Friday, May 9, 2014

Tại Sao Trung Quốc Đưa Dàn Khoan HD 981 Vào Lãnh Hải Việt Nam ?

Tại Sao Trung Quốc Đưa Dàn Khoan HD 981 Vào Lãnh Hải Việt Nam ?

10/05/2014

Thanh Thảo
Tại Sao Trung Quốc Đưa Dàn Khoan HD 981 Vào Lãnh Hải Việt Nam ?

Radio Chân Trời Mới (Radio CTM): Tình hình biển Đông đã nóng trở lại khi Tổng công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào trong thềm lục địa của Việt Nam vào ngày 2 tháng 5 vừa qua. Việc làm này không những vi phạm chủ quyền mà còn mang tính thách đố đối với CSVN.

Hà Nội đã lên tiếng phản đối, yêu cầu tổng công ty dầu khí Trung Quốc ngừng lập tức các hoạt động bất hợp pháp và đưa HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Để phản pháo lại, Bắc Kinh đã đưa 80 tàu bao gồm 7 tàu chiến tấn công vào các tàu kiểm ngư của CSVN khiến cho 6 thủy thủ bị thương, 8 tàu bị hư hỏng nặng. 5 ngày sau vào ngày 7 tháng 5, Bộ ngoại giao CSVN đã tổ chức cuộc họp báo tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Trước tình hình này, nếu giải quyết không khéo có thể dẫn đến một cuộc chiến giữa Hà Nội và Bắc Kinh, tạo thêm bất ổn trong vùng. Để tìm hiểu quan điểm của đảng Việt Tân trong vấn đề này, Thanh Thảo xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình phát thanh hôm nay.
***
Radio CTM: Trước hết ông nhận định như thế nào về sự kiện lần đầu tiên, Trung Quốc đưa dàn khoan dầu khí HD 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Mục tiêu sâu xa của họ là gì?

Lý Thái Hùng: Trước khi trình bày một số những nhận định về vụ dàn khoan dầu khí HD 981 của Trung Quốc đưa đến gần quần đảo Lý Sơn của Việt Nam, chúng ta cần lược duyệt một số những động thái xâm lược của Trung Quốc đối với biển đảo Việt Nam trong thời gian qua:
  • Tháng 1/1974: Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa trong lúc cuộc chiến tại miền Nam lên cao điểm với sự im lặng đồng lõa của CSVN.
  • Tháng 3/1988: Trung Quốc xâm chiếm một phần Trường Sa trong lúc CSVN đang tìm cách gỡ rối tại chiến trường Campuchia trong sự bỏ rơi của Liên Xô.
  • Tháng 5/2005: Trung Quốc chính thức áp dụng đường lưỡi bò chín khúc, chính thức tự nhận chủ quyền 70% trên biển Đông trong lúc CSVN bị mắc kẹt trong 16 chữ vàng và 4 tốt.
  • Tháng 11/2013: Trung Quốc ra lệnh tất cả các tàu đánh bắt thủy sản trong vùng biển của đường lưỡi bò chín khúc phải xin phép.
  • Tháng 5/2014: Trung Quốc đưa dàn khoan dầu Hải Dương 981 vào lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong lúc CSVN phải sống dựa vào Bắc Kinh nhiều mặt, trong lúc CSVN coi những người chống các hành động bá quyền của Bắc Kinh là “phản động.
Những diễn tiến nói trên cho thấy là trong vòng 40 năm qua, Trung Quốc đã cố tình lấn chiếm từng bước chủ quyền biển đảo của Việt Nam, nhưng chưa thật sự nắm được quyền chi phối toàn bộ trên mặt pháp lý. Vì thế, lần này Bắc Kinh đưa dàn khoan dầu khí HD 981 vào trong khu vực cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) chừng 17 hải lý, nhắm vào 3 ý đồ sau đây:

Thứ nhất là dựa trên cái gọi là chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc bắt đầu tiến đến việc kiểm soát vùng lãnh hải 12 hải lý quanh Hoàng Sa và 200 hải lý bên ngoài thành vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Thứ hai là dựa vào động thái nói trên, Trung Quốc biến vùng biển của Việt Nam thành vùng biển chồng lấn và tranh chấp với Trung Quốc. Do tình trạng chồng lấn như vậy, CSVN phải để cho Trung Quốc cùng kiểm soát và khai thác vùng biển này chung với Việt Nam.

Thứ ba là sau khi thành công ở Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ lặp lại điều nói trên đối với vùng biển quanh Trường Sa và tạo ra vùng biển chồng lấn và tranh chấp ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Từng bước sau đó Trung Quốc sẽ hợp thực hóa đường lưỡi bò chín khúc.

Nói tóm lại, ý đồ đưa dàn khoan HD 981 vào vùng biển của Việt Nam không nhằm mục tiêu khai thác dầu khí mà chính là để đặt CSVN ở vào thế đã rồi và từng bước hợp thức hóa đường lưỡi bò chín khúc của Bắc Kinh.

