Tuesday, May 6, 2014

Các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu VN tôn trọng quyền tự do lập hội


Các tổ chức xã hội dân sự yêu cầu VN tôn trọng quyền tự do lập hội

Ông Đinh Đăng Định, Nguyễn Đan Quế, Đinh Nhật Uy, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải và vợ ông Định - bà Đặng Thị Dinh, hình chụp ngày 16/2/2014 (http://fvpoc.org)
  • Tin liên hệ
  • Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc tế Mỹ đề nghị đưa VN vào danh sách CPC
  • Hoa Kỳ thêm 8 nước vào danh sách vi phạm tự do tôn giáo
  • Dân biểu Mỹ đáp trả sự chỉ trích của báo chí Việt Nam
  • Nghe Bs Nguyễn Đan Quế được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân quyền Gwangju 2014
  • Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung hối tiếc vì nhận tội, xin khoan hồng
  • Các nhà hoạt động VN tới Mỹ vận động cho tự do báo chí
  • Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ?
CỠ CHỮ 
05.05.2014
Các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ra Tuyên bố chung yêu cầu nhà nước tôn trọng quyền tự do lập hội của công dân theo đúng Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Hà Nội đã tham gia ký kết.

Tuyên bố ngày 4/5 của 13 tổ chức trong nước được đưa ra sau khi Hội Cựu Tù nhân Chính trị bị an ninh sách nhiễu và yêu cầu phải chấm dứt hoạt động.

Thành viên ban điều hành Hội Cựu Tù nhân Chính trị, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bác Hải, nói với VOA Việt ngữ:

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh quyền tự do lập hội cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và quyền không bị quấy nhiễu. Chính quyền không thể cứ tiếp cận gia đình những người bất đồng chính kiến, quấy nhiễu và áp lực để những người bất đồng chính kiến ngưng các hoạt động bảo vệ nhân quyền. Đó là hai ý chính trong bản Tuyên bố chung chúng tôi vừa đưa ra.”

Ông Hải cho biết an ninh Việt Nam cáo buộc hoạt động của Hội là bất hợp pháp vì không xin phép nhà nước. Về vấn đề ‘đăng ký’ và ‘xin phép’ đối với các tổ chức xã hội dân sự trong nước, ông Hải nói:

“Việt Nam không hề có luật về lập hội, dường như không hề có cơ hội cho các tổ chức độc lập ngoài nhà nước được hình thành và hoạt động. Cụ thể như Hội Bạch Đằng Giang, sau khi tôi ra tù, tôi đã cố gắng đăng ký với nhà nước, nhưng rõ ràng không những họ không cho phép mà còn quấy nhiễu những thành viên tham gia đứng đơn đăng ký. Cho nên, với Hội Cựu Tù nhân Chính trị, theo cơ chế hiện hành, cũng sẽ không bao giờ có cơ hội để đăng ký, cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động.”

Tuyên bố chung của 13 tổ chức xã hội dân sự  trích dẫn điều 21 trong Công ước quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự được Việt Nam ký năm 1982 nêu rõ ‘quyền hội họp ôn hòa phải được công nhận’ và ‘không bị hạn chế’.

Tuyên bố cũng đề nghị quốc hội Việt Nam khẩn trương ban hành luật lập hội để các tổ chức xã hội dân sự trong nước có thể tiến hành các thủ tục hoạt động theo quy định.

Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên trong Tuyên bố khẳng định họ bác bỏ yêu cầu của nhà cầm quyền buộc họ phải chấm dứt hoạt động.

Họ cảnh báo rằng nếu tiếp tục bị gây sức ép hoặc bị sách nhiễu, họ sẽ xét tới việc khiếu nại lên các cấp thẩm quyền trong nước và quốc tế.

Đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước đồng ký tên vào một Tuyên bố chung phản ứng trước các vi phạm về quyền tự do lập hội của người dân giữa bối cảnh xã hội dân sự tại Việt Nam đang manh nha phát triển.

Mỹ thúc đẩy Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận của người dân

Nghệ sĩ Kim Chi và ông Ngô Nhật Đăng
Nghệ sĩ Kim Chi và ông Ngô Nhật Đăng
@thanhnienconggiao

Tú Anh

Trong những tuần qua tại Hoa Kỳ và Việt Nam diễn ra hàng loạt sự kiện trong chiều hướng tranh đấu nhân quyền, tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Phía chính quyền Việt Nam cũng có một số cử chỉ thiện chí tuy chỉ mang tính biểu tượng, thả một số nhà dân chủ như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi. Hà Nội cũng có một số động thái kêu gọi « hòa giải » nhưng thực hư chưa rõ ra sao.

