Saturday, May 17, 2014

Đối phương ngoan cố, Việt Nam phải làm gì hơn nữa?


Đối phương ngoan cố, Việt Nam phải làm gì hơn nữa?

2014-05-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vtgtt051414.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
china-ship
Tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa,chĩa dàn súng mở bạt sang tàu kiểm ngư Việt Nam, bắn vòi rồng.
Courtesy of nguyentandung.org


Trước hết phải cám ơn quý khán thính giả đã góp ý kiến rất nồng nhiệt với chương trình Thế giới Trong tuần kỳ vừa rồi, hôm 7 tháng 5, 2014. Sáng nay, sau một tuần, chúng tôi đã thấy gần 153 ngàn lượt khán giả vào xem chương trình, đóng góp 238 ý kiến thích, và 53 ý kiến không thích. (Chiều thứ sáu 16 tháng 5, 2014 con số lên đến gần 189 ngàn, với 263 thích, 59 không thích)

Tất nhiên lời cám ơn này cũng được gởi tới cả những ý kiến không thích cũng như thích. Kể cả những ý kiến đóng góp mà xem qua chúng tôi thấy có nhiều ý ủng hộ bên cạnh một số ý kiến đả kích, chúng tôi đều gửi lời cám ơn, chỉ mong quý vị và các bạn đóng góp vào cuộc thảo luận này những ngôn từ cao thượng và hòa nhã, vui vẻ dù có phản bác hay đả kích, để biểu tỏ giá trị học thức của mình, và diễn đàn của chúng ta nhờ quý vị và các bạn mà càng ngày càng có giá trị hơn, sánh với các diễn đàn quốc tế khác, các bạn nhé!

Về diễn tiến quanh giàn khoan 981 trong tuần qua, hành động của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam cho thấy quyết tâm của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải.

Dù bị các tàu Trung Quốc đông hơn, to lớn hơn và vũ trang mạnh hơn đe dọa bằng những hành động thô bạo, lực lượng này vẫn tiếp tục tiến ra khu vực giàn khoan để làm nhiệm vụ chấp pháp. Lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực bị Trung Quốc lấn chiếm bất hợp pháp mà vẫn tránh được va chạm do Trung Quốc cố tình khiêu khích và gài tàu Việt Nam vào thế va chạm. Hành động như vậy rất đáng tán thưởng, theo kế hoạch gọi là "mèo vờn chuột" như đã được gợi ra lần trước, và không gây chiến.

Nhưng tất nhiên Trung Quốc sẽ không rút giàn khoan bất hợp pháp ra khỏi lãnh hải Việt Nam, Việt Nam cần phải làm gì?

Đến nay Trung Quốc vẫn dùng chiến thuật ngăn chặn và khiêu khích để đối phó với chiến thuật "mèo vờn chuột" của Việt Nam, và Bắc Kinh không bao giờ rút giàn khoan ra ngoại trừ trường hợp cả hạm đội Nam Hải bị đánh chìm hết trên biển Đông. Trường hợp đó đến nay có thể không bao giờ xảy ra.

Trong tình huống này Việt Nam đã vận động sự yểm trợ của khối ASEAN để thúc đẩy Trung Quốc giải quyết thuận lợi cho mình. Nhưng một lần nữa thực tế đã chứng tỏ Việt Nam không thể trông chờ gì vào một khối ASEAN lòng lẻo èo uột chỉ vì nguyên tắc sự đồng thuận 100% là điều kiện tiên quyết để 10 nước này có thể có một quyết định chung nào.
Dù 9 nước ASEAN muốn mạnh mẽ lên án Trung Quốc mà chỉ một mình Campuchia không đồng ý là sẽ không thể có bản tuyên bố chung có lợi cho Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, là 4 nước Đông Nam Á dự phần trong cuộc tranh chấp biển Đông.

Ông Hà Lê phó cục trưởng cục Kiểm ngư trả lời trong một buổi giao lưu trực tuyến là các tàu Kiểm ngư sẽ có biện pháp thích hợp khi Trung Quốc nhất quyết không rút giàn khoan ra, nhưng ông không nói biện pháp nào.

Đến nay khó thấy có biện pháp nào khác mà Việt Nam có thể thi hành tại vùng bị lấn chiếm hơn là cho tàu cảnh sát biển, kiểm ngư hoạt động như bình thường, nghĩa là cứ "mèo vờn chuột" trong một chiến thuật càng ngày càng có kinh nghiệm để trở thành tinh vi hơn.

