Tuesday, May 13, 2014

TC Đẩy Dân Vào Bạo Động


TC Đẩy Dân Vào Bạo Động

07/05/2014

Chủ tịch Đảng Nhà Nước Tập Cận Bình của Trung Cộng lần đầu tiên đến Tân Cương từ khi được Đảng cử nắm quyền cao chức trọng nhứt. Tại Tân Cương quê cha đất tổ của người Duy ngô nhĩ mà TC cưỡng chiếm, thôn tính, sáp nhập vào Trung Cộng, Ông kêu gọi cảnh sát tập trung nỗ lực chống ‘khủng bố”, hàm ý nói những người Duy ngô nhĩ đang chiến đấu cảm tử cho quê cha đất tổ của mình đang bị TC khai thác như thuộc địa và đồng bào mình như những người mất quê hương ngay trên quê cha đất tổ của mình và văn hoá của dân tộc mình bị TC cào bằng và Hán hoá. Chủ Tịch Tập Cận Bình chụp hình chung với hàng ngàn cảnh sát TC, lực lương bảo vệ Đảng trong một rừng ma trắc, mặt nạ, trang bị tận răng để chống bạo loạn. Không bao lâu sau Chủ tịch Tập Cận Bình rời Tân Cương kết thúc chuyến thăm 4 ngày rời khỏi nơi đầy bất ổn này, vào 7 giờ chiều 30/4 giờ địa phương, thì có một cuộc tấn công bằng vũ khí bén nhọn và đặt thuốc nổ làm 3 người chết, 79 người bị thương, ngay lối ra vào của nhà ga lớn nhứt Urumqi, thủ phủ Tân Cương.

Trước đó vào ngày 24/04/2014, tin thông tấn xã Pháp AFP cho biết TC từ Bắc Kinh ra quyết định kể từ ngày 01/05, cấm dân không được phép đệ đơn khiếu nại vượt hệ thống, lên thẳng trung ương. Theo các nhà phân tích lịnh này trái với truyền thống lâu đời của Trung Hoa, người dân bị hàm oan, có quyền lên triều đình đánh trống kêu oan, nhờ trên xem xét. Truyền thống này rất lâu đời trong chế dộ vương quyền Trung Hoa, dân chúng rất mến mộ, được truyền khẩu, viết thành văn và làm thành phim qua truyện Bao Công Kỳ Án.

Từ ngày Cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam mở cửa kinh tế cho ngoại quốc vào đầu tư, đất đai trở nên quí hiếm, cán bộ đảng viên lợi dụng chính sách đất đai là sơ hữu toàn dân, đảng nhà nước đại diện quản lý và chính sách qui hoạch công ích, đã trưng thu đất của dân trả rẻ mạc như cướp. Đảng viên CS lấy đó làm vốn đầu tư liên doanh với chủ đầu tư ngoại quốc, giá trăm lần cao hơn. Phong trào dân oan khiếu kiện, biểu tình ngày càng phát triễn khắp nước, khắp mọi cấp.

Còn các sắc tộc như dân Tây Tạng và Duy ngô nhĩ còn bị nặng hơn, bị TC lấy nước sáp nhập vào nước Tàu, dân chúng bị thống trị, bóc lột, văn hoá bi cào bằng và Hán hoá. Họ bị sống trong sợ hãi và nghèo khổ. Họ bị TC chụp mũ là khủng bố, bị canh phòng nghiêm nhặt, kiểm soát chặt chẽ. Đâu đâu cũng có gián điệp, trong năm người Duy Ngô Nhĩ thì có đến hai người là gián điệp. TC trả lương cho mật báo viên cao 1800 nhân dân tệ/tháng (210 euro) và cứ mỗi vụ tố được ai đó thì được lãnh 300 nhân dân tệ (35 euro). Người Tây Tạng cũng bị như người Duy ngô nhĩ ở Thanh Hải là lãnh thổ của người Tây Tạng bị TC chiếm đóng và sáp nhập. Đức Đạt Lai Lạt ma, người Tây Tạng coi như Phật sống cũng phải lưu vong, bôn ba nơi hải ngoại.

Theo qui luật đấu tranh sinh tồn, qui luật cách mạng xã hội, sức ép của chế độ càng nhiều thì sức bật của các sắc tộc thiểu số càng cao, TC dùng bạo lực để trấn áp thì bạo lực sẽ kêu gọi bạo lực. Phản ứng sinh tồn của hai dân tộc thiểu số này thành quốc gia đại sự đối với TC. Nhứt là thời hậu Chiến Tranh Lạnh, sau khi đế quốc CS ở Đông Âu, Liên bang sô viết suy tàn sụp đổ, nhiều nước giánh lại được độc lập tự chủ, tinh thần quốc gia dân tộc của các nước nhỏ, các chủng tộc bị các nước lớn đồng hoá hồi sinh và phục hoạt rất mạnh.

Cả hai quốc gia dân tộc thiểu số này, mỗi quốc gia dân tộc chống Trung Cộng một cách. Vũ khí của người Duy ngô nhĩ là tấn công cảm tử chống nhà cầm quyền TC. Còn vũ khí của người Tây Tạng là tự thiêu để chống TC. Cả hai đều chọn sự hy sinh mạng sống của mình, cả hai đều liều chết để đánh động lương tâm đồng bào, đồng đạo, đồng loại, nghĩ đến, lên tiếng, giúp đỡ cho quốc gia dân tộc Turkestan, Tây Tạng đang chết dần, chết mòn vì bị TC thôn tính lãnh thổ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, kỳ thị chủng tộc, cào bằng văn hoá, tôn giáo.

Cuộc chiến bất cân xứng của hai dân tộc Tây Tạng và Turkestan ngày càng tăng về nhịp độ, càng tiến dần đến các yếu huyệt chánh trị của TC. Hầu như không tuần nào, tháng nào không có tin tự thiêu, tin tấn công người TQ. Các địa điểm tấn công của người Duy nghô nhĩ đã đến Thiên an môn, dưới tấm ảnh không lồ của Mao Trạch Đông, và tại cổng của tỉnh uỷ ở trong nội địa của TC, chớ không còn ở Tân Cương nữa. Có thể nói TC không còn nơi nào an toàn nữa trước cuộc đấu tranh bất cân xứng của người thiểu số. Chỉ trong năm 2012, đã xảy ra 190 vụ tấn công cảm tử của người Duy ngô nhĩ ở TC.

Cái kiểu TC lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố trên thế giới, để chụp mũ khủng bố những người Tây Tạng, Duy ngô nhĩ đấu tranh cho sự sinh tồn của quốc gia dân tộc không có hiệu nghiệm, trên phương diện nội trị và ngoại giao nữa.

TC là một chế độ dành một ngân sách an ninh nội địa lớn hơn ngân sách quốc phòng. Trong những vấn đề lớn mà TC phải đối phó với ‘quần chúng nhân dân’ có vấn đề người thiểu số đứng lên đòi được độc lập hay tự trị. Trong một quốc gia dân tộc, bao lâu mà chánh quyền không giải quyết những mâu thuân bằng pháp lý và đạo lý, thì người dân chỉ còn có cách phải tự giải quyết, giải quyết bằng bạo lực chống nhà cầm quyền. Lúc đó đứng trên phương diện khế uớc thành lập xã hội, chính nhà cầm quyền là người có tội, do hành vi bất động hay manh động đã đùa đẩy người dân đến đường cùng phải phản ứng tự vệ, như con kiến mà dày xéo nó nó phải cắn thôi./.(Vi Anh).


-- 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link