Tuesday, May 6, 2014

Việt cộng -Trung cộng nói và làm


TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn

Cập nhật: 03:22 GMT - thứ hai, 5 tháng 5, 2014

Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc

Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Đáp lại, Trung Quốc tăng phạm vi cấm tiếp cận giàn khoan 981 thêm 2 hải lý nữa.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Báo trong nước dẫn thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói trong thời gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29' N/111 độ 12’E.
Đây là vị trí nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam.
Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cũng cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát tuy Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, 18 hải lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói tối hôm Chủ nhật 4/5: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông Bình nói: "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”.
Cùng ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC "dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam".

Khẳng định đường chín đoạn

Cảnh báo của Cục Hải sự Trung Quốc còn cấm các loại phương tiện "không được xâm nhập" vào khu vực giàn khoan nói trên hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.
Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, nhà chức trách Trung Quốc tăng phạm vi bán kính này lên thành 3 hải lý.
Hành động của Trung Quốc, theo Tiến sỹ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, "là chỉ dấu rằng Trung Quốc đang khẳng định quyền thăm dò và khai thác tài nguyên trong đường chín đoạn của mình cho dù nguồn tài nguyên đó có nằm trong EEZ của quốc gia khác hay không".
"Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc."
Tiến sỹ Ian Storey
Vị trí giàn khoan 981 nằm bên trong đường yêu sách chủ quyền còn được gọi là đường 'lưỡi bò'.
Ông Storey cảnh báo rằng sự kiện này có thể dẫn tớ́i một đợt bùng phát căng thẳng mới về chủ quyền Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà trong năm 2013 dường như đã lắng xuống đáng kể.
Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội phản đối mạnh mẽ hơn nếu như Philippines thắng trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế.
"Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc."
Giàn khoan 981 là giàn khoan dạng nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.
Giàn khoan này dài 114m, rộng 90m, gồm năm tầng cao 136m và có trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn.
Đây là giàn khoan siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất.
Vị trí mà Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động

Nguy cơ căng thẳng mới?

Giàn khoan 981 đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011, gây quan ngại cho các nước trong khu vực.
Tốn gần 1 tỷ đôla để xây dựng, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như kho học, dầu khí và quân sự.
Lúc đó, các chuyên gia Việt Nam đã cảnh báo về ý đồ dần dần chiếm hữu Biển Đông thông qua hoạt động dầu khí của Trung Quốc, nhất là khi vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng EEZ của các nước xung quanh.
Họ gọi đây là "thách thức chủ quyền" mà Trung Quốc "ngang ngược" áp đặt.
Trong một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức "thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò".
Họ cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới "ai đến trước, được hưởng trước" đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược "gác tranh chấp, cùng khai thác" theo kiểu Trung Quốc.
Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam từ tháng 5/2010.
Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối, nhưng các hoạt động dầu khí của Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.
Năm 2011 là năm có nhiều căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Liệu với sự kiện giàn khoan 981, hai nước có lâm vào một đợt căng thẳng mới?

Trung Quốc mang giàn khoan 'khủng' chiếm biển Việt Nam

Giàn khoan khổng lồ HD-981 được nhiều tàu chiến của hải quân Trung Quốc hộ tống xung quanh.
CTV Danlambao - Hôm 4/5/2014, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Hải Bình đã lại lên tiếng phản đối bằng miệng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 'khủng' HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Năm nhằm cướp biển và chiếm đoạt tài nguyên.

Trước đó, vào hôm 3/5/2014, cục Hải sự của Trung Quốc tuyên bố rằng giàn khoan khổng lồ HD-981 đã được đưa đến 'tác nghiệp' tại Biển Đông. Vị trí mà giàn khoan trị giá 1 tỷ đô-la này án ngữ chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, án ngữ cửa ngõ vào biển Đà Nẵng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố rằng hành động trên của Trung Quốc là 'bất hợp pháp và vô giá trị'.

"Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối.", ông Lê Hải Bình nói.

Cùng ngày, Tập đoàn dầu khí Việt Nam cho biết đã gửi thư "cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam". 


Vị trí giàn khoan khủng của Trung Quốc cách đảo Lý Sơn 221 km, án ngữ ngay cửa ngõ vào biển Đà Nẵng.