Radio CTM: Cho đến nay phía CSVN đã có những phản ứng ra sao và liệu CSVN sẽ có những biện pháp mạnh mẽ đối với Trung Quốc nhằm đuổi HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam hay không, thưa ông?

Lý Thái Hùng: So với những phản ứng mang tính hình thức trước đây, trong những ngày qua nhà cầm quyền CSVN đã nhiều lần lên tiếng phản đối và trực tiếp trao đổi với phía Trung Quốc, trong đó có cuộc tiếp xúc giữa đại diện Bộ Quốc Phòng CSVN và tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Riêng phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có 08 cuộc gặp mặt với phía Trung Quốc tại Hà Nội và Bắc Kinh. Đồng thời lần đầu tiên, Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì để phản đối hoạt động bất hợp pháp của dàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam.

Mặc dù phía CSVN lên tiếng bác bỏ và nói là họ sẽ kiên quyết không chấp nhận quan điểm sai trái của phía Trung Quốc đưa ra, nhưng phía Hà Nội vẫn còn nói kiểu nước đôi khi tuyên bố rằng: “Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.”

Qua phản ứng như vậy, rõ ràng là CSVN đang ở vào tình thế “vừa phản đối, vừa lo âu” đối với các áp lực của Trung Quốc và của dư luận Việt Nam.

Đối với Trung Quốc, Hà Nội đã không còn có thể chịu đựng được sự hung hãn và thách đố của Bắc Kinh; nhưng nếu phản đối quá mạnh thì Trung Quốc có thể tung ra những đòn trả đũa thấp kém như phá hoại kinh tế chẳng hạn, nhằm gây ra những xáo trộn xã hội khó lường trong tình hình kinh tế đã rất bết bát tại Việt Nam.

Đối với  người dân, Hà Nội không thể tiếp tục im lặng như những thời gian qua vì sẽ bị tố cáo là ươn hèn, bán nước và lòng dân sẽ sôi sục bất mãn chế độ. Nhưng mối lo lớn hơn của họ là sợ dân sẽ có thói quen biểu tình, rồi sau đó sẽ biểu tình phản đối họ luôn về những tệ nạn xã hội khác nữa như đã thấy tại nhiều nước.

Nhìn như vậy chúng ta thấy CSVN hiện đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề phản đối vụ dàn khoan HD 981 của Trung Quốc. Và cho đến giờ, chọn lựa của họ vẫn theo hướng “thà mất nước chứ không mất đảng”.

Radio CTM: Theo như mô tả của các cơ quan truyền thông thì lực lượng kiểm ngư CSVN đã xua đuổi khi phát hiện dàn khoan HD 981 nhưng phía Trung Quốc đã dùng tàu chiến tấn công, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam. Theo ông thì liệu có xảy ra cuộc chiến giữa hai bên hay không?

Lý Thái Hùng: Mặc dù cuộc “đối đầu” giữa lực lượng kiểm ngư của CSVN và các tàu chiến bảo vệ dàn khoan HD 981 của Trung Quốc đang ở trong tình huống khá căng thẳng nhưng tôi không tin là hai bên sẽ để cho cuộc chiến bùng nổ, vì bất lợi sẽ nằm ở cả hai phía.

Nếu chiến tranh bùng nổ, Trung Quốc có thể dùng yếu tố cuộc chiến để kích động tinh thần dân tộc cực đoan hầu đánh lạc hướng công luận khỏi các bong bóng kinh tế và có lý cớ trấn áp hết các loại nhóm chống đối ở trong nước. Nhờ đó, củng cố quyền lực của đảng CSTQ nói chung và phe nhóm Tập Cận Bình nói riêng. Nhưng ở mặt ngược lại, các bức xúc trong nhiều thành phần dân chúng và các nhóm thù hằn Tập Cận Bình cũng dễ bùng lên hơn nhân lúc tình hình rối ren hoặc đổ hết các thất bại kinh tế lên chính sách hiếu chiến của họ Tập. Cho đến nay, Bắc Kinh đã cố gắng trói buộc cả nước trong cái gọi là “bình ổn” bằng mọi giá.

Trung Quốc sẽ bị Khối ASEAN e ngại, xa lánh và thế giới coi Bắc Kinh là kẻ hiếu chiến, phá hoại hòa bình và sự ổn định tại biển Đông. Đương nhiên, Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên và bị áp suất phải tiến hành nhanh hơn nữa kế sách xoay trục, tái phối trí lực lượng tại vùng Đông Á và Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc.