Nhà báo Phạm Trần từ Washington

05/05/2014

More


Các động thái « trao đổi này » mang ý nghĩa gì ? Chính phủ và Xã hội dân sự Mỹ làm gì để giúp hình thành hệ thống thông tin đa chiều tại Việt Nam?
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích :
Nếu nhìn lại chặng đường gần 20 năm bang giao Việt-Mỹ thì trong 5 tháng đầu năm 2014 phải được coi là thời gian thành công nhất của Hoa Kỳ trong nỗ lực đòi thả tù chính trị và tăng cường áp lực để Việt Nam phải nhìn nhận quyền tự do ngôn luận của người dân.
Hai nữ dân biểu Loretta Sanchez và Zoe Lofgren và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã thành công trong việc đưa được một số Blogger và nữ nghệ sĩ Kim Chi đến Washington để họ trình bày về thực trạng tự do ngôn luận ở VN.
Mặt khác, hai công ty Google và Access của Mỹ chuyên về cung cấp các phương tiện truyền thông đã hứa sẽ giúp cho các Blogger Việt Nam phương tiện để hoạt động ngay trên lãnh thổ của mình để hướng tới một nền báo chí độc lập, bên cạnh nền báo chí của nhà nước…”
Có thể nói Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã thành công trong việc thúc đẩy Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, ông Vi Đức Hồi và anh Nguyễn Tiến Trung,nhưng cái giá mà Hoa Kỳ sẽ phải "đáp lại thiện chí của Việt Nam" có thể giúp Việt Nam gia nhập Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Partners) hay không….? "

Xung đột về đất đai và sở hữu toàn dân

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-05-05

000_Hkg6934575-600.jpg
Căn nhà của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bị đập phá trong ngày chính quyền tiến hành lệnh cưỡng chế 10/2/2012. Ông Đoàn Văn Vươn hiện đang bị tù.
AFP photo

Cuối tháng tư, gần đến ngày mà lý thuyết cộng sản trên thực tế phủ lên trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thì tại một làng quê không xa thủ đô Hà Nội, gần 1000 người của lực lượng công quyền dẹp tan sự kháng cự cuối cùng của vài gia đình nông dân, và thế là hoàn tất việc trưng thu đất đai mà nhà nước cho là để phục vụ các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Làng quê đó tên là Dương Nội, cũng như nhiều làng quê khác từ bắc chí Nam, trong những năm qua đã chứng kiến những xung đột giữa nông dân và chính quyền trong chuyện đất đai. Xung đột đó đôi khi dẫn đến đổ máu như ở Tiên lãng Hải phòng cách đây vài năm, hay vụ Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình hồi năm ngoái.

Danh sách các làng quê đó ngày càng dài, hai làng mới nhất mà người ta ghi nhận sự hiện diện của bạo lực, là Bắc Sơn tại tỉnh Hà Tĩnh, và Sơn Hải tại tỉnh Ninh Thuận. Tại Bắc Sơn, dân làng chống việc lấy đất “của họ” làm nghĩa trang cao cấp. Tại Sơn Hải, dân làng chống việc lấy đất “của họ” để khai thác khoáng sản, tàn phá môi trường trong lành.

Điều trớ trêu là về nguyên tắc những người nông dân được hình ảnh một lưỡi liềm vàng rất đẹp đại diện cho họ trên lá cờ của đảng cộng sản. Nay những đội quân đứng dưới lá cờ này lại kéo nhau đến những làng quê ấy lấy đi những miếng đất mà người nông dân cho là “của họ.”

Nguyên nhân của sự trớ trêu đó chính là nguyên tắc công hữu về tư liệu sản xuất của chủ nghĩa cộng sản, mà trong trường hợp những người nông dân, chính là đất đai. Đất đai ấy thuộc về toàn dân chứ không phải là “của họ.”