Đáp lại những phản đối, ngày 5/5/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh tiếp tục lên tiếng bạo biện cho hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc.

Bà Hoa Xuân Oánh ngang ngược tuyên bố giàn khoan khổng lồ mà Trung Quốc án ngữ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý là "hoàn toàn nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc".

Cho đến thời điểm này, ngoài những lời phản đối cho có lệ của người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Hải Bình, chính phủ Việt Nam hoàn toàn chưa có bất cứ phản ứng nào rõ rệt nhằm chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc.

Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết Trung Quốc đang ráo riết xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam. Đảo Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng trong trận hải chiến đẫm máu năm 1988.



Việt cộng -Trung cộng nói và làm

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Đâu đó... lẫn trong “gió bấc” có tiếng xì xào của Tập cận Bình nói cùng Putin rằng “chúng ta chia nhau cát cứ. Anh Baltic, Biển Đen còn tôi Biển Đông và ĐNÁ!” Đối với Quốc Tế, lân bang thì Trung cộng chỉ làm... mà không cần nói! Tập đoàn CSVN đối với dân thì “nói một đàng làm một nẻo”, hại dân mãi quốc cầu vinh. Với quan thầy thì chúng chỉ biết “rút đầu vào MU” như loài rùa khi quan thầy xâm lược và chỉ miễn cưởng phát lên ăng ẳng nhát gừng vài ba tiếng chứ chẳng dám làm gì cho nên chuyện...

*

“Giấc mơ Trung Hoa” bọn Hán cộng không bao giờ từ bỏ mà mỗi ngày còn tiến bước hơn trên hành trình thực hiện giấc mơ đó. Thường thì mơ chỉ là mơ thôi khó mà hiện thực. Nhưng đàng này với bản chất hung hăng ngang tàng và lòng đầy tham vọng có tự ngàn xưa. Bọn Hán cộng luôn bằng mọi cách để hiện thực giấc mơ với 2 lẽ: Một là với bản chất tham lam ngang tàng bạo ngược có tự ngàn xưa không biết tự lúc nào... luôn đóng vai trò là giặc chứ trong lịch sử chưa bao giờ chứng minh Trung Hoa là một dân tộc hòa hiếu, thân thiện với một ai trên toàn thế giới, nhất là các nước lân bang... mà đã là giặc thì trong đáy lòng luôn tồn tại hành vi cướp bóc và chiếm đoạt. Thứ 2 là để giải tỏa nạn nhân mãn, với dân số trên 1,3 tỉ người thì đất đai, núi rừng, biển đảo... không biết mấy cho vừa, tài nguyên thiên nhiên không biết bao nhiêu để cung phụng cho khối dân mỗi ngày mỗi tăng trưởng? vả lại với bản tính tham lam thì bao giờ cho là đủ? Chứ không phải “tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc” như Nguyễn công Trứ tiên sinh!

Để chứng minh cho 2 yếu tố trên của đại Hán, Mao Trạch Đông đã khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965 rằng: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979). Cái tham vọng điên cuồng và tính cách luôn là giặc đối với toàn thế giới là thế đấy.

Ngày xưa, từ thế kỷ 19 trở về trước, giặc Tàu với thế mạnh người đông, vó ngựa trường chinh dưới thời phong kiến đã đạp bằng mọi biên cương xâm chiếm khắp vùng Âu-Á bất cứ nơi nào một khi vó ngựa truy phong chưa mòn mỏi… Lúc này tầm mắt của quân xâm lược viễn chinh chỉ nhìn về lục địa mà không đủ sức để quan tâm đến biển đảo, đại dương. Cũng thêm một lẽ là lục địa hiện thực và tài nguyên vật chất lẫn con người hiển hiện cụ thể, là món lợi thiết thực trước mắt và đáp ứng ngay những nhu cầu thiết yếu cho đội quân khát máu, đói mồi… còn phần đại dương thì thứ nhất là vô cùng mênh mông, quá tầm mắt và dục vọng của đại Hán đồng thời nguồn lợi thuộc về tương lai miên viễn…. Thứ 2 là để chinh phục được đại dương thì cần phải có trình độ khoa học cao, phương tiện khí cụ tối tân để đáp ứng cho việc khống chế, chinh phục cả hải đảo, mặt nước cùng đáy biển với tàu bay, tàu lặn... Do đó Đài Loan ban đầu đã rơi vào tay Trịnh Thành Công, một điều mà Hoa lục không bao giờ muốn nhưng vì “lực bất tòng tâm”.