Về phía CSVN, chiến tranh với Trung Quốc có thể giúp xóa bớt hình ảnh ươn hèn hiện nay, có thể tranh thủ sự đồng tình của thế giới và nhất là có thể nắm lại lá cờ dân tộc trong mắt dân chúng. Tuy nhiên, nội bộ đảng CSVN ngày nay không còn là một khối thuần nhất. Phe thân Trung Quốc, hay nói thẳng ra là phe đã bị Bắc Kinh mua đứt, sẽ không ngồi yên mà sẽ bị ông chủ Bắc Kinh ép buộc phải tạo tối đa rối loạn nội bộ. Đồng thời Bắc Kinh sẽ tung ra nhiều thủ đoạn như phá rối kinh tế, đe dọa an ninh biên giới, rút đầu tư, khống chế đường vận chuyển biển, v.v…, Đặc biệt là Bắc Kinh có thể xúi giục khối “công nhân Tàu” tại những khu biệt lập trên đất nước Việt Nam đồng loạt gây hấn, tạo xung đột để có cớ sang “bảo vệ kiều dân” như Nga đang làm ở Ukraina.

Với những bất lợi được liệt kê như vậy, rõ ràng là hai phía sẽ tránh những xung đột dẫn đến chiến tranh. Nhưng chắc chắn một điều là Trung Quốc sẽ không âm thầm rút lui, tức là kéo dàn khoan HD 981 ra khỏi thềm lục địa Việt Nam, mà sẽ đòi CSVN chấp nhận một số nhượng bộ nào đó. Ví dụ, CSVN sẽ im lặng không nói gì đến vụ dàn khoan HD 981 nữa, ngược lại Bắc Kinh sẽ viện trợ một số tiền nào đó cho lãnh đạo Hà Nội chẳng hạn. Và như thế là 2 bên xem như chuyện đã rồi. Người dân Việt không hề biết vì không có phương tiện ra Biển Đông để kiểm chứng tin tức.

Radio CTM: Về phía quần chúng và phong trào dân chủ Việt Nam hiện đang rất quan tâm đến biến sự này và đang có những kêu gọi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Tuy nhiên cũng có một số dư luận cho rằng không nên tham gia biểu tình vào lúc này vì sẽ rơi vào bẫy của chế độ Hà Nội, đang dùng phản ứng chống đối của dân để thương lượng với Bắc Kinh. Ông nghĩ sao về điều này?

Lý Thái Hùng: Biểu tình là vũ khí của người dân nhằm bày tỏ sự phản đối hay bất bình đối với một chính sách nào đó của nhà cầm quyền, hay để biểu hiện một ý chí, quan điểm về một vấn đề nào đó trong đời sống. Trong các xứ tự do và dân chủ, biểu tình được coi là quyền của người dân và chính quyền phải tôn trọng.
Điều nghịch lý là quyền biểu tình đó không những bị cấm ở Việt Nam mà còn bị coi là hành động phạm pháp, có âm mưu gây bất ổn và trật tự xã hội. Trong bối cảnh xảy ra vụ Trung Quốc ngang nhiên đưa dàn khoan dầu khí HD 981 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, việc biểu tình mang ba ý nghĩa quan trọng.

Thứ nhất là bày tỏ sự phản đối những hành động xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Thứ hai là phản đối chính sách hèn nhát của nhà cầm quyền CSVN đối với Trung Quốc và đòi hỏi lãnh đạo Hà Nội hiện nay phải đứng thẳng người để đối đầu với Bắc Kinh.
Thứ ba là đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho những người yêu nước đang bi giam giữ một cách phi lý chỉ vì họ đã từng lên tiếng hay tham gia vào các hoạt động chống dã tâm xâm lược của Trung Quốc.

Nếu chúng ta tham gia biểu tình với tinh thần và thông điệp rõ ràng như vậy thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tận dụng mọi cơ hội để cùng đứng lên đáp lời sông núi và đẩy nhà cầm quyền CSVN vào thế phải đặt vận mạng đất nước lên trên hết, trên cả chỗ dựa Bắc Kinh của họ. Nếu lãnh đạo CSVN vẫn nhất quyết theo con đường “thà mất nước chứ không mất đảng” thì họ sẽ chính thức chống lại dân tộc, chính thức tuyên chiến với dân tộc Việt Nam.

Radio CTM: Tình hình biển Đông sở dĩ ngày một xấu đi với sự leo thang xâm phạm của Bắc Kinh có phải là do sự quá nhu nhược của lãnh đạo Hà Nội? Và để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh, Việt Nam  sẽ phải có những nỗ lực gì?

Lý Thái Hùng: Trong tình hình thế giới ở thế kỷ 21 này, nếu không có tay sai bản xứ thì các nước lớn khó có thể xâm lăng hay khuynh loát các nước nhỏ. Trong 40 năm qua, nếu lãnh đạo CSVN không quá nhu nhược thì Trung Quốc đã không thể từng bước xâm chiếm biển, đảo và ngày hôm nay ngang nhiên đưa dàn khoan HD 981 vào tận thềm lục địa của Việt Nam.

