Sunday, May 11, 2014

LÝ THUYẾT MÁC–LÊ, CẶN BÃ CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TÂY PHƯƠNG CỘNG SẢN


  LÝ THUYẾT MÁC–LÊ, CẶN Bà CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TÂY PHƯƠNG CỘNG SẢN - TÀU VÀ VIỆT NAM SẼ ĐI VỀ ĐÂU ? 
                        

Vào đầu thế kỷ thứ 20, sau Đại Chiến thứ Nhất ( 1914-1918), và nhất là sau cuộc cướp chính quyền của Lénine ở Nga vào năm 1917, nhiều người , nhất là giới trí thức tả, tại những quốc gia chậm tiến, cho rằng lý thuyết Mác-Lê là thần dược, chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh chậm tiến về khoa học, kỹ thuật.
Nhưng thực tế, lý thuyết này chỉ là độc dược, là cặn bã của văn hóa và chính trị tây phương. Điều mà giới trí thức và chính trị tây phương đã thấu hiểu từ lâu. Ngay cả Marx và Engels, nhất là Engels, vào cuối đời, năm 1895, đã ý thức rõ điều này.

Chúng ta hãy cùng nhau đi sâu vào vấn đề hơn.

I)                  Lý thuyết Marx là gì ?

Khi nói đến lý thuyết của Marx, người ta phải nói đến 3 chủ đề chính : 1) Triết lý duy vật ; 2) Duy vật biện chứng ; 3) và Duy vật sử quan.
Triết lý duy vật ( Matérialisme) : Theo những nhà duy vật, thì tất cả vạn vật, tất cả sự viêc trên đời này là bắt đầu từ vật chất ( Matière), khác với những người theo chủ nghĩa duy ý ( Idéalisme), thì tất cả mọi vật, mọi sự vật, đều bắt đầu bằng ý tưởng ( Idéalisme).
Engels viết :
«  Thiên nhiên hiện hữu độc lập với tất cả mọi triết lý; nó là nền tảng, mà trên đó, chúng ta, con người cũng chỉ là sản phẩm của thiên nhiên, đã lớn lên; ngoài thiên nhiên thì không có cái gì cả, những siêu nhân tạo ra bởi sự tưởng tượng tôn giáo của chúng ta, chỉ là những phản ảnh phi thường của chính bản thân chúng ta. “ ( La nature existe indépendemment de toute philosophie; elle est la base sur laquelle nous autres hommes, nous-mêmes produits de la nature, avons grandi ; en dehors de la nature, il n’y a rien, et les etres supérieurs créés par notre imagination religieuse ne sont que le reflet fantastique de notre etre propre. » (Friedrich Engels – Ludwig Feuerbach et la fin de la philosophie allemande – trang 22-  Editions sociales – Paris 1966).

Thực ra câu hỏi : Con người và vạn vật đến từ đâu ? Đến từ ý tưởng theo chủ nghĩa duy ý hay tới từ vật chất, theo chủ nghĩa duy vật, câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu, nhất là với những người theo chủ nghĩa thực nghiệm ( positivisme), mà họ khiêm nhượng không dám trả lời, vì họ biết rằng đẩy đến cùng, thì lâm vào cảnh con gà đẻ ra cái trứng hay cái trứng sinh ra con gà.

Đây cũng là điều mà chính Karl Marx ý thức rất rõ, nên Marx cũng không đi sâu vào phần triết học duy vật, mà chỉ nhấn mạnh đến phần duy vật sử quan. Chỉ có Engels, sau đó đến Staline, trong quyển Duy vật biện chứng và duy vật sử quan ( Matérialisme dialectique et Matérialisme historique), có thể nói là môt cách hồ đồ, quả quyết rằng con người và vạn vật sinh ra bởi vật chất, rồi tiếp theo những người như Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và con cháu, chỉ biết nhai lại, coi quyển sách của Staline như kinh thánh, những gì viết trong quyển sách này là chân lý muôn thuở.

Thực vậy, khi người ta định nghĩa vật chất là gì, thì người ta lâm vào bế tắc.

Đó là, vật chất theo định nghĩa của người bình thường là cục đá, cái cây, con người, con vật. Theo định nghĩa của Démocrite, một nhà triết học duy vật Hy lạp (460-370 trước tây lịch) thì vật chất (la matière) là cái gì nhỏ nhất không thể phân chia được. Theo khoa học hiện đại, với nhà bác học Đan mạch Niels Bohr (1885-1962), thì vật chất là nguyên tử ( L’atome) gồm Protron, Electron và Neutron.
Ở điểm này chúng ta thấy quan niệm duy vật, nhất là duy vật biện chứng cho rằng vạn vật biến chuyển theo nguyên tắc biện chứng là Đề, Phản Đề và Tổng Đề, là không ổn.

Nói vạn vật biến chuyển theo Biện chứng pháp, với định nghĩa trên, từ đình nghĩa đơn giản của người dân bình thường, thì cục đá, cái cây, con người, con vật, cái gì là đề, cái gì là phản đề và cái gì là tổng đề. Ngay cả định nghĩa triết học của Démocrite, chúng ta thấy cũng không xong, ở chỗ vật chất là cái gì nhỏ nhất không thể phân chia được, thì đâu còn là đề, phản đề và tổng đề.
Với khoa học hiện đại, thuyết nguyên tử của Bohr cũng không được, cái gì là đề : Protron hay Neutron, cái gì là phản đề hay tổng đề : Neutron ? Electron ?

Đây là câu hỏi mà những nhà duy vật không thể trả lời được. (1)

Từ duy vật biện chứng, Marx bước sang duy vật sử quan, cho rằng xã hội loài người là bạo động và cũng biến chuyển theo biện chứng pháp, theo đấu tranh giai cấp. Marx viết : «  Lịch sử của bất cứ xã hội nào cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp «  ( L’histoire de toute socìté jusqu‘à nos jours est l’histoire de luttes de classes ) ( K.Marx – Manifeste du Parti communiste – trang 26 – nhà xuất bản www.librio.net)
Theo Marx, nguyên do của sự xuất hiện giai cấp là quyền tư hữu. Vì quyền tư hữu mà xã hội chia thành 2 giai cấp : giai cấp làm chủ phương tiện sản xuất hay giai cấp bóc lột ; giai cấp không có phương tiện sản xuất hay giai cấp bị bóc lột.

Từ đó Marx chia xã hội loài người thành 5 thời kỳ : thời kỳ đầu là cộng sản nguyên thủy, không có quyền tư hữu ; sau đó là thời kỳ nô lệ, con người đã chiếm đất đai và đã biến những kẻ bại trận thành nô lệ của mình, coi như những dụng cụ sản xuất cho mình. Sau thời kỳ nô lệ là thời kỳ phong kiến, lúc này nhà nước đã thành hình, và những kẻ sở hữu dụng cụ sản xuất đã biến nhà nước thành dụng cụ bóc lột kẻ khác cho mình. Tiếp thời kỳ phong kiến là thời kỳ tư bản, vì trong chế độ phong kiến, những con buôn, tư bản trở nên giàu có, có sức mạnh, nổi lên lật đổ giai tầng quí tộc của chế độ phong kiến, làm lên chế độ tư bản.

Trong chế độ tư bản, cuộc đấu tranh giai cấp càng ngày càng trở nên gay gắt, theo Marx, vì chủ nhân thì càng ngày càng giầu có và ít, thợ thuyền càng ngày càng nghèo và đông, sẽ dẫn đến cách mạng tất yêu.

Theo Marx, thì chỉ ở những nước tư bản kỹ nghệ cao mới có thể xẩy ra cách mạng cộng sản tất yếu.
Tuy nhiên Marx đã ngồi chờ cách mạng tất yếu suốt cả cuộc đời, lúc đầu Marx tin tưởng sẽ xẩy ra tại Anh, vì đây là nước có nền kỹ nghệ sớm và cao nhất ; sau đó quay sang tin tưởng ở Đức, nhưng cách mạng cộng sản cũng không xẩy ra.

 Tất nhiên có nhiều nguyên do ; nhưng trong đó có những nguyên do chính, đó là : Giai tầng sĩ phu trí thức Âu châu đã nhìn thấy rõ sự sai lầm, không khoa học của học thuyết Marx, họ đã tẩy chay ngay từ lúc đầu. Ngay cả những người thân như con gái và con rể của Marx, lúc đầu ủng hộ ông, nhưng sau bỏ ông. Chẳng hạn như Paul Lafarque, con rể, đi theo chủ nghĩa «  Vô trị » ( L’anarchisme), để đến nỗi Marx phải than lên : «  Tôi hi vọng rằng Lafarque là người cuối cùng theo chủ ngĩa vô trị « . 

Còn con gái, một trong những người mà Marx thương, vì lúc đầu theo ông, nhưng sau cũng chán, đi trở về theo đạo Do Thái Giáo, đạo gốc của gia đình Marx.
Thực vậy, lý thuyết của Marx, mới đọc, mới nhìn, thì có vẻ khoa học, nhưng suy nghĩ lâu, thì chẳng khoa học chút nào. Chẳng hạn Marx và Engels, nhất là Engels, trong quyển sách Nguyên nhân của Gia đình, của quyền tư hữu và Nhà nước ( L’Origine de la Famille, de la Proprìté privée et de l’Etat –), dựa trên công trình nghiên cứu của nhà chủng học Morgan, theo đó thì xã hội nguyên thủy  không có quyền tư hữu, và từ đó đi đến kết luận là xã hội cộng sản nguyên thủy, hay công xã nguyên thủy không có tư hữu.
Engels viết :
«  Thực vậy, ở châu Mỹ, Morgan đã khám phá, theo cách của ông, quan niệm duy vật sử quan, quan niệm này đã được Marx khám phá ra cách đây 40 năm, về vấn đề so sánh giữa man dại và văn minh và đã đưa cả 2 người đến cùng một kết luận, cả Marx và Morgan «  (Engels - Sách vừa dẫn – Préface de la première Edition 1884).

Đây là một sự kết luận vội vã, hồ đồ và không khoa học. Theo khoa học, thì để kết luận một hiện tượng là trắng hay đen, thì phải có 2 điều kiện, điều kiện ắt có và đủ. Như để trở thành nước (H2O), thì phải có điều kiện ắt có là Hydrogène (H) và Oxygène (O) ; nhưng phải có điều kiện đủ, đó là 2 nguyên tử Hydrogène và 1 nguyên tử Oxygène.
Mới dựa vào 1 công trình nguyên cứu,  mà đã suy đoán ra cho cả lịch sử nhân loại là thái quá và hồ đồ ; chẳng khác nào mới có điều kiện ắt có, chưa có điều kiện đủ, mà đã đi đến kết luận.
Đằng này Engels chỉ dựa vào công trình nguyên cứu của Morgan, và chỉ ở châu Mỹ, từ đó suy luận ra cho lịch sử nhân loại, thì quả là hồ đồ, vội vã và khuếch tán.

Hơn thế nữa, bề ngoài thì có vẻ khoa học, nhưng bên trong lý thuyết của Marx có tính chất tôn giáo và tiên tri.

Thực vậy, gia đình Marx là người Do Thái, ông bà bố mẹ Marx là Mục sư Do Thái giáo, từ đời này qua đời nọ, ở vùng Trèves ( Trier), Đức, giáp giới với Pháp và Luxembourg. Marx mặc dầu chỉ trích tôn giáo, nhưng lý thuyết của ông, vừa bị ảnh hưởng, vừa rút ra từ Do Thái giáo. Theo những người Do Thái, họ cho rằng loài người đang sống sung sướng trên địa đàng, rồi vì ăn phải trái cấm, nên bị đọa đày xuống trần gian. Ở trần gian, con người bị lâm vào tình trạng khổ sở, đợi đến lúc có đấng cứu thế, xuống cứu con người, để trở lại tình trạng địa đàng xưa kia.
Nay Marx dùng tư tưởng này cho nội dung lý thuyết của mình, nhưng hiện đại hóa. Địa đàng thì được thay thế bằng xã hội cộng sản nguyên thủy. Trái cấm thì được thay thế bằng quyền tư hữu. Đấng cứu thế thì được thế bằng giai cấp thợ thuyền.

Chính vì lẽ này, mà dân tộc Âu châu đã chối bỏ lý thuyết của Marx ngay từ lúc đầu.

Ngay vùng Marx sinh ra, vùng Trèves, như trên vừa nói, người ta có dựng lên một bức tượng của Marx, nhưng người ta có đề hàng chữ ở dưới chân tượng : « Đây là nơi sinh ra Marx, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của ông ta. »
Cũng như ngày hôm nay chúng ta thấy Đông Đức đã bỏ cộng sản, mà còn ngay trong chương trình học vấn của Đức, người ta thấy nói nhiều về Kant, Hégel, trên phương diện triết học, về Goeth trên phương diện văn chương, gần như tỉnh nào cũng có viện Goeth, chứ không có viện Marx và Engels.
Chính bà đương kim thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã sinh trưởng và lớn lên ở Đông Đức, trước đây được coi như thiên đàng, nước cộng sản phát triển nhất thời bấy giời, trong ngày lễ Kỷ niệm Chiến thắng Đệ Nhị Thế Chiến ở bên Nga, có tuyên bố :
«  Cộng sản là một chế độ diệt chủng, giết người, không những giết ngay dân tộc nó, mà còn giết cả những dân tộc khác. »

Nghị quyết 1481 của Hội Đồng Âu châu lên án chế độ cộng sản là chế độ diệt chủng, giết người là cũng như vậy.

a)    Lý thuyết Marx phản tự nhiên, qua quan niệm «  Bạo động và đấu tranh giai cấp », qua quan niệm «  Bãi  bỏ quyền tư hữu « .

Không những không khoa học, mà lý thuyết của Marx còn phản tự nhiên, trong quan niệm bạo động lịch sử.
Thực vậy, chúng ta không nói đâu xa, chúng ta nói lịch sử của chính con người chúng ta và lịch sử của bất cứ một dân tộc nào để suy ngẫm. Con người, bình thường, tự nhiên, là họ hiếu hòa, không thích bạo động, họ chỉ bạo động là trong trường hợp bất bình thường, bị bó buộc. Ngay lịch sử của một dân tộc cũng vậy. Chúng ta lấy lịch sử của 2 dân tộc Pháp, Đức ; 2 dân tộc có nhiều cuộc chiến trong lịch sử. Hai trận Đại Chiến, một phần xảy ra là vì 2 dân tộc này. Tuy nhiên, bình thường thì họ vẫn sống hòa bình, thời gian hòa bình nhiều hơn thời gian chiến tranh và bạo động.

Lý thuyết của Marx đã lấy cái bất bình thường làm cái bình thường là như vậy.

b) Lý thuyết Marx phản văn hóa và văn minh.

Marx viết : «  Chế độ cộng sản bãi bỏ những chân lý muôn thuở, nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách nó, và nó đi ngược lại tất cả những phát triển lịch sử trước đó. » Marx et Engels – Manifeste du Parti communiste – trang 51 – www.librio.net).

Ở điểm này, nhất là vào thời buổi này, người ta đã thấy rất rõ những mặt trái, tệ đoan của xã hội cộng sản, người ta ý thức rất rõ rằng văn hóa, văn minh là tất cả những cố gắng của con người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhằm nâng cao đời sống con người trên 2 phương diện, vật chất và tinh thần. Vật chất là làm thế nào khi con người đói thì có cơm ăn, khi rét thì có áo mặc, khi bệnh thì có thuốc uống. Về tinh thần thì làm thế nào để đời sống tinh thần con người mỗi ngày một cải thiện, xa đời sống thú vật và cầm thú. Ở điểm này tôn giáo giữ một vai trò rất quan trọng.

Người ta có thể ví văn hóa văn minh như một cái cây. Rễ cây là quá khứ, thân cây là hiện tại, cành lá là tương lai. Một cây tốt và to là một cây rễ phải ăn sâu vào lòng đế để hút nhựa ; thân cây phải to để chuyển nhựa ; và cành lá phải rườm rà để hút tinh hoa của thập phương.
Nay Marx chủ trương đoạn tuyệt với quá khứ, chẳng khác nào cắt đứt rễ của một cái cây, làm sao nó sống.
Lịch sử của những nước phát triển gần đây như Nhật, Nam Hàn, đều chứng tỏ rằng những nước này biết trọng và bảo tồn những cái hay cái đẹp của quá khứ, và biết điều độ nhập cảng cái hay cái đẹp của nước ngoài.
Thất bại của những nước cộng sản một phần lớn cũng đến từ quan niệm dứt bỏ quá khứ của Marx.

Hơn thế nữa Marx đã lầm khi cho rằng quyền tư hữu có thể bãi bỏ ; nhưng trên thực tế, quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng. Những đảng cộng sản sau khi cướp được chính quyền, rồi đánh tư bản mại sản, bảo rằng bãi bỏ quyền tư hữu ; nhưng trên thực tế là tước quyền tư hữu của đại đa số dân, rồi chuyển nhượng vào tay một thiểu số đảng đoàn cán bộ. Vì vậy nên những ông cán bộ cộng sản trở nên những ông tư bản đỏ mới, còn bóc lột và hại dân gấp cả trăm lần các ông tư bản trắng cũ, như chúng ta thấy hiện nay ở Việt Nam và Trung cộng.

c) Lý thuyết của Marx không phản ảnh được thực tế xã hội. Phê bình của Bernstein, Kautski và những người lập ra Đảng Dân Chủ Xã hội Đức như Lassalle ; Marx và Engels có trả lời lại qua  quyển sách « Phê bình Chương trình Gotha và Erfurt ». Lénine có chỉ trich Kautski, qua quyển sách « Kẻ phản bội Kautski và Bệnh Ấu trĩ Cộng sản »

Thật vậy, ngay từ lúc đầu, những người đã từng hoạt động, trao đổi thư từ với Marx, ở bên Đức, như Lassalle ( 1825-1864), hay được coi như những người kế vị Marx, như Bernstein (1850-1932), Karl Kautski ( 1854-1938), đã thấy cái nhìn sai lầm của Marx.

Lassalle, người tham gia Phong trào Cách mạng Duesseldorf (1848-1849), người được coi như sáng lập viên của nghiệp đoàn thợ thuyền Đức (1863), rồi Đảng Dân chủ Xã hội Đức, qua 2 lần họp đại hội (1875) và (1891), ở Gotha và Erfurt, mà Marx, rồi tiếp theo Engels, chỉ trích qua quyển sách Phê bình Chương trình Gotha và Erfurt ( Critique des Programmes de Gotha et d’Erfurt), đã nhìn thấy rõ rằng quan niệm bạo động lịch sử của Marx là sai, chủ trương cách mạng bạo động áp dụng cho nước Đức bấy giờ là không đúng, ngược lại, Lassalle chủ trương cải cách, cho rằng người ta có thể nâng cao đời sống thợ thuyền qua đấu tranh nghiệp đoàn và chính trị nghị trường. Quan niệm này đã bị Marx rồi Engels chỉ trích gay gắt lúc đầu, qua quyển sách vừa nói, xem Lassalle và những người cùng chí hướng quan niệm với ông như những  «  Tay bồi « , ( Valets des Capitalistes), chữ mà Marx và cả Engels dùng để chỉ trích.
Người chỉ trích Marx mạnh hơn nữa, đó là Bernstein, lý thuyết gia lúc đầu của Đảng Dân Chủ Xã hội Đức, tham gia Đảng này vào năm 1870, rồi lãnh đạo Đảng cùng với Kautski, lúc đầu là đi theo Marx, nhưng về sau chống đối lại Marx.
Ông viết :
«  Giai tầng nông dân không sụp đổ. Giai tầng trung lưu cũng không biến mất ; khủng hoảng không lan rộng ; sự nghèo đói và nô lệ không tăng. » ( La paysannerie ne s’effondre pas. La classe moyenne ne disparaît pas ; les crises ne s’intensifient pas ; la misère et la servitude n’augmentent pas.)

Thật vậy, Berstein quan sát xã hội Đức từ giữa thế kỷ thứ 19 đến cuối thế kỷ này, ông thấy xã hội Đức phát triển rất mạnh, và không chia thành 2 giai cấp như Marx tiên đóan, mà ít nhất thành 3 giai cấp : giai cấp thợ và chủ, đúng, nhưng còn thêm giai cấp mới, đó là giai cấp trung lưu, xuất phát phần lớn từ con thợ thuyền, lao động, nhưng chịu khó học hành và làm việc. Và chính giai cấp này đã đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển nước Đức thời bấy giời.
Thêm vào đó, ông nhận thấy rằng, Nhà nước tức chính quyền, không phải lúc nào cũng là «  Bồi của tư bản « , như Marx là Engels chụp mũ cho, mà phần lớn lại đứng về phía thợ thuyền bênh vực cho giai cấp này.

Ông đi đến kết luận rằng lý thuyết của Marx không phản ảnh được sự tiến triển của xã hội, nên không có tính khoa học.
Và từ đó ông chủ trương rằng người ta có thể nâng cao đời sống thợ thuyền qua đấu tranh nghiệp đoàn, đấu tranh nghị trường và đấu tranh cải tiến cùng đại chúng hóa giáo dục.
Như trên đã nói lúc đầu Marx và Engels chỉ trích quan điểm này rất dữ dội. Nhưng sau đó, cuối đời, Marx chết vào năm 1883 ; và nhất là Engels, chết năm 1895, đã thay đổi quan điểm, cho rằng mình sai, quan điểm của Lassalle và Bernstein là đúng.
Thật vậy, vào cuối đời, Marx thấy rằng ngay cả con gái của mình cũng bỏ mình, trở về đạo truyền thống Do thái giáo, con rể cũng vậy, đi theo chủ nghĩa Vô trị ( Anarchisme), rồi quan sát biến chuyển xã hội, nhất là Marx hi vọng cách mạng cộng sản tất yếu sẽ xẩy ra ở Anh, nhưng không xẩy ra, Marx quay sang hy vọng ở Đức, nhưng cũng chẳng xẩy ra. Chính những lý do trên đã làm cho Marx thay đổi lập trường.
Engels cũng vậy. Những người cùng đấu tranh với ông sau này thấy rõ điều đó. Một trong những người đó có viết :

«  Nhất là về sau này người ta nhận thấy những đồ đệ của tác giả quyển Tuyên Ngôn thư, và chính Engels, về cuối đời, vào năm 1895, trước tình trạng trưởng thành của thợ thuyền và phong trào xã hội, những người này đã đưa ra giả thuyết theo đó chế độ cộng hòa dân chủ và bầu cử phổ thông là con đường tốt nhất để cho thợ thuyền, nam và nữ, có thể tiến thân, giúp xã hội vượt qua khỏi sự thống trị của tư bản. » ( On objectera surtout qu’ultérieurement, les disciples des auteurs du Manifeste, et Engels lui-meme, à la fin de sa vie, en 1895, ont développé l’hypothèse selon laquelle la république démocratique et un suffrage réellement universel constituaient la meilleure voie d’accès des travailleurs, hommes et femmes, dans leur combat destiné à imposer l’ affranchissement de toute la société de la domination du capital.) ( Manifeste du Parti communiste – Lire le Manifeste par Claude Mazauric – www.librio.net).

Sau khi Marx chết được 34 năm, Engels chết được 22 năm, thì thảm họa cho nhân loại, như ngày hôm nay chúng ta thấy, với cả 100 triệu nạn nhân chết vì chế độ cộng sản, đó là Lénine cướp được chính quyền ở Nga.
Cuộc cướp chính quyền ở Nga là do ngoại quốc, lúc đó là Bộ Tham mưu Đức đưa Lénine về để cướp chính quyền, là do hoàn cảnh lịch sử giúp Lénine, vì lúc đó là cuối Đệ Nhất Thế Chiến ( 1914-1918), Đức phải đương đầu vớ 2 mặt trận, mặt trận phía đông bắc với Nga và mặt trận phía tây nam với Pháp, Đức muốn dồn lực lượng vào mặt trận phía tây nên đã giúp Lênin, chứ chẳng phải là một cuộc cách mạng cộng sản thợ thuyền đưa Lénine lên nắm chính quyền gì cả. Đây là một cuộc đảo chính với sự giúp đỡ của ngoại quốc, mà người giữ vai trò chính trong cuộc đảo chính này là Trotski, chứ không phải Lénine. Sau khi cướp được chính quyền, thì Lénine cử Trotski làm ngoại trưởng, đi ký hiệp ước ngưng chiến với Đức.
Chính sau cuộc đảo chính, Lénine đã đề nghị Trotski làm chủ tịch chính phủ, nhưng Trotski từ chối, và lúc đầu Trotski dùng danh từ « Đảo chính «  ( Coup d’état), chứ không phải là cách mạng.
Ông có viết :
«  Sau một đêm ngủ, dân thủ đô, bừng mắt dậy, thấy rằng bộ mặt của thủ đô đã thay đổi. Cuộc đảo chính đã làm cho 7 người chết và gần 50 người bị thương. »

Chúng ta thấy chẳng có sự tham gia gì của thợ thuyền.

Sau khi đảo chính, cướp được chính quyền, Lénine và Trotski đã tổ chưc một cuộc bầu cử quốc hộp lập hiến vào đầu năm 1918, nhưng đảng của Lénine bị rơi vào thiểu số, Lénine đã giải tán quốc hội.

Một người vừa là bạn, cùng đấu tranh với Lénine ở Âu châu, bà Rosa Luxembourg (1871-1919), người Ba lan, gốc Do Thái, bị trục xuất khỏi Ba lan, vì bà đấu tranh cho thợ thuyền,  sau đó sống ở Đức, một người rất được kính trọng trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng Sản, có theo dõi kỹ lưỡng hành động của Lénine, mặc dầu lúc đó bà đang bị chính quyền Đức cầm tù, có viết thư cho Lénine, vào cuối đời bà :
«  Cái đảng và cái nhà nước độc tài mà Anh ( tức chỉ Lénine – chú giải của tác giả bài này) dựng lên ; Anh bảo rằng nó phục vụ thợ thuyền và nhân dân ; nhưng trên thực tế, nó chẳng phục vụ một ai cả ; vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội là tôn trọng tự do và dân chủ. »

Tiếc thay là đảng và nhà nước độc tài này vẫn được tiếp tục và còn được tăng trưởng với Staline, sau khi Lénine chết, và với Mao trạch Đông và Hồ chí Minh, ở Á châu, sau này.
Cũng giống như Lénine, Mao và Hồ cướp được chính quyền là nhờ vào ngoại quốc, với sự giúp đỡ của Đệ Đam quốc tế cộng sản, nhờ vào Liên sô ; và cũng lợi dụng tình thế sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Chính vì vậy mà đức Đạt Lai Lạt Ma có nói :
«  Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh xôi nẩy nở ở nơi rác rưởi của cuộc đời.

Nhưng những điều chúng ta vừa nói là còn hơi xa.

Điều gần chúng ta là sau khi đế quốc cộng sản ở Liên sô và Đông Âu sụp đổ, khiến những người như bà đương kim Thủ tướng Đức Merkel, mặc dầu sinh trưởng, lớn khôn, học hành ở nước cộng sản, mà vẫn tuyên bố chống cộng sản, khiến ông Medvedev, đương kim Thủ tướng và là cựu Tổng thống Nga, cũng cùng trong ngày Kỷ niệm Chiến thắng Đệ Nhị thế Chiến, cũng tuyên bố :
«  Chế độ cộng sản không những là một chế độ đàn áp dân, cấm đoán mọi quyền căn bản của dân, mà còn là một chế độ diệt chủng, không những giết chính dân họ, mà còn giết những dân tộc khác. »

Quốc Hội Âu châu biểu quyết chấp nhận Nghị quyết 1481 kết án chế độ cộng sản là chế độ diệt chủng.

I I )   Cộng sản Tàu và Việt Nam sẽ đi về đâu ?

Từ đó một câu hỏi đến với chúng ta :

«  Thế mà tại sao giới lãnh đạo cộng sản Tàu và Việt nam vẫn duy trì chế độ giết người, diệt chủng này ? »

Để trả lời câu hỏi này, có rất nhiều nguyên do. Nhưng đại để, tôi xin nêu ra một số lý do chính sau dây :

Giới lãnh đạo lúc đầu của Đảng Cộng Sản Tàu và Việt Nam, bắt đầu bằng Trần độc Tú, Mao trạch Đông, Đặng tiểu Bình, Trần Phú, Hồ chí Minh, Nguyễn thị minh Khai, đều là những người đầu tiên đi theo Tây học, phải nói đúng là Pháp học, vì vào đầu thế kỷ thứ 20, người Pháp bắt đầu mở chương trình giáo dục tiểu học, ở Đông Dương và ở vùng tô giới của Pháp ở bên Tàu, những người vừa kể là những người theo học chương trình này và có  bằng «  Sơ học yếu lược «  ( trình độ trên tiểu học một tý), không đủ trình độ để thấu hiểu cái dở và cái hay của văn hóa cả đông lẫn tây, chỉ nghĩ rằng phải theo văn hóa tây phương bằng bất cứ giá nào để bắt kịp sự phát triển về khoa học và kỹ thuật tây phương, đã hoàn toàn chối bỏ văn hóa đông phương, cho rằng lý thuyết Mác Lê là khoa học, là thần dược, chữa được bách bệnh, nhất là bệnh chậm tiến. Không dè lý thuyết này chỉ là độc dược, chỉ là ảo tưởng, không tưởng.

Nhưng một câu hỏi nữa đến với chúng ta là giới lãnh đạo cộng sản Tàu và Việt Nam hiện tại họ phải nhìn ra điều này chứ ?

Câu trả lời là vừa có, vừa không.

Đó là có những người nhìn ra, nhưng ngày hôm nay họ là những người nắm quyền, có nhiều bổng lộc, nên bằng bất cứ giá nào họ cũng phải duy trì đảng cộng sản, để duy trì quyền lợi cá nhân và gia tộc của mình.

Không là ở chỗ, mặc dầu sống với thời đại hiện đại, có thể đi ra nước ngoài du học, nhưng đầu óc của họ vẫn bị rập khuôn theo đầu óc cha ông của họ từ xưa, suy nghĩ theo kiểu cha ông, không thay đổi. Chính người Tàu có câu : «  Giang sơn dể đổi, bản tính khó dời «  ( Núi sông kia chúng ta có thể di chuyển, nhưng chúng ta khó chuyển tính của con người. », là như vậy.

Thêm vào đó, cỗ máy đảng, mà nhà văn Nga Soljennytsine, đã ví như một cái bánh xe khổng lồ, có thể nghiến chết bất kỳ ai đi trái chiều với nó, ngay kể cả những người làm ra nó lúc ban đầu.

Cái chết của Lénine, do chính Staline giết, theo lời kể của vợ Lénine. Rồi cái chết của Staline do Béria, Khrouschev chủ mưu, theo lời tố cáo của con trai và con gái Staline. Cái chết của Hồ chí Minh, có giả thuyết cho rằng ngay chính Lê Duẫn và Lê đức Thọ chủ mưu. 

Cái chết của Lưu thiếu Kỳ do Mao chủ mưu, rồi tay em của Mao thì chỉ chờ Mao chết để tranh quyền và mang vợ Mao ra xử. Tất cả những cái đó chứng tỏ rằng lý thuyết Mác, chủ trương bạo động lịch sử, chế độ độc đảng do Lénine dựng lên, chỉ là cái gì cặn bã của văn hóa chính trị mà người tây phương đã vứt bỏ, vứt bỏ ngay từ thời Marx còn sống, vứt bỏ về sau này với sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên sô, năm 1991, vứt bỏ với Nghị quyết 1481, của Quốc hội Âu châu, năm 2000, lên án chế độ cộng sản là chế độ diệt chủng.

Cái bánh xe khổng lồ này, về sau, còn nghiền chết những nhân vật hàng đầu của nó,  như Hồ diệu Bang, Triệu tử Dương, 2 người Tổng Bí Thư đảng cộng sản Trung Cộng.

Tuy nhiên, nói đến bánh xe, thì bánh xe đảng cộng sản có lớn, nhưng không thể nào lớn bằng bánh xe lịch sử của dân và của nhân loại, đó là đi đến chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.

Đó cũng chính là điều mà Triệu tử Dương đã xác quyết trong nhật ký của mình, được đăng tải lúc đầu ở Hồng Kông và nay lan truyền ra khắp thế giới.
Cũng như gần đây, tờ báo Hoàn cầu Thế giới ( Global Time), có làm một cuộc thăm dò ý kiến, thì 63% dân Tàu ước muốn có một chế độ dân chủ tây phương.

Bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton có tuyên bố:

“ Trung cộng sẽ sụp đổ. Họ đang lo lắng và định ngăn chặn lịch sử. Đó là việc làm vô ích. Họ không thể làm được việc đó. Họ đang cố duy trì và kìm hãm dân càng lâu như có thể. Họ đang làm trò cười.”

Tương lai của Tàu và Việt Nam, đó là sớm muộn sẽ đi đến thể chế dân chủ, bằng cách này hay cách khác. Nhưng càng đến sớm, thì càng tránh cho dân đỡ đau khổ, cho đất nước đỡ lầm tham, vì đang bị cai trị bởi một chế độ độc tài, quân chủ, phong kiến trá hình, chế độ độc tài, độc đảng cộng sản.(1)

                                             Paris ngày 17/05/2012

                                                 Chu chi Nam

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link