Ngày nay trước thềm thế kỷ 21-xét về mặt địa chính trị, địa chiến lược thì Trung cộng đang ở thế thượng phong của vùng Châu Á, cùng tiềm lực kinh tế đang trỗi dậy một cách ngoạn mục vượt lên đứng hàng thứ 2 thế giới mà còn lăm le tham vọng muốn chiếm ngôi quán quân siêu cường của Mỹ. Thế thì tầm mắt của đại Hán phóng về biển cả là điều tất yếu và đường lưỡi bò 9 đoạn đã được vẽ ra và từng bước cưỡng chiếm cả vùng Đông Hải bao la rộng lớn này mặc cho ai phản đối hay lên án, kiện thưa ra tòa Quốc Tế với phương châm “làm trước nói sau”, thực hiện ý đồ tham vọng cứ hướng về phía trước mọi việc ra sao “hạ hồi phân giải”.

Song song với hành động ngang tàng bất chấp luật pháp Quốc Tế thì Trung cộng ngoảy đuôi ve vãn phỉnh dụ lân bang có vùng lãnh hải với chiêu bài hòa hiếu là “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” mà trong thâm tâm chúng dư biết rằng tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển là tài nguyên không tái tạo. Do đó chiến lược “Tiên hạ thủ vi cường” được đưa ra làm thượng sách. Đến khi mọi tranh chấp được Quốc Tế phân giải rạch ròi thì tài nguyên đà khô cạn. Lãnh hải, hải đảo thì đã ở tư thế “việt vị-sự đã rồi”. Để lấy lại sự công bằng, hợp lý, hợp với luật pháp QT thì cả một rừng nhiêu khê và xem bằng không thể! Lúc này Trung cộng ắt hẵn vênh mặt cho mọi người biết thế nào là triết lý của sức mạnh “ chớ kiện người giàu, chớ đánh với kẻ mạnh”.

Vào những năm trước, một khi Trung cộng lấn chiếm biển đông hay hải đảo thuộc chủ quyền VN thì hầu như tập đoàn CSVN chỉ biết đóng kín cửa Ba Đình mà the thé thốt lên vài lời qua “lỗ chó” mà rằng “phản đối... phản đối…” rồi im hơi. Để đáp lại những lời sủa đó thì Trung cộng lại lấn thêm một bước…

Vào những năm 2011, 2012 trước áp lực của nhân dân xuống đường chống Trung cộng xâm lược thì tập đoàn cộng sản Ba Đình một mặt ra tay đàn áp tàn bạo người dân yêu nước để làm đẹp mặt quan thầy và khẳng định “độc quyền yêu nước” thuộc về đảng CSVN. Mặt nữa đưa ra cái “đạo đức già” để che mắt nhân dân và QT bằng động tác “Cuốc hội thông qua luật biển VN” ngày 21/6/2012. Lập tức ngay sau đó Trung cộng ra quyết định thành lập Tp Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN kể cả bãi Macclesfiel và bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Đồng thời nhanh chóng thành lập hệ thống chính quyền bầu cử các chức danh lãnh đạo và ra sức xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như cơ quan chính quyền các cấp, quân sự và cơ quan đảng cùng các cơ sở an sinh xã hội như bưu điện, siêu thị... trên đảo Phú Lâm đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa. Đứng trước sự ngang ngược và xem thường luật pháp QT thì CSVN cũng chỉ khe khẽ thốt lên lời phản đối và trưng ra các chứng cứ lịch sử về chủ quyền là cao nhất rồi sau đó cũng im hơi và cái luật biển VN cũng đành vứt vào xó tủ Ba Đình cùng với những hồ sơ chứng cứ lịch sử nêu trên cũng chỉ là những “đồ cổ” rồi sẽ mai một với thời gian…

Chẳng những như thế mà trên các ngư trường truyền thống của VN các ngư dân ta cũng phải bao phen sống chết, ngập chìm, tán gia bại sản... bởi quân Hán tặc hung tàn gây ra. Hơn thế nữa chính quyền Trung cộng còn ra lịnh cấm mọi tàu bè đánh bắt hải sản trên vùng biển nào chúng muốn và quy định. Đồng thời chúng tự trao cho mình cái quyền khám xét mọi tàu thuyền lại qua trên hải trình ở vùng Đông Hải của bất cứ một nước nào! Rõ ràng Trung cộng được sự nối giáo của tập đoàn CSVN đã đưa ngư dân VN vào con đường tử không lối thoát!