Đây có thể nói là hậu quả của Hội Nghị Thành Đô vào năm 1990, khi lãnh đạo CSVN đã dẫn nhau sang Thành Đô khấu tấu lãnh đạo Bắc Kinh để nối lại quan hệ khi khối Liên Xô đứng bên bờ tan rã.

Cái gọi là “biện pháp giải quyết bằng ngoại giao”, mà thực chất là những phản đối chiếu lệ vô ích, chỉ khiến cho Bắc Kinh thấy là Hà Nội sẽ không làm gì hết, sẽ chấp nhận từng bước lấn tới của Trung Quốc, và sẽ trấn áp các tiếng nói phản đối của người Việt Nam.

Những biểu hiện có vẻ mạnh hiện nay của lãnh đạo Hà Nội hoàn toàn chỉ vì áp lực quá lớn của dân chúng khi đọc được các tin tức về các bước khiêu khích do chính Bắc Kinh tung ra mà Hà Nội không dấu được nữa.
Để đòi Trung Quốc mang dàn khoan HD 981 ra khỏi lãnh hải Việt Nam và nhất là để ngăn chận tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong tương lai, đây là lúc mà CSVN phải:
- Đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của đảng và phe nhóm, tôn trọng quyền đấu tranh chống Trung Quốc của người dân.
- Trả tự do tất cả những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ một cách phi lý vì thể hiện lòng yêu nước.
- Thoát ra khỏi cái vòng kim cô của thân phận đàn em XHCN bằng cách rời bỏ chỗ dựa Trung Quốc, rời bỏ thể chế độc tài, hầu xây dựng một quốc gia tự do, dân chủ, độc lập và tự chủ.
Đây là những bước căn bản để tạo dựng sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cần thiết nhằm xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, đủ khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và biển, đảo.
Radio CTM: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng đã trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay.

Giàn khoan dầu của Trung Quốc là phép thử với cam kết của Hoa Kỳ tại châu Á.

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-05-09
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 8.5
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 8.5
Ảnh: Trường Sơn/ThanhNien
 Nghe bài này
Sự kiện Trung Quốc đưa gian khoan dầu ra khu vực trang chấp với Việt Nam trên biển Đông gần đây một lần nữa cho thấy một thách thức không nhỏ với không chỉ các nước đang có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc mà còn với cả cam kết chuyển trục chiến lược của Hoa Kỳ về châu Á. Việt Hà có bài tổng hợp và tường trình.
Thử thách Mỹ
Giàn khoan dầu khổng lồ của Trung quốc gần quần đảo Hoàng Sa trên biển  Đông là hành động gần đây nhất của nước này nhằm khẳng định chủ quyền của mình trên vùng nước đang tranh chấp với các nước láng giềng. Ngay lập tức sau khi Trung quốc chuyển giàn khoan ra vùng nước tranh chấp, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối và gọi đây là hành động gây hấn.
Người phát ngôn  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki, hôm 7 tháng 5 ra thông cáo gọi hành động này của Trung Quốc là khiêu khích và tạo thêm căng thẳng. Thông báo lên án hành động đơn phương này là một phần trong chuỗi hành động tương tự để lấn tới chủ quyền lãnh thổ đang tranh chấp theo cách phá họa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Trung quốc thừơng có chính sách dài hạn rồi ông tính dần dần, rồi ông mềm nắn, rắn buông. Và ông rất cơ hội chủ nghĩa. Khi Hoa kỳ bị kẹt ở Trung Đông thì ông dấn lên. Rồi bất cứ lúc nào có thời cơ thì ông làm...Bây giờ Hoa Kỳ đến ký hiệp ước với Philippines, thì ông bực mình thì ông phải thử thách
GS Nguyễn Mạnh Hùng

Phản ứng của Hoa Kỳ là điều dễ hiểu vì trong những trường hợp tương tự xảy ra trước kia trên vùng biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, Hoa Kỳ cũng đều lên tiếng kêu gọi các bên phải kiềm chế và làm rõ các đòi hỏi chủ quyền của mình theo luật quốc tế. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần khẳng định lợi ích chiến lược của mình tại khu vực này.
Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học  George Mason, hành động mới của Trung Quốc cho thấy nước này đang tìm cách thử thách cam kết của Hoa Kỳ với châu Á.
Dàn khoan Trung Quốc HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý (Files photos)
Dàn khoan Trung Quốc HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý (Files photos)

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: ông Trung quốc thừơng có chính sách dài hạn rồi ông tính dần dần, rồi ông mềm nắn, rắn buông. Và ông rất cơ hội chủ nghĩa. Khi Hoa kỳ bị kẹt ở Trung Đông thì ông dấn lên. Rồi bất cứ lúc nào có thời cơ thì ông làm. Nhất là trong thời điểm quan trọng thì phải thử. Bây giờ Hoa Kỳ đến ký hiệp ước với Philippines, thì ông bực mình thì ông phải thử thách.