Như báo chí Việt Nam nói là tàu hải cảnh Trung Quốc xắn ngang mũi tàu kiểm ngư Việt Nam để tàu đâm vào hầu lô loa lên là Việt Nam gây tai nạn. Báo không nói rõ tàu của ta tránh được hay đã đâm vào tàu Trung Quốc, nhưng dù sao đó cũng có thể là hành động khiêu khích để làm tình hình bùng nổ thành một cuộc chạm súng từ nhỏ biến thành cuộc hải chiến giữa các tàu hải cảnh, kiểm ngư của hai bên, mà phần thiệt hại nặng chắc chắn nghiêng về phía Việt Nam, xét trên khía cạnh hỏa lực và số lượng tàu của hai bên hiện nay.

Giải pháp ngoại giao thì Việt Nam cũng đã làm, và chứng tỏ là vô hiệu khi đối đầu với một xứ Trung Quốc ngang ngược đã quen ỷ mạnh hiếp yếu đối với xứ Việt Nam cứ nhũn nhặn nhường nhịn và cúc cung tận tụy với những chữ vàng và những cái tốt mà nay không biết đã bỏ đi chưa, trước thực tại phũ phàng

Còn giải pháp pháp lý quốc tế thì có hai biện pháp là kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế LaHaye hay tòa án trọng tài quốc tế. Kiện trước tòa La Haye thì sẽ không có phiên xử vì tòa này chỉ xử những vụ mà hai bên liên quan đều sẵn lòng cam kết sẽ thi hành án. Chắc chắn Trung Quốc không đời nào cam kết thi hành án, vì làm như vậy chẳng khác nào kẻ côn đồ bất lương đem tự nộp mình để tòa án xét xử.
Kiện tại Tòa trọng tài quốc tế là điều Philippines đã làm mà Việt Nam không chịu làm chung. Kiện ra tòa trọng tài sẽ tạo được tiếng vang quốc tế để làm sáng tỏ chính nghĩa của mình, gây áp lực tinh thần với đối phương, và chỉ được đến thế thôi.

Dù tòa trọng tài quốc tế có phán quyết thắng lợi cho Philippines hay Việt Nam, thì Hội đồng Bảo An cũng không thể thi hành án, vì Trung Quốc chỉ cười khẩy và phủ quyết là xong.

Tuy thế dù sao Việt Nam cũng vẫn nên kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài để giành lấy chính nghĩa về phía mình. Làm sáng tỏ được trên trường quốc tế chính nghĩa của mình thì một khi xảy ra chiến tranh Việt Nam cũng còn nhiều đường ăn nói, và ai muốn giúp Việt Nam thì cũng có sẵn chính nghĩa sáng tỏ đó để hành động.

Cả thế giới bây giờ không ai muốn chiến tranh, nhưng nếu Trung Quốc phát động chiến tranh để mưu toan chiếm hữu trọn biển Đông thì Trung Quốc hãy coi chừng.

Trong lịch sử đã nhiều lần các cường quốc kiếm cớ dùng chiến tranh để triệt hạ lẫn nhau khi thế lực đối phương bành trướng trên đà không khống chế được bằng những biện pháp hoà bình. 

Và Việt Nam phải làm gì cũng là câu hỏi chúng tôi chia sẻ với quý vị, mong quý vị sẽ góp ý kiến trả lời.  Cuối cùng, xin thông báo cùng quý vị một tin không vui, hôm nay là lần cuối cùng anh Thanh Quang gặp gỡ quý vị trong chương trình này, để sẽ nghỉ hưu vào cuối tuần này.

Thanh Quang: Cám ơn tất cả quý vị đã theo dõi chương trình này. Rất buồn khi không còn được trò chuyện với quý vị. Những giờ phút tâm tình, thảo luận trên màn hình này sẽ là những kỷ niệm không phai lạt trong tâm trí Thanh Quang. Rất tiếc là khi sơn hà nguy biến thì Thanh Quang lại phải "giã từ vũ khí". Mong quý vị tha lỗi và xin từ biệt.

TQ bác yêu cầu của VN, lên án Hà Nội để biểu tình bạo động

Xưởng giày ở Bình Dương do người Trung Quốc làm chủ bị hư hại sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan ở Biển Đông, vùng Việt Nam tuyên bố chủ quyền, 14/5/14
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Video 1.000 doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam bị ảnh hưởng vì biểu tình
  • Bắt giữ hơn 70 người trong vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh
  • Video Trung Quốc ‘phun vòi rồng’ vào ngư dân Lý Sơn?
  • 'Ða số người dân Việt Nam lên án hành vi bạo lực'
  • Người Việt ở Campuchia hủy biểu tình phản đối Trung Quốc

Hình ảnh/Video

Video

Xô xát ở Hà Tĩnh: 1 người Trung Quốc thiệt mạng, nhiều người bị thương

Video

Trung Quốc ‘phun vòi rồng’ vào ngư dân Lý Sơn?

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
16.05.2014

Trung Quốc bác yêu cầu của Việt Nam, cam kết sẽ bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và tiếp tục hoạt động trong vùng biển mà Hà Nội nói thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trong cuộc điện đàm hôm 15/5 với Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh yêu cầu Bắc Kinh phải rút ngay giàn khoan và các lực lượng bảo vệ giàn khoan này ra khỏi khu vực đồng thời đề nghị Trung Quốc phải đáp ứng lời kêu gọi của phía Việt Nam một cách nhanh chóng và toàn diện.

Truyền thông trong nước đưa tin này không nêu rõ Ngoại trưởng Trung Quốc đã phản hồi Ngoại trưởng Việt Nam như thế nào.

Tuy nhiên, báo chí nhà nước Trung Quốc nói Ngoại trưởng Vương Nghị đã yêu cầu Việt Nam phải có biện pháp dứt khoát và hữu hiệu ngay lập tức để ngăn các cuộc biểu tình bạo động chống  Trung Quốc và bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của công dân và doanh nghiệp của Trung Quốc tại Việt Nam.

Ngoại trưởng Bình Minh nói Hà Nội sẽ nỗ lực bảo vệ an toàn cho người Trung Quốc tại Việt Nam cũng như ngăn chặn các sự cố tương tự trong tương lai.

Cùng ngày, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Phòng Phong Huy, tuyên bố Trung Quốc sẽ không rút lui giàn khoan 981 mà sẽ tiếp tục các biện pháp bảo đảm an toàn cho giàn khoan hoạt động, đồng thời cảnh cáo điều mà ông gọi là ‘hành vi quấy rối’ của Việt Nam đối với ‘các hoạt động bình thường’ của Bắc Kinh.

Bộ trưởng Thương mại hai nước Việt-Trung ngày 16/5 gặp nhau tại Thanh Đảo, Trung Quốc, thảo luận về các vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam một ngày sau khi phía Trung Quốc cử một nhóm công tác sang Việt Nam để đánh giá hậu quả sự việc.

Việt Nam nói các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối giàn khoan của Trung Quốc bị một số phần tử lợi dụng kích động bạo lực. Hà Nội cho hay đã có biện pháp trấn áp và sẽ trừng phạt mạnh tay những kẻ gây rối.

Báo Người Lao động cho hay tình hình các khu công nghệp trong nước ngày 16/5 đã ổn định sau các cuộc biểu tình bạo động khiến ít nhất 1 người Trung Quốc thiệt mạng tại khu công nghiệp Vũng Áng ở miền Trung.

Công an Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án và bắt giam 76 người, trong khi số người bị bắt ở Bình Dương là trên 800, trong số này khoảng 300 người có thể bị khởi tố.

Báo Thanh Niên đưa tin các tàu Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương ngày 16/5 ‘tiếp tục manh động và đe dọa quân sự tàu Việt Nam.’

Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông lần này đưa giàn khoan vào khai thác dầu khí ở khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền được đánh giá là táo bạo sau các động thái mang tính ‘thăm dò’ trước đây, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ dẫn tới các vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Xử lý Xung đột thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, Giáo sư Tô Hạo, nói với VOA Việt ngữ rằng mâu thuẫn lần này là do phía Việt Nam có sự 'thay đổi trong thái độ và cách hành xử', và rằng Hà Nội chứ không phải Bắc Kinh là phía đang 'tìm cách thay đổi hiện trạng' ở Biển Đông.

Giáo sư Tô Hạo:

"Vấn đề hiện nay là do phía Việt Nam không chịu chấp nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa. Tôi cho rằng Việt Nam nên có thái độ thực tế công nhận thực trạng về quyền kiểm soát của Trung Quốc tại Hoàng Sa.”

Phó Tổng Vụ trưởng Vụ biên giới và đại dương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Dịch Tiên Lương, khẳng định giàn khoan Hải Dương nằm hoàn toàn trong vùng chủ quyền của Bắc Kinh, chỉ cách lãnh thổ Trung Quốc_đảo Trung Kiến ở thành phố Tam Sa (Việt Nam gọi là đảo Tri Tôn)_17 hải lý. Phát biểu của ông Dịch trong tuần này đáp câu hỏi của VOA Việt ngữ rằng Trung Quốc sẽ làm gì nếu Việt Nam có hành động tương tự Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.

Trả lời câu hỏi của VOA Việt ngữ về phản ứng của Trung Quốc trong trường hợp Đông Nam Á hợp nhất yêu cầu giải quyết tranh chấp Biển Đông qua các kênh đa phương, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Biển Đông không phải là vấn đề giữa Bắc Kinh với khối ASEAN mà với từng nước một có tranh chấp trong khu vực. Vì vậy, vẫn theo bà Hoa Xuân Oánh, vấn đề này phải được giải quyết tay đôi giữa Bắc Kinh với từng nước có liên quan.

Mới hôm qua, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Phòng Phong Huy, khuyến cáo Mỹ rằng nếu không muốn làm phương hại bang giao với Trung Quốc, Washington phải 'khách quan' trong vụ căng thẳng Việt-Trung ở Biển Đông.

Lời cảnh báo được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc lại quan điểm của Washington rằng các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông là nguy hiểm và gây hấn.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Việt Nam ngày 7/5/2014 đã cho lưu hành tại Liên hợp quốc Công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.”

Ngoại trưởng Việt Nam cho hay Hà Nội đã gửi Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh để đối thoại với Trung Quốc về căng thẳng liên quan đến giàn khoan 981.


Biển Đông : Thủ tướng Việt Nam kêu gọi người dân « bảo vệ Tổ quốc »

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi chính quyền địa phương lập lại trật tự và đảm bảo an toàn người và tài sản tại các khu vực có bạo loạn chống Trung Quốc những ngày gần đây.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi chính quyền địa phương lập lại trật tự và đảm bảo an toàn người và tài sản tại các khu vực có bạo loạn chống Trung Quốc những ngày gần đây.
REUTERS/Stringer

Thanh Phương

Trong một tin nhắn điện thoại di động SMS gởi đi tối qua và đến được người thuê bao điện thoại ở Việt Nam sáng nay, 16/05/2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi người dân Việt Nam « đề cao tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ». Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu mọi người không để « kẻ xấu » lợi dụng, kích động làm những việc quá khích « gây tổn hại đến lợi ích và hình ảnh đất nước ».

Về phần Chủ tịch nước của Việt Nam hôm nay mới lên tiếng về Biển Đông. Theo tin báo chí trong nước, tiếp xúc với các cử tri ở Sài Gòn hôm nay, ông Trương Tấn Sang đã khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong phạm vi 200 hải lý là « vi phạm » và Việt Nam phải đấu tranh. Nhưng ông Sang cũng yêu cầu là đừng nghe những « tin không tốt » và phải đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước « bằng biện pháp hòa bình ».
Theo tin báo chí trong nước, sáng nay, tại Thanh Hóa, lại có khoảng 5.000 công nhân của công ty thuộc tập đoàn Hồng Phúc xuống đường tuần hành để phản đối Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương-981 đặt ở vùng biển của Việt Nam. Tờ Thanh Niên cho biết, lãnh đạo Tập đoàn Hồng Phúc đã cho công nhân được nghỉ làm từ chiều 15/055 đến hết ngày 17/05 để tham gia tuần hành.
Nhưng câu hỏi được đặt ra cho đến ngày hôm nay vẫn là : ai đứng đằng sau những bạo loạn ở Bình Dương và Hà Tĩnh ? Tại Hội nghị Đoàn chủ tịch của Tổng Liên đoàn Lao động, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính Việt Nam hôm nay khẳng định là trong vụ bạo loạn nói trên, công nhân đã bị lợi dụng bởi những kẻ có tổ chức.
Theo ông Chính, các « đối tượng kích động gây bạo loạn » có tổ chức rất chặt chẽ, cụ thể là họ đã chuẩn bị sẵn quốc kỳ, áo với số lượng lớn, đã sao chụp bản đồ tất cả doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, đã dùng bộ đàm để liên lạc với nhau khi tuần hành. Thậm chí có nơi, những « đối tượng » này còn phát tiền cho công nhân đi biểu tình. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động cho biết thêm rằng hầu như những người bị bắt không phải là công nhân. Ở Bình Dương đã có trên 800 người bị bắt, trong số này 300 người có thể bị khởi tố.
Tuy nhiên, về vụ bạo động ở Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Thanh Liêm, trả lời VietnamNet khẳng định đây chỉ là « yếu tố tự phát » của quần chúng, từ biểu tình ôn hòa cho đến vi phạm pháp luật, chứ theo ông, chưa có cơ sở để chứng minh vụ bạo loạn là « có sự tổ chức, chuẩn bị, có chỉ đạo từ đầu đến cuối của thế lực bên ngoài ».
Sau các cuộc biểu tình ngày Chủ nhật 11/05, trên mạng hiện đang lan truyền lời kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc vào Chủ nhật tới 18/05 ở Việt Nam. Tại Pháp, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, theo lời kêu gọi của một nhóm gọi là Tập thể Việt Nam, sẽ diễn ra cuối chiều nay ở quảng trường Trocadero ở Paris, từ 17h đến 19h. Tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Pháp thì kêu gọi tập hợp biểu tình từ 15 giờ đến 18 giờ ngày mai ở khu vực cầu Alma, Paris, tức là gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp.


'Kích động gây bạo loạn có tổ chức'

Cập nhật: 11:53 GMT - thứ sáu, 16 tháng 5, 2014
Cảnh sát gác tại một khu công nghiệp ở Bình Dương ngày 16/5
Cảnh sát gác tại một khu công nghiệp ở Bình Dương ngày 16/5
Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tổ chức duy nhất được Đảng Cộng sản thừa nhận là đại diện cho người lao động, nói các vụ đập phá cơ sở doanh nghiệp nước ngoài là do “một số phần tử xấu” lôi kéo.
Tổ chức Công đoàn duy nhất được phép hoạt động ở Việt Nam hôm 16/5 đã bàn về các cuộc biểu tình của công nhân.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ, được dẫn lời nói trong các vụ xảy ra ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, có các đối tượng mà ông gọi là “kích động gây bạo loạn, có tổ chức rất chặt chẽ”.
Ông này cáo buộc những người “kích động” đã chuẩn bị mua cờ, áo “với số lượng rất lớn”, và phát áo cho công nhân.

'Phát tiền'

Báo Người Lao Động, cơ quan phát ngôn của Liên đoàn Lao động TP HCM, dẫn lời ông Chính:
“Chuyên nghiệp hơn, chúng đã photocopy bản đồ tất cả doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan để thuận tiện ra tay. Chúng còn sử dụng cả bộ đàm liên lạc với nhau, đi bằng xe máy cho cơ động. Trong xe đều có đủ đồ nghề dao, kiếm. Chúng còn sử dụng cả ‘bom xăng’ để đốt công ty.”
“Thậm chí, có nơi còn phát tiền mỗi công nhân được 50.000 đồng. Việc này đã có sự chuẩn bị với số đông lực lượng bất hảo.”
“Ở thời điểm biểu tình đang ‘nóng’, chúng nhắn tin kêu gọi biểu tình cho 200 - 300.000 đồng, yêu cầu nếu có cả trẻ con thì cho mang theo.”
Theo ông Chính, những người bị bắt “hầu hết đều xăm trổ, ăn mặc ‘đầu xanh, đầu đỏ’”.
“Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy,” theo ông Chính.
Hôm 15/5, ông Đặng Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có thư gửi “cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân cả nước”.
Ông Tùng nói Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam “hoan nghênh và hết sức trân trọng tinh thần yêu nước của công nhân lao động”.
Tuy vậy, ông lên án “một số phần tử xấu đã lôi kéo, kích động một bộ phận công nhân tại một số địa phương tuần hành, đập phá nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn”.
Ông Tùng không kêu gọi công nhân ngừng biểu tình, nhưng thúc giục “bình tĩnh, sáng suốt, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hành động có văn hóa, thông minh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế”.
“Không để các phần tử xấu lôi kéo, kích động vào các hoạt động quá khích, làm mất trật tự an ninh và an toàn xã hội tại địa phương,” ông Tùng viết trong thư.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link