HCM
60.
Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ,
TP HCM
61.
Trần Thùy Mai, nhà văn,
Bình Dương
62.
Phạm Duy Hiển (bút danh
Phạm Nguyên Trường), Bà Rịa – Vũng Tàu
63.
Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM
64.
Hồ An, nhà báo, TPHCM
65.
Nguyễn Xuân Nghĩa, TS,
giảng viên Đại học, TPHCM
66.
Ngô Vĩnh Long, GS, Hoa
Kỳ
67.
Đặng Bích Phượng, nhà
nghiên cứu, Hà Nội
68.
Nguyễn Trọng Huấn, kiến
trúc sư, TPHCM
69.
Trương Anh Thụy, nhà
văn, Hoa Kỳ
70.
Nguyễn Lân Thắng,
blogger, Hà Nội
71.
Phạm Đình Trọng, nhà
văn, TP HCM
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment