Trung Quốc nói Việt
Nam sẽ 'thất bại'
Cập nhật: 15:00 GMT - thứ hai, 12 tháng 5, 2014
Bà Hoa nói Việt Nam nên 'đối diện với thực tế và ngưng quấy
nhiếu'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 12/5 nói Hà Nội sẽ "thất
bại" trong việc "lôi kéo" các nước vào tranh cãi xung quanh giàn
khoan HD-981.
"Thực tế chứng minh rằng Việt Nam đang cố lôi kéo các bên
khác nhằm tăng sức ép với Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt được mục tiêu,"
nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh phát biểu tại họp báo hàng ngày hôm 12/5.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
"Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể nhìn nhận tình hình
rõ ràng hơn, bình tĩnh đối diện với thực tế và ngưng quấy nhiễu các hoạt động
của Trung Quốc," bà Hoa nói tiếp.
Phát biểu của bà Hoa được đưa ra một ngày sau hội nghị thượng
đỉnh Asean ở Myanmar, mà tại đó, Asean bày tỏ "quan ngại" nhưng không
phê phán Trung Quốc.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp
đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với ASEAN về hành động của Trung
Quốc
Tại Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mạnh mẽ chỉ
trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt
Nam và kêu gọi các nước khác cùng phản đối Trung Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar, Bấmông
Dũng nói:
"Từ ngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan
nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng
biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý
trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
"Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất
hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ,
tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan
vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế
của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc
tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt
nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc
là một Bên tham gia ký kết.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp
đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông," ông Dũng
nói.
Vị thủ tướng cũng “khẩn thiết kêu gọi các nước Asean, các nước
trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành
động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của
Việt Nam”.
Tuyên bố của ASEAN
Sau phát biểu của ông Dũng, ASEAN đã ra tuyên bố kết thúc hội
nghị trong đó không nhắc tên cụ thể nước nào mà chỉ kêu gọi “tất cả các bên
thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt
động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được COC như đã được thể hiện
trong Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông”.
Ngoài ra còn có một Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao
Asean-24 về tình hình Biển Đông.
Nhưng tuyên bố này cũng chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ
việc đang diễn ra ở Biển Đông” và kêu gọi các bên “thực hiện kiềm chế, không sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Tại hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói ASEAN phải
“trung lập”, không ủng hộ đòi hỏi chủ quyền trên biển của nước nào.
Nhưng việc "bày tỏ quan ngại sâu sắc" của ASEAN về vụ
việc cũng được một số chuyên gia nhìn nhận là động thái đáng ghi nhận.
Trong khi đó Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản đều có những
tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về diễn biến căng thẳng mới nhất trên Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, theo tường thuật của Tuổi Trẻ, báo có
hai phóng viên có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, tàu kiểm ngư Việt Nam và "15
tàu hải giám, hải cảnh" của Trung Quốc vẫn "đấu vòi rồng dữ dội"
sáng 12/5 trong hơn một tiếng nhưng không gây thương vong.
Căng thẳng Việt-Trung là
cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
Tàu Trung Quốc (phải) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam.
(Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
- Tin
liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
Cập nhật: 12.05.2014 12:11
Căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông là cơ hội đẩy mạnh quan
hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, theo đánh giá của một nhà phân tích thuộc Học Viện
Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, nhấn mạnh Việt-Mỹ vẫn chưa trở thành đồng minh quân sự nếu tình hình Biển Đông chưa tới mức xảy ra đụng độ quân sự.
Tranh cãi Việt-Trung một lần nữa bùng nổ sau khi Bắc Kinh hôm 3/5 thông báo đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý theo quy định của Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, cũng như điều động 80 tàu đủ loại kể cả tàu chiến ngăn chặn không cho Việt Nam thực thi chủ quyền và cho tàu lao vào tấn công tàu Việt Nam khiến 6 nhân viên kiểm ngư Việt bị thương.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ ngày 12/5 phân tích về các bước đối phó sắp tới của Hà Nội trước sự lấn lướt mạnh mẽ từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh, Tiến sĩ Thủy cho biết thêm chi tiết:
Bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Trần Trường Thủy:
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, nhấn mạnh Việt-Mỹ vẫn chưa trở thành đồng minh quân sự nếu tình hình Biển Đông chưa tới mức xảy ra đụng độ quân sự.
Tranh cãi Việt-Trung một lần nữa bùng nổ sau khi Bắc Kinh hôm 3/5 thông báo đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý theo quy định của Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, cũng như điều động 80 tàu đủ loại kể cả tàu chiến ngăn chặn không cho Việt Nam thực thi chủ quyền và cho tàu lao vào tấn công tàu Việt Nam khiến 6 nhân viên kiểm ngư Việt bị thương.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ ngày 12/5 phân tích về các bước đối phó sắp tới của Hà Nội trước sự lấn lướt mạnh mẽ từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh, Tiến sĩ Thủy cho biết thêm chi tiết:
Bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Trần Trường Thủy:
Căng thẳng Việt-Trung
là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
- Danh mục
- Tải
Tiến sĩ Trường Thủy: Sự cố lần này là một bước leo thang mới. Trước nay, Trung Quốc
chủ yếu cản phá, hoặc là ở mức thăm dò thôi chứ chưa khoan. Đây là lần đầu tiên
Trung Quốc mang giàn khoan vào khoan ở vùng của nước khác, triển khai lực lượng
trên thực địa rất rầm rộ bao gồm hải quân, tàu chiến tham gia.
VOA: Với bước leo thang mới, liệu phản ứng của phía Việt Nam sẽ có những nét gì mới hơn so với những lời tuyên bố phản đối trước đây vì với những lời tuyên bố coi như Việt Nam chấp nhận thực tế hơn là thay đổi được thực trạng, thưa ông?
VOA: Với bước leo thang mới, liệu phản ứng của phía Việt Nam sẽ có những nét gì mới hơn so với những lời tuyên bố phản đối trước đây vì với những lời tuyên bố coi như Việt Nam chấp nhận thực tế hơn là thay đổi được thực trạng, thưa ông?
Tiến
sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học Viện
Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tiến sĩ Trường Thủy: Không hẳn như thế đâu. Việt Nam cho tới giờ triển khai đối phó tương đối tòan diện. Thứ nhất về mặt công khai về mặt công luận, họp báo, phát ngôn. Thứ hai, trên thực địa, các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã có biện pháp cản trở phía Trung Quốc. Thứ ba, ở góc độ ngoại giao, chúng ta vận động sự ủng hộ của quốc tế và rất nhiều nước lên tiếng bày tỏ quan ngại như Mỹ, Nhật, Ấn, EU, Úc, ASEAN. ASEAN vừa rồi lần đầu tiên ra được tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tiếp diễn ở Biển Đông.
Đó là những bước chiến lược tương đối đồng bộ của Việt Nam. Mục tiêu là tăng cái giá mà Trung Quốc phải trả cả về ngoại giao, uy tín quốc tế, và ảnh hưởng tới tuyên truyền của Trung Quốc về chiến lược ‘phát triển hòa bình’, cho thế giới thấy rõ ý định của Trung Quốc ở Biển Đông.
VOA: Liệu cách phản ứng của Việt Nam trước nay ‘tự chế tối đa’, như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phát biểu tại thượng đỉnh ASEAN, có giúp thay đổi được tình hình không giữa các bước lấn lướt không ngừng từ phía Trung Quốc? Có sách lược nào khác hữu hiệu hơn chăng?
Tiến sĩ Trường Thủy: Đối với cộng đồng quốc tế, một nước sẽ nhận được sự ủng hộ khi nước đó thể hiện kiềm chế chứ không phải là bên khơi mào cho tranh chấp. Thứ hai là các hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Việt Nam không thể sử dụng các biện pháp đi ngược lại với luật quốc tế. Trong khuôn khổ luật quốc tế, Việt Nam có thể sử dụng các phương pháp tối đa có thể. Khái niệm ‘kiềm chế’ nên được hiểu rộng hơn như thế.
VOA: Và Việt Nam đang tính tới những bước đi như thế nào sau hành vi lần này của Trung Quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Phó Thủ tướng Bộ Trưởng Ngoại giao cũng đã tuyên bố là sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia. Đó là tuyên bố cao nhất, có nghĩa là không loại trừ biện pháp nào cả.
VOA: Kể cả biện pháp võ trang?
Tiến sĩ Trường Thủy: Võ trang nên được sử dụng trong khái niệm bảo vệ và tự vệ.
VOA: Liệu Việt Nam có tính tới một vụ kiện tương tự như Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Với tuyên bố không loại trừ biện pháp nào cả có thể hiểu bao gồm biện pháp sử dụng các chế tài quốc tế. Nhưng thời điểm và cách thức như thế nào là chuyện cụ thể mà các nhà chiến lược Việt Nam phải tính đến.