Hành động mới của Trung Quốc diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến công du quan trọng của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới châu Á vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Chuyến đi nhằm một lần nữa khẳng định cam kết chuyển trục chiến lược của Hoa Kỳ về khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng  hành động mới của Trung Quốc là một hành động lấn lướt dần dần với các nước láng giềng yếu thế trừ khi Hoa Kỳ có hành động can thiệp.

GS. Carl Thayer: Lần này Trung quốc đã đặt một giàn khoan khổng lồ có nghĩa là họ đã đầu tư uy tín của họ vào khu vực này và giàn khoan này sẽ phải được bảo vệ. Điều này có nghĩa là gì? Sự có mặt kéo dài của Trung Quốc và ví dụ khác về sự lấn lướt… nó nói với các nước trong khu vực rằng, về lâu về dài, nếu Hoa Kỳ không bảo vệ họ và tham gia một cách mạnh mẽ hơn, Trung Quốc sẽ lấy dần dần và cuối cùng đòi chủ quyền của mình. Và họ không gặp phải sự đáp trả bởi không một lực lượng bán quân sự nào có thể tương đương với lực lượng tuần duyên của họ.

Hành động của Mỹ
Sự lớn mạnh của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự trong những năm gần đây đã được Mỹ nhìn nhận như một mối đe dọa với an ninh khu vực và vị thế của Hoa Kỳ tại khu vực. Điều này đã dẫn đến quyết định chuyển trục chiến lược của Hoa Kỳ về khu vực châu Á Thái Bình Dương vào năm 2011.
Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực
Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực. AFP
Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại về căng thẳng tại biển Đông. Trong bài phát biểu tại buổi họp báo đầu năm nay ở Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái Bình Dương, ông Daniel Russel đã nói:
Trung quốc đã đặt một giàn khoan khổng lồ có nghĩa là họ đã đầu tư uy tín của họ vào khu vực này và giàn khoan này sẽ phải được bảo vệ. Điều này có nghĩa là gì? Sự có mặt kéo dài của Trung Quốc và ví dụ khác về sự lấn lướt…
GS. Carl Thayer
Daniel Russel: Hoa Kỳ quan ngại trước một loạt những diễn tiến tại biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt là những hành động đơn phương có tính khiêu khích đòi chủ quyền theo các cách không theo luật pháp và phi ngoại giao.

Mới đây nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Philippines vào tháng 4 vừa qua, hai nước cũng đã ký thỏa thuận cho phép gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines. Giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle, Philippines, cho rằng đây là một bước nhằm giúp gia tăng khả năng phòng vệ của Philippines trước sự lấn lướt của Trung Quốc:

Renato Cruz de Castro: Thứ nhất là quân đội Mỹ sẽ được triển khai đến đây và sẽ được huấn luyện cùng quân đội Philippines và nó sẽ giúp quân đội Philippines chuyển dịch từ tập trung an ninh nội địa sang phòng vệ lãnh thổ vì từ 2001 đến nay mối tập trung chủ yếu của quân đội Philippines là để đối phó với những vụ nổi dậy trong nước. Từ năm 2011 đã có quyết định phải thay đổi từ vấn đề nội địa sang bảo vệ lãnh thổ nhưng quân đội Phi cần được huấn luyện. Cho nên một phần trong thỏa thuận là quân Mỹ sẽ được triển khai tạm thời ở đây để huấn luyện quân đội Philippines. Các yếu tố còn lại là về cứu trợ nhân đạo…Và cuối cùng là mục đích ngăn chặn Trung quốc, vì cho dù chính phủ Phi có chi bao nhiêu để hiện đại hóa quân đội thì quân đội Phi cũng không thể đánh trực tiếp được với quân đội Trung Quốc . Cho nên sự có mặt tạm thời của quân đội Mỹ ở đây có thể ngăn chặn được ý định lấn lướt của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm châu Á vào cuối năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng cho biết Mỹ cam kết cung cấp thêm khoảng 32 triệu đô la giúp các nước Việt nam, và Philippines bảo vệ lãnh hải và bảo đảm tự do hàng hải. Trong số đó, Việt Nam sẽ nhận được 18 triệu đô la, bao gồm 5 tàu tuần tra cao tốc do Mỹ chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi cuối năm ngoái cũng cho biết trợ giúp về an ninh hàng hải cho khu vực Đông Nam Á trong 2 năm tới sẽ tăng lên hơn 156 triệu đô la.