Năm 2013 sóng Biển Đông tạm lắng dịu là nhờ “tư sâu” quỳ gối lết qua Trung Nam Hải lạy xin thiên triều “đối xử nhân đạo” với ngư dân (mỵ dân) và xin cùng nhau khai thác trên vịnh Bắc Bộ (đúng như ý quan thầy). Tuy thế ngư dân VN trong thời gian qua cũng vẫn bị bắt nạt, đe dọa, đánh đập và đâm tàu... với những cú đâm chí mạng chứ nào chúng có buông tha? như 11 ngư dân Thanh Hóa thoát chết trở về, ngư dân Lý Sơn Quảng Ngãi cùng nhiều nơi khác nữa.

Đến nay, với sự kiện Trung cộng đưa giàn khoan 981 của cty dầu khí Hải Dương (CNOOC) vào vùng lãnh hải VN, vùng đặc quyền KT (EEZ) của VN để hoạt động một cách công khai và ngang ngược. Đồng thời cục hải sự TQ ra thông cáo cấm các loại phương tiện “không được xâm nhập” vào khu vực giàn khoan nói trên trong phạm vi 1 hải lý. Giàn khoan 981 được đặt ở lô 143 thuộc bản đồ dầu khí VN nằm sâu trong vùng EEZ của VN cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Trường Sa chỉ 18 hải lý.

Qua sự việc đó thì người phát ngôn bộ ngoại giao VN Lê hải Bình hôm 4/5 tuyên bố rằng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".

Để đối lại-phía TQ chẳng cần quan tâm đến những lời ọ ọe của VN mà cảnh báo tăng thêm phạm vi cấm mọi phương tiện xâm nhập, tiếp cận giàn khoan 981 lên thành 3 hải lý thay vì 1 hải lý như ban đầu.

Có một điều mà nhân dân VN trong và ngoài nước thắc mắc và khó hiểu rằng với một giàn khoan có qui mô nặng đến 30.000 tấn dài 114 mét rộng 90 mét ngoài chức năng khai thác dầu khí ra còn nghiên cứu lĩnh vực khoa học và quân sự nữa không thể một sớm một chiều mà lắp đặt được ngay hay từ trời cao rơi xuống cắm vào lãnh hải VN? trong lúc lực lượng hải quân, cảnh sát biển VN rút đầu nơi đâu mà không hề biết và thấy? để rồi hôm nay chiếc loa rè Ba Đình mới ẳng ẳng lên mấy lời tuyên bố của bộ ngoại giao? Chẳng lẽ tiền thuế của nhân dân VN trả lương cho các lực lượng kể trên toàn để chui vào các night club hay chỉ ăn nằm một nơi nào đó với nhiệm vụ trấn áp dân oan một khi đảng cưỡng đoạt ao đầm của nông, ngư dân VN nghèo khó như gia đình nông dân Đoàn văn Vươn lúc trước giờ phải chịu nằm gặm nhắm thân phận và cuộc đời trong bốn bức tường tối tăm lạnh lẽo!

Với hành động trên thì TQ một lần nữa đã thể hiện cái quyền tự áp đặt vào Biển Đông với đường lưỡi bò 9 khúc mà bất chấp là vùng lãnh hải hay vùng đặc quyền KT (EEZ) của bất cứ một nước nào cho dù công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) đã có từ lâu.

Trong vòng vài tháng qua thế giới sôi động với kịch bản Crimea-Ukraine do Nga đạo diễn và thực hiện. Thì nay với tình hình Biển Đông và ĐNÁ thì TQ sao y kịch bản trên mà tùy nghi từng bước thực hiện.

Đâu đó... lẫn trong “gió bấc” có tiếng xì xào của Tập cận Bình nói cùng Putin rằng “chúng ta chia nhau cát cứ. Anh Baltic, Biển Đen còn tôi Biển Đông và ĐNÁ!”

Đối với Quốc Tế, lân bang thì Trung cộng chỉ làm... mà không cần nói.!