Tuy nhiên trên thực tế người nông dân vẫn xem những miếng đất mà họ cày cấy nhiều thế hệ là “của họ” và họ sẽ để lại cho con cháu, và đó cũng là những mảnh tài sản đất đai mà tổ tiên để lại cho họ. Một người dân ở Sơn Hải, Ninh Thuận nói về những mảnh đất “của họ” bị lấy để khai thác quặng titan:
Nói chung đất đó là của tổ tiên ông bà, nhưng mà người ta về người ta khai thác quặng titan. Họ cứ làm cái công ty khai thác cát đen, vô trong xã làm giấy tờ với xã vậy thôi à.”

Sở hữu toàn dân về đất đai ở Sơn Hải như vậy được ủy ban xã Sơn Hải đại diện. Và kết cục là khu nhà của công ty khai thác quặng bị đốt cháy, vài trăm người dân xuống đường bạo động, vài người bị cầm giữ vì tội gây rối trật tự công cộng.

Đương nhiên gây rối trật tự công cộng thì phải bị trừng phạt, nhưng phải chăng là phải tìm cho được nguyên nhân nào dẫn đến chuyện liên tục dân chúng gây rối trật tự công cộng đến nỗi bị cầm tù.
Khát khao có quyền sở hữu
000_Hkg8584638-250.jpg
Nông dân Dương Nội trong một lần lên thành phố Hà Nội khiếu kiện về đất đai. AFP photo
Một làng quê khác là Trịnh Nguyễn tại tỉnh Bắc Ninh cũng chứng kiến sự xung đột giữa cơ quan công quyền và những người nông dân giữ đất. Nỗ lực giữ đất cuối cùng đã bị dẹp tan vào tháng 10 năm 2013. Nhiều nông dân cũng bị bỏ tù. Người ở tù lâu nhất là ba tháng trao đổi với chúng tôi về quyền sở hữu ruộng đất sau khi ông ra tù:
Dân mất đất rồi, hết đất rồi. Đúng ra nếu nói cái quan điểm trong vấn đề làm chủ ruộng đất, thì khi người ta làm chủ ruộng đất thì đó là cái sự sinh nhai, là quyền lợi sống. Người nông dân chỉ có ít đất để sống thôi. Thế thì cái quyền lợi đấy người dân phải được.”
Sự khát khao ấy về quyền sở hữu trên chính mảnh đất nuôi sống bao thế hệ nông dân đã một lần nữa bị phủ nhận bằng Hiến pháp 2013. Hiến pháp này không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Người nông dân làng Trịnh Nguyễn nói tiếp với chúng tôi về cái ông cảm nhận được từ pháp luật và Hiến pháp:
Nhân dân làm chủ thì cái góc độ nhân dân và nhà nước nó giới hạn như thế nào. Làm chủ mà có giới hạn, người ta không có quyền gì so với thực tế. Thế cho nên tôi mới thấy là không có sự logic trong cái Hiến pháp để mà hai bên thỏa thuận, hai bên rõ ràng, vì thế nên mới sinh ra đụng độ.”

Khi bản Hiến pháp 2013 được ra đời, Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình nói với đài RFA về mối nguy hại khi quyền sở hữu tư nhân về đất đai không được công nhận:
“Ở nông thôn chúng tôi gọi là vấn đề dân cày cách nay hàng mấy chục năm đã được xới lên và vẫn chưa kết thúc. Còn ở thành thị, không phải là ruộng cày nhưng miếng đất để cư trú, đồng thời cũng là tài sản lớn nhất và liên quan đến quyền sở hữu của người dân thì chính là khâu tôi nghĩ rằng là 1 bài toán đang rất bức xúc, đòi hỏi phải có lời giải”.

Một trớ trêu nữa của lịch sử chiến tranh và cách mạng ở Việt Nam là những người nông dân đã từng ủng hộ đảng cộng sản trong quá khứ chính vì khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày. Ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu cho chúng tôi biết như thế lúc còn sinh thời.
Nữ nghệ sĩ Kim Chi, người có mặt tại thủ đô Hoa Kỳ vào tháng tư năm nay để vận động cho nhân quyền và tự do báo chí nói với chúng tôi về quyền sở hữu đất đai cho người nông dân trong một cuộc phỏng vấn:

“Người ta phải dùng cả mạng sống của mình để đòi lại đất đai các thứ. Và tôi thấy rằng là một chế độ gì mà kỳ như vậy, người nông dân người ta phải có cái sở hữu. Chính cái hình ảnh đó ghim vào đầu tôi làm tôi đau lắm. Hay như hàng ngày tôi đi qua con đường Thanh Niên tôi thấy dân oan đeo cái biển Trả đất cho tôi. Ai đẩy họ ra đường như vậy? 

Và bà cũng cho rằng quyền sở hữu đó là quyền tự nhiên của mọi người.
Một quốc gia thất bại là thế nào?
000_Hkg9106943(1)-250.jpg
Một gia đình nông dân Hmong ăn trưa trên cánh đồng. AFP photo
Tháng năm 2013, Nhà xuất bản Trẻ tại TP HCM xuất bản quyển sách mang tựa đề Tại sao các quốc gia thất bại (Why Nations Fail?) của hai tác giả là Daron Acemoglu và James Robinson từ đại học MIT hàng đầu của Hoa kỳ. 

Trong quyển sách này các tác giả cho rằng các quốc gia nghèo khó, kém phát triển vì mô hình kinh tế xã hội của họ theo kiểu khai thác cạn kiệt, loại trừ mọi sáng kiến (Extractive). Một điểm chung của nhiều quốc theo mô hình này là không có quyền sở hữu tư nhân, trong đó có các quốc gia cộng sản.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người thành lập tổ chức tư vấn độc lập đầu tiên tại Việt Nam, là tác giả của một trong số các bản dịch của quyển sách này. Ông nói rõ hơn về hai mô hình kinh tế xã hội được nêu:

Một thể chế gọi là bao hàm, dung nạp, coi trọng người dân, làm cái gì cũng kéo người dân vào, và phục vụ cho người dân. Nói chung đó là thể chế của những nền dân chủ hiện đại, có một nền pháp trị nghiêm minh. Còn chế độ kia gọi là khai thác, khai thác tất cả các tài nguyên. Ví dụ như kiểu chế độ Liên xô trước đây chẳng hạn.
Hai tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lịch sử cả trăm, thậm chí cả ngàn năm để cho thấy các quốc gia giàu có là theo chế độ dung nạp, còn chế độ khai thác thì làm cho quốc gia nghèo khó. Nó cũng có thể phát triển trong một lúc nào đó nhưng không thể bền vững được.”

Quyền định đoạt là động lực của phát triển
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng giải thích thêm về sự quan trọng của quyền sở hữu, và tại sao quyền sở hữu lại được xem là thành phần quan trọng của các thể chế làm cho các quốc gia trở nên giàu có.
Quan trọng của vấn đề sở hữu, mà nói toạc ra là sở hữu tư nhân về tài sản, về tư liệu sản xuất, về đất đai, về máy móc, về nhà máy. Những thể chế có tính năng ấy thì chưa chắc đã làm cho chế độ trở nên dung nạp, nhưng mà nếu không có thì chắc chắn là không.
Sở dĩ vấn đề sở hữu nó quan trọng là vì trong bất kể nền kinh tế nào, dù người kinh doanh là cá nhân, là gia đình, hay là một công ty thì nếu cái sở hữu tư nhân của người ta được tôn trọng thì người ta được khuyến khích, được một động lực rất là lớn, làm cho tài sản sinh sôi nảy nở ra. Còn ở các chế độ không coi trọng quyền sở hữu thì nó sẽ không khuyến khích những người làm kinh tế, vì người ta không có quyền định đoạt dù người ta làm vất vả.”

Giải thích của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A về quyền định đoạt thực sự giống với lời nói của người nông dân làng Trịnh Nguyễn sau khi được trả tự do vì xung đột đất đai.

Tuy nhiên cho đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên nêu cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo, và thế là sự can thiệp của nhà nước là rất lớn trong định chế kinh tế xã hội của Việt Nam. Nhưng mặt khác, chính phủ Việt Nam thường lên tiếng với các quốc gia đối tác quan trọng như Hoa Kỳ, yêu cầu sự công nhận của họ rằng Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Điều này thể hiện rõ qua câu khẩu hiệu khó hiểu: Kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một chuyên gia kinh tế từ Hà Nội là Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong dường như cố gắng giải thích câu khẩu hiệu đó khi ông cho rằng “kinh tế nhà nước gồm cả những phần tài sản liên quan tới tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tài nguyên trên trời cũng như dưới lòng lãnh hải của Việt Nam”
Điều ông Nguyễn Như Phong phát biểu hòan toàn đúng theo Hiến pháp 2013, nói rằng đất đai là sở hữu toàn dân.
Lịch sử quyền tư hữu ở Việt Nam và tương lai
000_Hkg9232650-250.jpg
Một nông dân ở Hà Nội. AFP photo
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng trong quá khứ người nông dân Việt Nam cũng đã từng có quyền sở hữu đất đai của mình.
Chúng ta xem xét luật Hồng Đức (đời nhà Hậu Lê) chẳng hạn thì có sự quy định rất chi tiết. Có đất gọi là đất công, của nhà nước hay là của Vua. Có đất thuộc cộng đồng tức là thuộc làng, thuộc dòng họ. Và có đất tư nhân. Nếu ai đó nói rằng Việt Nam thời quân chủ không có sở hữu đất tư nhân thì không đúng.”

Không hoàn toàn đồng ý với ý kiến này về lịch sử của quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, hiện là đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai nói:

Tôi nghĩ rằng trong chế độ phong kiến thì các cơ cấu xã hội chủ yếu nằm ở làng xã. Về mặt nguyên lý thì đất là của Vua. Người ta phải giải quyết quan hệ đất công tư trong các làng xã. Nó không giải quyết được mối quan hệ đó cho nên nó mới thực hiện chế độ quân điền. Tức là khi sở hữu tư nhân phát triển đến mức độ nào đó tạo nên mâu thuẫn xã hội đụng đến lợi ích quốc gia nên phải có chuyện điều chỉnh lại trong các làng xã. Vì thế qui định của luật Hồng Đức cũng chỉ là nguyên tắc thôi.”

Điều ông Dương Trung Quốc đưa ra về sở hữu ruộng đất dưới chế độ phong kiến như vậy cũng giống nhận định của hai tác giả quyển sách Tại sao các dân tộc thất bại? khi hai ông dẫn chứng về các chế độ chuyên chế phương Đông. Và đó cũng là các chế độ đi đến ngõ cụt, không phát triển được như lịch sử đã chứng minh về sự gục ngã của đế chế Trung Hoa.
Điều đáng nói là sở hữu của nhà nước hay của Vua ấy được lập lại trong Hiến pháp 2013 khi qui định đất đai sở hữu toàn dân. Hơn nữa còn lại ghi thêm rằng nhà nước có quyền thu hồi vì những dự án phát triển kinh tế xã hội. Ông Dương Trung Quốc nói:
Trong luật còn qui định nhà nước có quyền thu hồi đất cho lợi ích công cộng, thế nhưng lợi ích kinh tế phát triển là như thế nào thì mỗi người giải thích một cách khác nhau, nó đụng chạm đến lợi ích của những người đang sử dụng mảnh đất ấy.”
Thực tế các vụ xung đột về đất đai chính là do cái gọi là lợi ích kinh tế phát triển ấy. Tại làng Trịnh Nguyễn là nhà máy xử lý nước thải trong khu dân cư, tại Dương Nội là khu đô thị mới, tại Sơn Hải là lợi nhuận khai thác quặng titan,…tất cả đều được mang cái áo khoác phát triển kinh tế xã hội.
Nếu thực sự sở hữu đất đai của người nông dân Việt Nam trong quá khứ là đúng như ông Quốc nói thì sẽ càng dễ giải thích hơn nữa sự khát khao về sở hữu tư nhân của họ hiện nay. Ông Dương Trung Quốc nói tiếp:
Tôi cho đó là điều dễ hiểu vì bên cạnh sự phát triển tự thân của quốc gia thì còn có sự hội nhập vào các mô hình các giá trị của thế giới nữa.
Các quốc gia có mô hình sở hữu tư nhân về đất đai người ta vẫn tìm ra cách để giải quyết mâu thuẫn giữa  sở hữu tư nhân và lợi ích công để mà phát triển.”
Trong tình hình Việt Nam hiện tại, nhà nước là sở hữu của toàn bộ đất đai, người quyết định thế nào là lợi ích kinh tế xã hội cũng là nhà nước, xử lý những xung đột đất đai lại là bộ phận tư pháp hoàn toàn không độc lập trong nhà nước ấy.
Xung đột đất đai và hình ảnh dân oan mất đất có lẽ sẽ không biết mất trong thời gian gần.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link