Mặc dù nhiều lần khẳng định quyền lợi chiến lược lâu dài tại biển Đông trong vấn đề tự do hàng hải, Hoa Kỳ từ lâu vẫn duy trì lập trường trung lập, không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Trung quốc biết giới hạn phải dừng ở đâu nên Trung Quốc luôn chủ động thách thức nhưng không đạt tới mức đỉnh điểm mà chỉ ở mức nào đó rồi dừng lại để không lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc phiêu lưu về quân sự, mà chỉ dừng lại ở mức là có các hành động căng thẳng thôi
Thạc sĩ luật Hoàng Việt

Trong khi lên án hành động của Trung Quốc trong việc chuyển giàn khoan ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, Hoa Kỳ cũng một lần nữa nhấn mạnh lập trường trung lập. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Daniel Russel, có mặt tại Hà Nội hôm 8 tháng 5 đã lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp hòa bình và nói rằng cả Việt nam và Trung Quốc đều có quyền đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Hoa Kỳ không thể nói đòi hỏi bên nào mạnh hơn. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế chỉ có thể kêu gọi các bên giải quyết vấn đề này một cách hòa bình.

Đây có thể coi là một thách thức về sự can thiệp sâu của Hoa Kỳ vào khu vực. Thạc sĩ luật Hoàng Việt, chuyên gia về biển Đông của Việt Nam, nhận xét các phản ứng của Hoa Kỳ từ trước tới nay trước các động thái của Trung Quốc ở biển Đông là không đủ mạnh, và khó có khả năng Hoa Kỳ sẽ can dự bằng biện pháp quân sự:

Hoàng Việt: Hoa kỳ sẽ không sử dụng biện pháp quân sự để quay trở lại. Nhưng với những điều từ năm 2009 đến giờ Trung Quốc luôn có các hành động thăm dò để xem Hoa Kỳ sẽ can dự thế nào. Có lẽ một số nhà nghiên cứu nhận xét là Trung quốc biết giới hạn phải dừng ở đâu nên Trung Quốc luôn chủ động thách thức nhưng không đạt tới mức đỉnh điểm mà chỉ ở mức nào đó rồi dừng lại để không lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc phiêu lưu về quân sự, mà chỉ dừng lại ở mức là có các hành động căng thẳng thôi.

Trung Quốc hôm 8 tháng 5 cũng đã lên tiếng nói rằng không có xung đột xảy ra xung quanh vụ giàn khoan dầu và kêu gọi Việt Nam đàm phán hòa bình.

Cuộc chiến Việt Nam & Trung Quốc đang diễn ra rất thổ phỉ man rợ!

Nguyễn Quang

Lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ lâm vào thế trận như hôm nay: chạy lên núi sẽ bị hỏa táng, chạy xuống biển sẽ thủy táng!

Rừng vàng!
Chỉ cần một trận hỏa công tất cả những đỉnh cao của VN sẽ rơi ngoài tầm kiểm soát, mất trắng hết! Vốn là một nước nghèo Việt Nam dốc tâm trồng cao su bạt ngàn và việc cho người Trung Quốc thuê rừng trồng cây bạch đàn là chính…Toàn là những loài cây dễ cháy, trong khi những phương tiện chữa cháy của Việt Nam hiện tại rất thô sơ nếu không nói là thủ công như cách đây không lâu qua lời của các phóng viên tường thuật từ một vụ cháy rừng ở Quảng Nam: “Sét đánh gây cháy rừng ở Đà Nẵng: Đám cháy bùng phát dữ dội. Địa hình dốc dựng đứng nên nhiều đoạn lực lượng cứu hộ phải trườn mình kéo nhau mới lên được chỗ đám cháy nên phải phát quang đường luồng để phòng cháy lan sang khu vực khác!”

Tại hiện trường, một phó tham mưu trưởng Quân khu V cho biết do địa thế hiểm trở, đám cháy lan nhanh, vì vậy các cán bộ chiến sĩ cùng người dân đã chia thành nhiều hướng dùng rựa phát quang đường luồng để tránh đám cháy lan sang khu vực khác, đồng thời dùng cành cây dập lửa và kết hợp với lực lượng chữa cháy kéo ống nước lên đỉnh đèo dập đám cháy.[1]
Sau hơn ba giờ đám cháy mới được khống chế hoàn toàn. Ước tính ban đầu hàng chục hecta rừng là cây keo do người dân trồng đã bị thiêu rụi. Hồi đầu tháng 5 tại Đà Nẵng hơn 100ha rừng đặc dụng ở Nam Hải Vân cũng đã bị thiêu rụi do bom phát nổ.

Riêng đối với những khu rừng do người Tàu thuê, họ rào dậu kín cổng cao tường và không ai biết chuyện gì đang xảy ra bên trong!

Biển bạc!
Lên non không được thời xuống biển nhưng nội lực bên trong cạn kiệt do tham nhũng hoành hành, những con tàu lớn nhất nước bị rút ruột, còn nếu đi mua về đến VN chỉ còn là đống sắt vụn! Những vụ án Vinashin và mới nhất với Vinalines…tham ô cả trăm ngàn tỷ đồng vào tay các quan tham Việt cộng!
- Biển Đông hôm nay tràn ngập tàu bè Trung Quốc! Từ đảo Hải Nam kéo dọc suốt chiều dài bờ biển hình chữ S của Việt Nam đến Sihanoukville ! Thật là hết đường chạy!
- Và diễn biến mới nhất, Trung Quốc mang cả giàn khoan khổng lồ xâm nhập vào vùng biển Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế!

Đầu tư toàn diện của Trung Quốc!
Ngày 2.4, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kết thúc chuyến thăm 3 ngày đến Campuchia với cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương từ 2,5 tỉ USD (năm 2011) lên 5 tỉ USD trước năm 2017, theo Reuters.

Trung Quốc đang là nhà đầu tư và tài trợ lớn nhất của Campuchia với các dự án trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Từ năm 1994 đến tháng 6.2011, với mức đầu tư trị giá 8,8 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực như thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chính, du lịch và nông nghiệp. Hội đồng phát triển Campuchia cũng ước tính đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào nước này trong năm 2011 là 1,19 tỉ USD, nhiều xấp xỉ 10 lần so với Mỹ.

Đến tháng 10-1999, phái đoàn quân sự cấp cao Campuchia đến thăm Trung Quốc và sau đó, một số nguồn tin cho hay, Bắc Kinh đề nghị cung cấp 250 xe tăng, 230 đơn vị pháo binh, 100 xe tải quân sự cùng số lượng lớn súng máy cho Phnom Penh. Tháng 5-2010, Thủ tướng Hun Sen thông báo Trung Quốc hứa viện trợ 257 xe tải quân sự và 50.000 bộ quân phục cho quân đội Campuchia. Tháng 8-2011, Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua trực thăng quân sự Z-9 của nước này, theo Reuters. Bên cạnh đó, hai bên còn tập trận chung và tàu chiến Trung Quốc thường xuyên ghé thăm Campuchia.

Giáo dục và văn hóa Năm 2009, Trung Quốc mở Viện Khổng Tử tại Campuchia, tài trợ cho hàng trăm trường dạy tiếng Hoa tại nước này, đồng thời cũng miễn giảm học phí để sinh viên Campuchia sang du học. 

Reuters dẫn lời Giám đốc Tổ chức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia Campuchia, Chut Wutty chỉ ra nhiều bất ổn trong dự án của Công ty bất động sản Thiên Tân. Công ty này thuê vùng đất rộng 340 km2, gần bằng nửa diện tích Singapore, của Công viên quốc gia Botum Sakor ở tỉnh Koh Kong, tây nam Campuchia, trong thời gian 99 năm để biến thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Thời gian thuê quá lâu khiến ông Chut nghi ngờ: “Bạn nghĩ sau 99 năm đất này sẽ được trả lại cho Campuchia và người Trung Quốc sẽ bị đuổi đi? Không đời nào”.

Đập thủy điện Kamchay ở tỉnh Kampot, giáp tỉnh Kiên Giang của Việt Nam, thuộc Công ty Sinohydro (Trung Quốc) và được khởi công vào năm 2007. Trong khi người dân sống gần nhiều dự án khác thiếu công ăn việc làm, thì nhà thầu Trung Quốc lại thuê phần lớn công nhân đến từ nước họ. Vì thế, nhiều người dân vô cùng bất bình. Reuters dẫn lời ông Sem On, một người dân tại thủ đô Phnom Penh, nói: “Họ có tiền nên cũng có quyền”.

Campuchia có vai trò lớn trong chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc, Trung Quốc không ngừng hỗ trợ Campuchia vì muốn tận dụng vai trò của nước này trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ASEAN. Vị trí địa lý của Campuchia có thể được dùng để kiểm soát vịnh Thái Lan và eo biển Malacca và làm bàn đạp tiến ra cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương!

Cuộc chiến tranh sinh hóa !
Trong khi trên đất liền cuộc chiến tranh sinh hóa mà người dân lành Việt Nam đang gánh chịu. Hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc nhập vào Việt Nam đều tẩm thuốc độc, kể cả thuốc men với danh nghĩa thực phẩm chức năng đầy hậu ý thâm độc hầu tiêu diệt giống dân Lạc Hồng này. Người tiêu thụ tâm lý chung ai cũng thích hàng hóa rẻ và người Việt không ra ngoài luật tự nhiên nên trở thành những con cá cắn câu thuốc độc vô cùng thâm hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc, những nhà lãnh đạo Việt Nam không ngăn chận còn ăn hối lộ cho hàng hóa Trung Quốc gia nhập…Thứ vũ khí này giết sạch cả một dân tộc con cháu Ngô Quyền, Bà Trưng, Bà Triệu… Bây giờ  không còn là chuyện chận đứng nhưng là tìm cho ra thuốc chữa trị khi đã ngộ độc! Và hiện nay hoàn toàn bất lực! Dịch sởi vừa qua là một nghi vấn?
-Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của những người CS đã biến thị trường tiêu thụ Việt Nam một bãi rác độc của Tàu!
Các loại bình sữa trẻ em, bình đựng nước uống học sinh bày bán trên thị trường với 100% mẫu sản xuất từ Trung Quốc đều chưa rõ về tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Đây là một loại bình nhựa bị cấm trên thị trường vì làm bằng polycarbonate, có chứa BPA - bisphenol A, chất phá hoại nội tiết tố, gây hiệu ứng trong tế bào!
Vào cuối năm 2010, Công ty TUV Rheinland Việt Nam - 100% vốn nước ngoài chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập, có trụ sở tại Sài Gòn - công bố kết quả kiểm nghiệm, 100% mẫu đồ chơi đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc đang bán trên thị trường VN chứa chất thalates - gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây hại đến thai nhi, gây đột biến...vượt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí có mẫu cao gấp 5.000 lần. Nhưng đến nay đĩa bay độc hại vẫn... cứ bay theo những kẻ lạ lên làm lãnh tụ ở Việt Nam!

Chứng vô cảm của lãnh tụ!
Chứng vô cảm của các lãnh tụ CSVN, đó là họ biết tất tần tật nhưng mọi sự trở nên nhởn nhơ, phó mặc vì đó không phải là công việc của kẻ lạ lên nắm quyền, song ‘hãy làm cho chúng điên loạn để dễ cai trị’! Như Latin có câu ‘Quos vult perdere dementat’!
Cụ thể qua hình ảnh Quốc Hội đang họp, có Đại biểu đã ngủ gục, nói chuyện riêng, cười khúc khích khi nghe báo cáo về giao thông ‘VN là nước có tai nạn giao thông nhất thế giới…!
Rõ ràng những lãnh tụ CSVN đã rước những thứ vô cùng lạc hậu từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ cấu. Hiện tại sang đầu thế kỷ 21 vẫn cứ mang những công nghệ lạc hậu, ô nhiễm, tốn năng lượng như qua vụ Vinashin mua ngay những con tàu đã quá cũ kỷ, đưa về Việt Nam không biết chạy được mấy lần rồi nằm ụ! Những nhà máy thép nhập vào Việt Nam ‘lợi bất cập hại’ về hậu quả ô nhiễm môi trường không thể nào lường hết được ở tương lai!

Đường lối mới về Nhân Quyền:
- Phải quét sạch thứ chủ nghĩa Mác Lê chỉ làm băng hoại đến diệt vong dân tộc này! Đừng chạy theo sau Trung Quốc khi chính họ đã chuyển sang Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên!
- Trước bạo lực ‘Chính quyền trên nòng súng’ của các chế độ độc tài toàn trị chắc chắn sẽ sụp đổ! Chỉ có con đường hành xử tôn trọng Nhân Quyền mới cứu chúng ta!
 - Thật vậy, « Ngày nay, nhân quyền được tuyên dương như một  ‘đạo lý mới’ của thế giới ». [2]


Nguyễn Quang
Chú thích:
[1] Thiếu tướng Đặng Lê Nhị.
[2] Walter Kasper,Nền tảng thần học của nhân quyền, trong NHÂN QUYỀN VÀ GIÁO HỘI, HĐGH Công Lý Và Hòa Bình, Vatican, xb, 1990, Địịnh Hướng chuyển dịch và xb 1999, trang 69
- Cháy lớn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên. Ngày 2.3.2012, tại tiểu khu 286, lô 175B, thuộc địa bàn thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã xảy ra vụ cháy lớn. Do điểm cháy ở cao điểm 1.700 - 1.900m có những vách đá dựng đứng, đến sáng 4.3, gió mạnh và hanh khô đã khiến đám cháy bùng phát mạnh và lan nhanh, khoảng 80 ha rừng nghèo (chủ yếu là cây bụi, cây tái sinh) cấp IIA đã bị cháy rụi. Đến ngày 6.3, tại thôn Ô Quý Hồ, huyện Sa Pa, khu vực rừng thuộc vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên đã bùng phát thêm đám cháy mới. Chỉ trong 1 giờ, ngọn lửa đã lan rộng, bán kính khu vực cháy kéo dài trên 1.000m.
- Sét đánh gây cháy rừng ở Đà Nẵng: TTO - 19g tối 21-5, tại đèo Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng làm hàng chục hecta rừng bị thiêu rụi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do sét đánh
 - Cảnh báo cháy rừng
 - Binh lực Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo thường niên mang tên Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012 đánh giá tổng quan về quân sự Trung Quốc. Theo đó, Bắc Kinh đang phát triển hải quân theo xu hướng tăng cường khả năng chiến đấu đa nhiệm. Ba hạm đội hải quân nước này là Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải mang các vai trò khác nhau trong chiến lược lâu dài của nước này. Đặc biệt, đối với hai hạm đội Đông Hải và Nam Hải, Bắc Kinh đặt trọng tâm vào khả năng tấn công chớp nhoáng, đổ bộ chiếm đảo.

***

Tác giả gửi đến DienDanCTM

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link