VOA: Ông dự đoán tình hình có thể leo thang tới mức nào? Có thể dẫn tới mức căng thẳng xung đột hay không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Diễn biến tới giờ cho thấy hai bên cũng thể hiện mức độ kiềm chế nhất định khi dùng các tàu thực thi pháp luật hay ‘vũ khí mềm’, chứ chưa đến mức độ cạnh tranh có thể dẫn tới chìm tàu hay thương vong lớn. Mức độ được đặt trong giới hạn ‘tranh dành trên thực địa’ là chính. Theo tôi, chưa có ý chí chính trị để quyết tâm đi đến biện pháp mạnh mẽ quân sự, nhưng tất nhiên không lọai trừ yếu tố các tính toán hay các vụ va chạm hay đánh giá ý định của nhau không đúng sẽ dẫn đến các leo thang căng thẳng, không loại trừ tình huống nào cả.
VOA: Trong trường hợp xảy ra xung đột, liệu Việt Nam có nghĩ tới các phương pháp có thể ủng hộ mình về quân sự thế nào chăng để có đủ khả năng đối phó với Trung Quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Ý tôi là biện pháp võ trang không phải là biện pháp tính ngay hay có khả năng xảy ra, mà là tất cả biện pháp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế cho phép thì Việt Nam không loại trừ. Chính sách của Việt Nam cũng vẫn là duy trì hòa bình, phát triển đất nước. Các nhà hoạch định chính sách cũng phải cân đối, cân bằng các yếu tố.
VOA: Về tương quan lực lượng giữa Việt Nam với Trung Quốc, giữa lúc Bắc Kinh không ngừng lấn lướt ở Biển Đông, nhiều người cho rằng yếu tố giúp Việt Nam có thể đương đầu chống cự với Trung Quốc là Hoa Kỳ. Liệu đã đến lúc Việt Nam nên xích lại gần Mỹ hơn nữa trong tình hình chung ở Biển Đông hiện nay?
Tiến sĩ Trường Thủy: Lúc mà giữa quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những căng thẳng là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ. Trong các năm gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Ở đây có thể nói cũng nên đặt quan hệ Việt-Mỹ trong quan hệ ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Việt Nam cũng không đặt cược vào quan hệ với Mỹ. Trong quan hệ Việt-Mỹ cũng có những giới hạn. Về việc tiến tới quan hệ đồng minh quân sự, nếu tình hình Biển Đông chưa tới mức xảy ra đụng độ về quân sự, tôi chưa nghĩ Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ trở thành đồng minh mà hai nước cũng sẽ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực cùng lợi ích. Trong đó, Biển Đông là vấn đề hai nước có nhiều tương đồng về lợi ích, nhất là tự do hàng hải, hòa bình-ổn định khu vực. Cả hai bên đều quan ngại về việc một Trung Quốc lớn mạnh có đe dọa trật tự hay không, có thật sự phát triển hòa bình hay không. Chính những điểm đồng này sẽ thúc đẩy hai nước [Việt-Mỹ] phát triển quan hệ hơn nữa.
VOA: Một trong những yếu tố dẫn tới ‘những giới hạn’ trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay là vấn đề nhân quyền Việt Nam. Trong tình hình hiện nay giữa vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia-chủ quyền dân tộc và tháo gỡ những gúc mắc trong lĩnh vực nhân quyền để có thể xích lại gần hơn và được ủng hộ nhiều hơn từ một người bạn lớn mạnh như Mỹ, theo ông, liệu Việt Nam có sẵn lòng tháo gỡ những gúc mắc đó không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Các quan niệm chung giữa Việt-Mỹ về nhân quyền cũng ngày càng xích lại, cũng có nhiều trao đổi nhưng tất nhiên cũng có nhiều khác biệt. Nên đặt vấn đề đó trong tổng thể quan hệ chung. Chính sách của Việt Nam gọi là ‘đối tác’ và ‘đối tượng’, tức điểm nào chung thì cùng khai thác, phát huy; điểm nào khác biệt thì cùng trao đổi để giảm điểm khác biệt đi. Nhìn tổng thể chung, phần trăm hợp tác giữa Việt-Mỹ càng được đẩy mạnh hơn trong các năm gần đây.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi này.
Hình ảnh các cuộc biểu tình tại Việt Nam:
Người biểu tình Việt giương biểu
ngữ và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc biểu tình bên
ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố HCM.
◀
▶
<▶>1/8
Video biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội:
Biểu tình lớn nhất ở Hà Nội sau ...
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment