Tuesday, May 6, 2014

Quỹ đấu tranh Dân Chủ - Con đường sẽ đến

Quỹ đấu tranh Dân Chủ - Con đường sẽ đến

Kính thưa quý vị

Nguyên Thạch (Danlambao) - Lời thổ lộ cùng những suy nghĩ này được viết lên trong những ngày đau buồn của đất nước vào dịp tháng Tư. Vâng, tháng Tư của uất hận và niềm đau, của tang thương và buồn tủi... Tháng Tư của hung tàn bạo lực đã triệt phá chính nghĩa một cách thô bạo của lớp người lạc hậu đi giải phóng văn minh để rồi đất nước bị qui về một mối, một mối hận thù, một mối đau thương... mà hệ lụy của nó là một xã hội nghèo nàn tụt hậu và bất ổn với nguy cơ hiển hiện lại một lần nữa sa vào vòng vây nô lệ giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

Gần 40 năm trôi qua với bao thảm cảnh, bao oan ức, bao sự hà hiếp nhũng nhiễu cùng với bao điều nghịch lý đã và đang tiếp diễn với tốc độ ngày càng thêm khốc liệt mà hầu hết người dân Việt, bất luận là quốc nội hay hải ngoại, thảy cả đều am hiểu một cách khá tường tận. Tuy nhiên, không phải là quá thừa thãi khi ta khơi lại một số ký ức để nhắc nhở nhau về những biến cố đau buồn ấy:

Cuộc đấu tố về “Cải cách ruộng đất” 1953-1956 long trời lở đất đã giết bao chục vạn sanh linh vô tội mà chỉ nói riêng về mặt đạo lý, ông Hồ là người mà có thể gọi là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, vì chính ông đã dựng chuyện tố khổ bà Cát Hạnh Long, dưới bút hiệu C.B. Viên đạn của “cách mạng” oai hùng đã bắn vào đầu của một người đàn bà, một ân nhân đã cống hiến gần hết sự nghiệp của mình cho những tên đao phủ này.

Vụ Nhân văn giai phẩm “Xét lại chống đảng” 1967, đã vu oan trù dập bao nhân tố nhân bản của nền văn học nghệ thuật có giá trị nhân văn, khiến bao người phải chịu cảnh đọa đày mà mãi mãi chưa bao giờ được phục hồi nhân phẩm.

Mậu Thân 1968, những hố chôn tập thể trong đó có cả đàn bà và con nít, những sự trả trả thù tàn bạo dã man... những hình ảnh kinh hoàng ấy khiến người dân Huế cũng như cả nước không bao giờ quên được.

- Tháng Tư 1975 với bao hình ảnh đau thương chia lìa, xác những em bé, những phụ nữ nằm chết loang lổ trên đường chạy giặc kinh hoàng. Hàng triệu người với lá phiếu bằng chân đã không thể chấp nhận cộng sản, phải bỏ nước ra đi trên những chiếc thuyền mong manh định mệnh.

Cải tạo công thương nghiệp, đã tàn phá hầu như toàn bộ nền móng của công nông thương nghiệp miền Nam, đưa cả nước vào khủng hoảng hầu như toàn diện về mọi mặt.

Trả thù quân cán chính VNCH bằng cách giam giữ hà khắc, đày đọa với chính sách hung bạo và đê tiện.

Kỳ thị và phân biệt thành phần xã hội một cách rất xuẩn ngốc, đưa đến hậu quả là bất mãn và trì trệ trên nhiều phương diện của xã hội.

Trên là những biến cố cực kỳ tệ hại, hệ quả của những sách lược của một cơ chế toàn trị. Bây giờ, chúng ta hãy đơn cử những cá nhân với những trường hợp cụ thể như sau:

- Trương Văn Sương, án tù chung thân, đã chết tức tưởi trong trại tù Nam Hà.

- Đinh Đăng Định, nhà bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm bị cộng sản đày đọa và có khả năng bị truyền chất độc đến gần chết mới thả.

- Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân xuyên thế kỷ, gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn.

- Trịnh Xuân Tùng, đã bị sát hại dưới tay đồ tể côn an Trung tá Nguyễn Văn Ninh.

- Nguyễn Văn Lý, Trương Quốc Huy, Y Phu Ksor, Việt Khang, Trần Anh Kim, Đỗ Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Bích Khương, Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng... và nhiều nhiều hơn nữa mà con số gần đến cả 200 người cho đến ngày hôm nay. Thêm nữa, trước sự hung hãn của con thú trước khi chết, nó càng mạnh bạo, số lượng tù nhân lương tâm sẽ còn tang nhiều, từ đó nhu cầu về hổ trợ càng thêm khẩn bách.

Những tù đang bị giam giữ đang cần thiết đến sự giúp đỡ cùng sự quan tâm một cách khẩn cấp đã đành. Những người đã ra tù cũng không khá gì hơn, họ bị phân biệt và bị cách ly, khó khăn ngay cả trong việc tìm mưu kế sinh nhai thì lấy đâu ra tiền, ra sức để mà tiếp tục hoạt động đấu tranh!

Sơ lược qua những biến cố tàn khốc do một thể chế hoàn toàn phi chính nghĩa đã gây nên, điểm ra những hoàn cảnh mà cá nhân những nhà đấu tranh phải gánh chịu... Hôm nay, người viết bài này thành tâm khẩn gọi quý vị hãy quan tâm, hãy hành động cụ thể và tích cực hơn nữa hầu bù lắp những hy sinh mà các nhà đấu tranh đã và đang chịu đựng, cũng như chúng ta có cơ hội để thể hiện tấm lòng với Quê Hương, với dân tộc mà con đường sắp đến sẽ còn rất nhiều gian nan nguy khốn. Không có sự trợ giúp thì con đường của chúng ta đang đi, sẽ không bao giờ đến. Một cách rõ nét hơn nữa là công cuộc đấu tranh, cho dẫu với bầu nhiệt huyết cao độ đến dường nào đi nữa mà không có phương tiện vật chất thì sớm muộn gì cũng sẽ đi vào bế tắc.

Để đi vào vấn đề chi tiết, mang tính chuyên môn (Professional) khi tiến hành thành lập, cái mà tôi tạm gọi là “Quỹ Đấu Tranh Dân Chủ” thì chúng ta sẽ rất cần những người chuyên ngành cũng như đã từng trải qua kinh nghiệm thành lập những hội thiện nguyện để đáp ứng đúng mọi yêu cầu về thể thức cũng như phương cách điều hành. Phần này, hy vọng sẽ có nhiều nhà chuyên môn lên tiếng.

Một cách cụ thể hơn, lấy tư cách cá nhân, thành khẩn mong mỏi những người có nhiệt tâm, có trình độ và uy tín, hưởng ứng lời đề nghị này bằng cách gởi đến công luận những đề án cũng như phương thức để thành lập quỹ. Bên cạnh, phần không kém quan trọng là những bậc nhà đấu tranh hãy gởi đề cương, cũng như tôn chỉ của tổ chức để mọi người có thể nghiên cứu, bàn bạc và có những điểm bổ sung cần thiết hầu dẫn đến sự hoàn hảo đến mức cao nhất có thể.

Vấn đề nhân sự, theo tôi thì không phải là vấn đề khó khăn, chúng ta sẽ hội tụ được những nhân tố khả tín để dẫn dắt con tàu. Sẽ có những đề cử những nhân vật tin cậy từ công chúng. Hoặc những nhân vật vừa có tâm, vừa có tầm xuất hiện đúng lúc.

Nhìn qua hiện tình của đất nước hôm nay dưới một thể chế đã hoàn toàn đánh mất lòng tin của đại đa số dân tộc, tham nhũng tràn lan đến bất trị, hà khắc nhũng nhiễu dầy dẫy, nợ công chồng chất, kinh tế thâm thủng đến mức báo động đỏ, dân oan khắp mọi nẻo đường, xã hội bất an, cướp giựt hoành hành, người dân luôn nơm nớp lo sợ cho một tương lai không có gì để gọi là hứa hẹn... Những chỉ dấu âm này, thiết tưởng là những động lực hợp tình hợp lý để chúng ta thành lập một chương trình như đã nêu trên.

Tuy không chủ quan, nhưng có rất ít người phủ nhận rằng trên 4.500.000 (Bốn triệu rưởi) người Việt là một tập thể có khả năng về tài chánh, cũng như số lượng về chất xám rất nhiều. Hãy lấy một con số thấp nhất, khiêm nhường nhất và lượng phần trăm khả dĩ nhất là bình quân 1/5 của số bốn triệu rưởi trên, tức gần 1 triệu người, đồng thời hãy xin con số cực kỳ dè xỉn nhất là 2 đô của mỗi người dành dụm trong một tháng thì quỹ cũng có được là khoảng 25 triệu đô cho mỗi năm. Tôi chỉ dám nêu lên con số “bèo” nhất thôi quí vị ạ. Đó là chưa tính đến những nguồn tài trợ của các nhà doanh nghiệp người Việt nội ngoại lẫn người nước khác ủng hộ con số tương xứng với tầm cỡ doanh nghiệp mà bản thân chưa dám nghĩ đến. Trên thực tế, người Việt ở hải ngoại mỗi năm gởi về VN bình quân trên 10.000.000.000.00 (Mười tỉ USD) thì tại sao con số khiêm nhường 25 triệu lại không thể có?.

Trước khi đi vào phần kết luận, người viết cũng không quên lưu tâm vì ái ngại, cũng như rất mong ước rằng Dân Làm Báo và những người chủ quản có đồng thuận về chương trình này hay không và có thể ưu ái cho chúng ta mượn phần đất của DLB để ươm những hạt mầm Dân Chủ nẩy nở và phát triển tốt đẹp hay không? Hay danh chính hơn là anh Vũ Đông Hà là người đại diện cho trang ngôn luận này, tôi tin rằng anh có thể vì “đại cuộc” mà chấp nhận, bởi lẽ chúng ta không những vạch ra những trì trệ, những nhũng nhiễu, những tội ác cho công chúng được rõ mà chúng ta còn tiếp sức cho những “đoàn quân” đứng lên tiêu diệt tội ác...hầu giành lại sự Độc lập, nền Dân chủ và hưng thịnh cho Quê Hương. Nếu được, thì đó là những gì quý giá và cao cả vô cùng, bởi chúng ta sẽ có được một nơi để mà thực hiện ý nguyện trong phong cách công khai và minh bạch. Mọi diễn tiến sẽ được tiếp nối, những nhà hảo tâm, những vị nhiệt tâm sẽ từ đó mà ủng hộ, cũng như chính thức lên tiếng tham gia. Xin quý vị nhận nơi đây lòng tri ân trước.

Một cách hài hòa, trước khi kết thúc bài viết, tác giả xin được phép thực tế để hỏi bạn rằng: Trong một tháng, bạn có thể hy sinh, bớt uống 1 ly cà phê (2 đô) không? Tôi đoan chắc rằng đa số sẽ trả lời là có thể. Trong trường hợp, một số ít bạn trả lời là không thể hy sinh 2 đô trong một tháng thì tôi xin nhắc nhở bạn rằng hãy chịu đựng vài phút thèm khát một ly cà phê để bù lại cho vô vàn người khác đang thiết tha và thèm khát về những thứ cao cả hơn, thanh tao hơn, những thứ ấy là Dân Chủ và Tự Do, Nhân Quyền và hưng thịnh. Sự hy sinh ấy, thiết tưởng rất xứng đáng.

Trân trọng

Đã đăng:




Hỗ trợ tài chánh là một phần của việc góp sức vào công cuộc chung

Dân Làm Báo - Những phản hồi của bạn đọc trong thôn trong các bài viết của các tác giảNguyễn Ngọc GiàNguyên ThạchVũ Đông Hà cho thấy đa phần chúng ta, bất kể đang sống ở đâu, đều muốn đóng góp vào việc hỗ trợ tài chánh cho những hoạt động tại Việt Nam - bên cạnh những đóng góp khác. Hoạt động tài chánh có nhiều đòi hỏi phức tạp và kiến thức chuyên môn. Chúng ta hầu hết đều không được học ở trường lớp về lãnh vực này. Chúng ta vừa tự tìm tòi, học hỏi ở nhau và vừa học vừa làm. Dân Làm Báo xin gửi đến các bạn một số quan điểm, góp ý trong những giới hạn đó.

Trước hết, rất nhiều phản hồi của bạn đọc mong muốn có cơ hội được đóng góp ngay - Đừng nói nhiều nữa. Đồng ý với các bạn. Điều ấy các bạn có thể thực hiện ngay bây giờ. Hiện tại đã có nhiều tổ chức, quỹ hỗ trợ của người Việt Nam đang hoạt động

Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không nắm rõ thông tin. Điều mà Dân Làm Báo cùng với các bạn có thể làm thêm là:

1. Các bạn đọc gửi thông tin dữ kiện về những tổ chức này.

2. Các tổ chức có thể gửi bài giới thiệu về hoạt động của mình để Dân Làm Báo góp tay phổ biến thông tin đến bạn đọc để đóng góp, hỗ trợ.

3. Trong vòng một tuần, Dân Làm Báo sẽ tổng hợp thông tin, đăng tải để mỗi người có thể tự tìm hiểu thêm và quyết định đóng góp.

Như vậy chúng ta xong phần làm ngay cho những gì hiện đang có. Chúng ta có thể ngưng những thảo luận về những gì đã có. Phần kế đến là việc có được thêm một loại "NGO" tài chánh chuyên nghiệp, có tầm vóc và có thể hoạt động thành công dài hạn.

I. Về vai trò và vị trí của Danlambao

Trước hết, Dân Làm Báo cần xác định ngay từ đầu cùng các bạn trong thôn về vị trí của mình:Dân Làm Báo không là tập hợp tốt nhất để trở thành một tổ chức về tài chánh, trực tiếp nhận hỗ trợ từ đám đông và sau đó điều hành quỹ tài chánh.

Lý do:

- Một NGO tài chánh với mục tiêu hỗ trợ tài chánh CHO NHIỀU HOẠT ĐỘNG, NHIỀU TỔ CHỨC KHÁC NHAU nên là một tổ chức độc lập.

- Một NGO tài chánh không nên vừa là một tổ chức hoạt động (thí dụ trong trường hợp DLB đang hoạt động trong lãnh vực truyền thông, có nhu cầu tài chánh cho những hoạt động của chính mình) vừa là tổ chức quyết định tài trợ tài chánh cho các tổ chức khác (trong đó cũng có những tổ chức hoạt động cùng lãnh vực với mình).

Bên cạnh những lý do chính yếu đó, Dân Làm Báo muốn chia sẻ thân tình cùng các bạn trong thôn về hoàn cảnh thực tế:

- 24 giờ một ngày, 365 năm ngày của một năm, DLB phải chu toàn trách nhiệm đối với bạn đọc cho công việc truyền thông. Chừng đó cũng đủ để... ngất ngư. Thêm việc đứng ra thành lập và điều hành một NGO chuyên nghiệp thì DLB sẽ chết. Chắc chắn chết!!! (phải in đậm cho nó... chắc).

- Những thành viên DLB là những người hoạt động về truyền thông, không có đủ kiến thức để điều hành một NGO tài chánh. Đứng ra nhận lãnh trách nhiệm này sẽ phụ lòng tin cậy của những người đóng góp và vô tình làm hại cho nỗ lực chung.

- Hầu hết thành viên và cộng tác viên thường trực của DLB là những người đang hoạt động tại Việt Nam và đối diện với nhiều khó khăn thử thách. Thêm lãnh vực hoạt động về tài chánh sẽ gia tăng đe dọa cho các thành viên. Điểm mấu chốt là "người ta" có thể lạm dụng pháp luật, đưa ra những đòi hỏi về sự minh bạch, bảo vệ lợi ích nhân dân... để dùng đó là những lý cớ cho việc điều tra nhằm biết rõ những hoạt động của DLB trong lãnh vực truyền thông.

3 điều trên, DLB tin rằng cũng có điều hay hết cả 3 sẽ xảy ra cho những tổ chức hoạt động khác. Đối với những tổ chức đó, chúng ta KHÔNG NÊN thay vì hỗ trợ cho những hoạt động của họ về mặt tài chánh, tiếp sức cùng họ trong những hoạt động về xã hội dân sự, nhân quyền, dân chủ thì lại chồng thêm gánh nặng cho họ khi muốn họ đứng ra nhận lãnh công việc này.

Về phần các anh chị em trong Danlambao, chúng tôi sẽ cùng các bạn góp phần đóng góp trong khả năng, kiến thức có được cho ước muốn chung của nhiều người. 

II. Về việc NGO và tài khoản nên được thành lập ở đâu?

Một NGO tài chánh sẽ bị nhà nước (sở thuế) thanh tra bất cứ lúc nào mà không cần lý do. Điều này xảy ra cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những năm sau này, ngay ở những nước dân chủ, các tổ chức tài chánh bị đặc biệt lưu ý và thanh tra thường xuyên vì 3 lý do chính:

- Trá hình cho những hoạt động tài trợ khủng bố.
- Trá hình cho hoạt động rửa tiền.
- Bình phong và phương tiện để lừa đảo người đóng góp.

Khi thanh tra, mọi hoạt động, mọi chi thu, ai đóng góp - tên, tài khoản, số tiền, ai nhận sẽ nằm trong tay bộ phận thanh tra. Ở những nước dân chủ, nhà nước có nghĩa vụ phải bảo mật những thông tin này, nếu không sẽ đối diện với truyền thông tự do và nền pháp lý công minh. Tại Việt Nam, điều gì sẽ xảy ra với tổ chức tài chánh, với những tổ chức nhận tài chánh, với những người đóng góp qua tài khoản ngân hàng...? Có lẽ đến giờ này, mỗi chúng ta đều có câu trả lời chính xác.

Do đó, Danlambao nghĩ rằng có nhiều bất lợi và rủi ro nếu NGO được thành lập và điều hành ngay tại Việt Nam.

III. Để thành lập và điều hành một NGO ở ngoài Việt Nam

Danlambao xin được góp ý kiến về việc thành lập một tổ chức hỗ trợ tài chánh có tầm vóc, có tổ chức và chuyên nghiệp.

1. Những yêu cầu sơ khởi:

Một số bạn có ý kiến chỉ cần một cá nhân đến ngân hàng mở trương mục, thông báo trương mục để mọi người đóng góp là xong. Một NGO tài chánh không đơn giản như việc mở một trương mục cá nhân. Những yêu cầu sau đây (và còn nhiều yêu cầu khác mà chỉ những người chuyên môn biết rõ) phải được chu toàn trong đó có:

- Tên của tổ chức.
- Điều lệ, nội quy, lãnh vực hoạt động.
- Thành phần Hội Đồng Quản Trị.
- Mở trương mục theo hình thức một công ty hay một tổ chức vô vụ lợi. (Để thực sự được hưởng quy chế vô vụ lợi, người đóng góp được trừ thuế như tại Hoa Kỳ, phải cần một thời gian hoạt động, làm đơn, duyệt xét... mới có được).
...

Do đó, bước đầu tiên không phải chỉ cần có người đi đến nhà băng mở trương mục là xong. Để có tên tổ chức, điều lệ... ai là người quyết định? Chúng ta có thể góp ý, bàn thảo với nhau trên mạng nhưng cuối cùng phải có một nhóm người. Nhóm người đó là Nhóm khởi xướng haySáng lập viên.

Nhóm khởi xướng phải chọn tên gọi để NGO có thể hoạt động và phát triển mạnh. Đây là quyết định chiến lược đầu tiên:

- Cần có tầm nhìn xa để biết trước những lãnh vực hỗ trợ trong tương lai. Thí dụ như phải biết trước nếu dùng tên "Dân chủ cho Việt Nam" thì có thể không hợp lý và khó khăn (đối với người đóng góp và ngay cả với chính phủ của quốc gia nơi đăng ký) khi hỗ trợ cho một Chương trình vinh danh những Thương Phế Binh. Hay ngược lại, tên gọi cần hợp lý để bao gồm những hoạt động cho Dân chủ, Nhân quyền...

- Nhóm khởi xướng cũng có tầm nhìn để biết trước nguồn đóng góp trong tương lai không chỉ đến từ cá nhân mà NGO của mình còn có thể xin tài trợ từ các tổ chức quốc tế, NGO, foundation và các chính phủ khác. Tên gọi là gì để có thể dễ dàng xin nhiều nơi. Một tổ chức NGO chuyên hỗ trợ về người phụ nữ thiểu số sẽ lưỡng lự khi hỗ trợ cho một tổ chức mà tên gọi bị hiểu (lầm) là chỉ hoạt động cho dân chủ. Do đó, tên gọi cần phải như thế nào để có không gian hoạt động hữu hiệu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của Việt Nam.

- Tên gọi cũng là một thương hiệu, logo cũng là một thương hiệu. Tên đó đã có người khác đăng ký dùng chưa, có dung hòa và "ăn khách" với số đông cả người Việt ở Việt Nam, ở nước ngoài và cả với người ngoại quốc... Nó là một phần của những suy nghĩ, quyết định từ ban đầu ảnh hưởng rất lớn lên đường dài phát triển.

Từ tên gọi đó sẽ có dẫn đến mục tiêu hoạt động, lãnh vực hoạt động, điều lệ hoạt động. Đôi khi, sau khi soạn thảo xong mục tiêu, lãnh vực thì tên gọi mới thực sự chính thức ra đời để phản ảnh đúng mục tiêu và bản chất hoạt động của NGO.

Câu hỏi tiếp được đặt ra: Làm thế nào có được những thành viên sáng lập để thực hiện và có được những yêu cầu trên trước khi đăng ký thành lập NGO và mở trương mục tại ngân hàng?

2. Vận động thành lập Nhóm Khởi Xướng 

Chúng ta biết rõ, mọi ý kiến đều đi vào quên lãng nếu không có những người thực sự đi đầu. Và cũng sẽ không có nhiều cá nhân xung phong nếu không có sự vận động. Nhiều bạn có đề nghị một số cá nhân và trông chờ ai đó tiếp thu ý kiến của mình để liên lạc, xác suất cao là những đề nghị ấy cũng vẫn là đề nghị của bạn. Nếu trông chờ vào 1, 2 cá nhân đi vận động thì chúng ta cũng khó thành công - chuyện này chỉ xảy ra khi có vài cá nhân muốn và xem việc thành lập một NGO là công việc toàn thời gian, là sự nghiệp của mình.

Do đó chúng ta cần có nhiều người trong thôn, đồng ý với nhu cầu quan trọng, thôi thúc vì muốn đóng góp... thực sự đi vận động. Các bạn có thể thông báo cho thôn dân biết mình sẽ đi vận động và qua Danlambao các bạn có thể liên lạc riêng với nhau để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Có nhiều quan điểm về vai trò, chức năng của những người sáng lập. Một số bạn đề nghị một số nhân vật nổi tiếng, đang hoạt động năng nổ và đóng góp rất nhiều. Thực tế, những người này thường đã "quá tải". Nếu nhận lời thường là nhận lời theo hướng "đứng tên vào danh sách". Và nếu thế thì những công việc trong phần "Những yêu cầu sơ khởi" vẫn không có ai làm.

Danlambao xin đưa ra một phương hướng như sau:

- Các bạn đọc khắp nơi, tiếp xúc và vận động tại thành phố của mình những cá nhân thành công trong sự nghiệp, có tư cách, quan tâm đến tương lai của đất nước, hỗ trợ dân chủ và không chấp nhận độc tài. Người đó không là người đang hoạt động cho một đảng phái.

- Trình bày nhu cầu, mục tiêu, tầm vóc muốn nhắm đến của NGO để thuyết phục họ trở thành một thành viên sáng lập, là những người tiên phong làm nên một NGO chuyên về tài chánh của người Việt Nam.

- Nếu đồng ý, cá nhân đó là người đóng góp đầu tiên cho NGO. Xin phép lấy con số $US5000 như là chỉ một thí dụ. Sự đóng góp này chứng minh được thái độ và ý muốn thực sự gầy dựng NGO.

- Nếu có 100 bạn đọc biến ước muốn thành hành động vận động và chỉ cần 5% thành công, chúng ta có được 5 người đồng ý là chúng ta có được một Nhóm sáng lập với số lượng thành viên tối thiểu với  quỹ điều hành ban đầu là $US25000.

Xin được nói thêm 1 số điều ở đây:

- Sự vận động khắp nơi, dẫn đến một nhóm sáng lập với những thành viên "ngẫu nhiên", độc lập sẽ giúp cho sự cân bằng, giảm thiểu nạn bè phái...

- Uy tín của thành viên sáng lập từ đầu có thể bị đặt nghi vấn bởi vì không được biết đến nhiều. Chúng ta quen với hình ảnh những người đã "nổi tiếng" và thường có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận và hỗ trợ những người nổi tiếng. Tuy nhiên, uy tín thật sự sẽ không là "danh tiếng" qua dư luận. Uy tín thật sự cần thời gian, đến từ thành quả đóng góp và sự minh bạch trong hoạt động.

3. Vai trò của thành viên sáng lập và quỹ điều hành ban đầu

Đến đây, chúng ta quay ngược lại phần "Những yêu cầu sơ khởi" để thấy con số $25000 là quỹ điều hành ban đầu và vai trò của nó. Từ đó có thể thấy được vai trò, trách nhiệm của thành viên sáng lập.

Chúng ta thường vô tình gom chuyện khởi xướng, thành lập và điều hành thành một. Điều này trên thực tế dẫn đến tình trạng bất khả thi vì ít ai làm được hết tất cả. Những thành viên sáng lập là những người thành công trong sự nghiệp riêng, hoặc đã đang tham gia hoạt động trong một lãnh vực nào đó tại cộng đồng đang sinh sống. Do đó, họ có khả năng tài chánh nhưng không có thì giờ. Bên cạnh đó, họ không phải làm những người chuyên môn về luật, đăng ký, sổ sách và điều hành. Họ chỉ phải làm một số công việc rất quan trọng nhưng ngắn hạn trong thời gian ban đầu:

a. Xác định tên gọi, điều lệ, nội quy, phạm vi hoạt động... như đã trình bày ở trên.

b. Thành lập Hội Đồng Quản Trị. Những thành viên sáng lập có thể là thành viên của HĐQT hay những người khác mà thành viên sáng lập quyết định muốn mời thêm.

c. Cho việc thành lập NGO:

- Mướn người chuyển dịch mọi tài liệu, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của quốc gia đăng ký.

- Mướn luật sư, người chuyên môn để làm thủ tục đăng ký, thành lập NGO theo đúng quy trình pháp lý.

- Mướn người thiết lập Website, thiết kế logo, design tài liệu.

...

d. Cho việc điều hành NGO:

* Mướn một người điều hành. Ban đầu là bán thời gian để điều hành toàn bộ hoạt động của NGO bao gồm (nhưng không là tất cả): Soạn kế hoạch cho những chương trình gây quỹ; Soạn những mẫu đơn, mẫu báo cáo, giao kèo tiêu chuẩn cho phía xin tài trợ; Duyệt xét, quyết định hỗ trợ; Theo dõi hoạt động của xin tài trợ qua thông tin mạng, báo chí; Báo cáo định kỳ với HĐQT và công chúng; Cập nhật trang Web...

Tới giai đoạn đi vào hoạt động, gần như toàn bộ trách nhiệm điều hành thuộc về người giám đốc /ban điều hành, làm việc có lương, do HĐQT quyết định và có quyền sa thải bất cứ lúc nào.

Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của HĐQT và người điều hành được định ra trong nội quy, điều lệ của NGO và được công bố đến với công chúng.

IV. Kết luận:

Tóm lại, quy trình được gom lại như sau: Vận động => Thành phần Sáng Lập + quỹ hoạt động ban đầu => HĐQT + Tên gọi, nội quy, điều lệ => mướn người chuyên môn tiến hành thủ tục pháp lý, thành lập => xây dựng ban điều hành chuyên nghiệp.

Vấn đề thành lập NGO phức tạp và đòi hỏi chuyên môn nếu chúng ta muốn phát triển đường dài, được tin cậy và thành công. Danlambao xin ngừng lại ở đây mà không đi vào lãnh vực NGO hoạt động như thế nào sau đó vì đó là phạm vi, trách nhiệm của HĐQT và Ban Điều Hành của NGO sau này. Danlambao chỉ xin nhấn mạnh mấu chốt của vấn đề mà chúng ta cần cùng nhau thực hiện: Có được 1 nhóm sáng lập và đóng góp cho quỹ hoạt động ban đầu. Khi có quỹ hoạt động, những việc làm sau đó - từ đăng ký cho đến điều hành sẽ được thực hiện bởi những người chuyên môn, có lương hay thù lao theo đề án. Điều này giúp chúng ta tránh những khó khăn, trì trệ khi tiến hành mọi sự dựa trên tinh thần thiện nguyện. Thành lập và điều hành một NGO dù vô vụ lợi cũng không khác gì một công ty. Nó cần được chuyên nghiệp.

Các bạn trong thôn quý mến,

Chúng ta có thành công hay không? Điều đó không một cá nhân nào có thể trả lời vì đây là nỗ lực tập thể. Với số lượng hàng ngàn bạn đọc, nếu có được 100 bạn chỉ làm công việc duy nhất là tiếp xúc vận động có người đồng ý là thành viên sáng lập và chỉ cần 10 bạn thành công thì Dân Làm Báo tin rằng chúng ta sẽ thành công cho những bước sau. Và sau này, nếu... trời thương, bên cạnh nhiều tổ chức, quỹ hỗ trợ đang có, chúng ta có thêm một NGO tài chánh lớn, được sáng lập và điều hành bởi những người không phải là chúng ta, nhưng chúng ta vẫn hãnh diện rằng mình đã đóng góp phần nhỏ nhoi của mình trong giai đoạn nó... chưa ra đời.

Nếu bạn đồng ý, Dân Làm Báo chỉ mong nhận được từ bạn 2 tin vui:

Tin vui 1: Tôi... đang sống tại thành phố, quốc gia sẽ tiếp xúc, trình bày và thuyết phục một (hay nhiều) người trở thành thành viên sáng lập.

Tin vui 2 (trong 1-2 tuần sau): Tôi đã vận động thành công một người đồng ý là thành viên sáng lập. Người đó là... đang cư ngụ tại thành phố, quốc gia.

Mong đón nhận được tin vui từ các bạn.




An ninh triệt phá cafe Bùi Hằng như thế nào

Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Theo lời mời của Bo Trung, con trai chị Bùi Thị Minh Hằng, sáng ngày 4/5/2014, chúng tôi đến quán café Thủy Tạ để gặp và động viên các con của chị trong lúc mẹ bị bắt oan vô cớ, tuy nhiên các con của chị buộc phải chuyển địa điểm sang một quán cafe gần đấy vì bị công an xua đuổi.

Ngay trước quán café, lực lượng công an dân phòng đông nghịt, hình như là huy động cả các hội đoàn tại chỗ vì tôi thấy có vài bác già cả, ăn mặc bình thường, trông mặt có vẻ đôn hậu nhưng lại đeo cái băng đỏ phục vụ cho công an triệt phá cafe Bùi Hằng, một người phụ nữ vốn đã chịu nhiều oan trái do chính quyền gây ra, bây giờ chị lại bị đánh đập và bắt giam vào ngục tối, thử hỏi người thân các vị bị hành hạ như vậy các vị có cam lòng không? các vị có trái tim gỗ đá hay sao mà rình rập hãm hại con cái của chị.

Ở trong quán café, công an bố trí một lực lượng ô hợp cầm biểu ngữ bôi nhọ Bùi Hằng là đồ rác rưởi, chúng lại tận bàn cafe Bùi Hằng để khiêu khích cháu Trung, con trai chị Hằng để đánh lộn, để kiếm cớ cho công an nhảy vào bắt Trung, công an đứng rải rác đầy quán, chưa uống xong cốc nước thì công an ép chủ quán đuổi chúng tôi ra, đuổi ra nhưng lại muốn thu tiền, bị chúng tôi phản đối nên chủ quán không biết làm sao thì những tên an ninh chạy lại “xin thanh toán tiền trước”, cuối cùng thì mọi người cũng thanh toán tiền cho chủ quán đi về, thế nhưng không đi về được an toàn, vừa ra khỏi quán đám đầu gấu bu lại xung quanh cháu Trung và đòi đánh, công an cười mỉm đi xung quanh.

Đoàn chúng tôi chỉ vừa dịch chuyển khoảng 100m lên phố Cầu Gỗ thì chúng nó xông vào đánh Trung buộc bạn bè phải đẩy Trung vào một cửa hàng để trốn (xem video)

An ninh tấn công con trai chị Bùi Hằng (1)


Chúng tập trung bu xung quanh cửa hàng để chờ Trung ra để đánh, chúng miệt thị Trung (xem video) 

An ninh tấn công con trai chị Bùi Hằng (2)


Xe cảnh sát loa ầm ĩ, yêu cầu đám đông giải tán, nhưng mà là để giải tán người đi đường tò mò tìm hiểu sự việc để chúng cô lập con chị Hằng và chúng tôi (xem video)

An ninh tấn công con trai chị Bùi Hằng (3)


Có một điều đặc biệt là khi chúng tôi giải thích với những người đi đường là: công an cho đầu gấu đánh dân thì nhận được thái độ đồng tình của người dân xung quanh dù họ chưa biết câu chuyện đầu đuôi thế nào, điều này chứng tỏ người dân Việt Nam ai cũng biết những mánh khóe sử dụng đầu gấu của công an cộng sản, có lẽ hầu như ai cũng trải qua hoặc được chứng kiến sự tàn ác của công an.

Cuối cùng công an cũng gây áp lực nên chủ cửa hàng yêu cầu con trai chị Hằng đi ra khỏi cửa hàng mình, bằng thái độ ôn hòa nhất có thể, các con của chị bình tĩnh đi ra, bọn đầu gấu theo sát hoạnh họe một chặng rồi được lệnh rút lui, chỉ còn vài tên cảnh sát hình sự bám theo.

May quá cuối cùng các con của chị Hằng đã trở về an toàn, mong các con của chị luôn giữ được sự bình tĩnh, bình an trong tâm hồn và chờ đợi chiến thắng, bởi vì cuối cùng nhân dân sẽ là bên chiến thắng.





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link