Tập đoàn CSVN đối với dân thì “nói một đàng làm một nẻo”, hại dân mãi quốc cầu vinh. Với quan thầy thì chúng chỉ biết “rút đầu vào MU” như loài rùa khi quan thầy xâm lược và chỉ miễn cưởng phát lên ăng ẳng nhát gừng vài ba tiếng chứ chẳng dám làm gì cho nên chuyện.

Ngày 6/5/2014





Trung Quốc tiếp tục mở rộng vùng cấm quanh giàn khoan

Posted on May 6, 2014 by HNSG
VRNs (06.05.2014)-Sài Gòn- Hãng tin Reuters vừa đưa tin vào ngày 5.5, Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo mở rộng bán kính cấm tàu thuyền lai vãng quanh giàn khoan Hải Dương 981 đang ở vùng biển Việt Nam lên 3 dặm (4,8 km) so với 1 dặm công bố ngày 3.5.
Trong ngày 3.5, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo vị trí tọa độ của giàn khoan này, yêu cầu tàu thuyền các nước tránh xa bán kính 1 dặm (1,6 km) quanh giàn khoan và sau 2 ngày đã tiếp tục mở rộng vùng cấm.
Ngày 4/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Việc làm nói trên của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai Tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự.
Hãng tin AP ngày 5.5 bình luận rằng đây là hành động mới nhất trong chuỗi hành động mang tính khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông, gây nên căng thẳng với các nước ASEAN và lôi kéo sự chú ý của Mỹ.
Hành vi này diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc sắp diễn ra tại Myanmar từ 10-11.5 tới đây, trong đó có việc bàn thảo một Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để giảm các căng thẳng trên vùng biển này.
Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc đang thực hiện một chiến lược từng bước gây sức ép qua tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, và Trung Quốc tin rằng các nước láng giềng nhỏ hơn sẽ không thể hoặc không sẵn sàng để ngăn chặn hành động này.
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn một giọng điệu  phản đối ở cấp độ không gay gắt khiến dư luận trong nước bất bình. Ông nói: “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”. Không biết bao giờ Nhà Nước Việt Nam mới có hành động quyết liệt trước việc xâm phạm chủ quyền tài nguyên rõ ràng của Trung Quốc?


Trung Quốc bác bỏ phản đối của Việt Nam về giàn khoan ở Biển Đông


Hình ảnh các hoạt động khoan dầu ở nước ngoài trước trụ sở Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC tại Bắc Kinh.
  • Tin liên hệ
  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan 'khủng' tới Biển Đông
  • Trung Quốc, Nga sắp diễn tập hải quân ở Biển Hoa Đông
  • Mỹ sẽ có phản ứng mạnh nếu TQ lập vùng ADIZ ở Biển Đông
  • Việt Nam dành thêm 2 lô thăm dò dầu khí cho công ty Ấn Ðộ
  • Tổng thống Obama chỉ trích Trung Quốc trước khi rời Châu Á
  • Hiệp ước Mỹ-Philippines sẽ thay đổi cục diện tranh chấp Biển Đông?
  • TQ thúc đẩy giải pháp song phương cho các vụ tranh chấp chủ quyền

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
05.05.2014
Trung Quốc ngày 5/5 lên tiếng bác bỏ phản đối của Việt Nam về việc Bắc Kinh đưa một giàn khoan nước sâu tới khu vực Biển Đông đang có tranh chấp.

Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên án hành động của Bắc Kinh cho giàn khoan Hải dương 981 khoan và tác nghiệp tại khu vực Biển Đông từ ngày 2/5 đến ngày 15/8 là phi pháp, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Phát ngôn nhân Lê Hải Bình nói động thái này ‘xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam’, ‘nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý.’

Ông Bình khẳng định ‘Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối.’

Ông Bình nhắc lại ‘Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.’

Đáp lại, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh giàn khoan trị giá 1 tỷ đô la do công ty CNOOC Trung Quốc làm chủ ‘hoạt động hoàn toàn trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.’

Phản đối chính thức của chính phủ Việt Nam được đưa ra hai ngày sau khi Cục Hải Sự Trung Quốc loan báo về việc đưa giàn khoan khổng lồ Hải dương 981 tới hoạt động tại Biển Đông.

Công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam ngày 4/5 đã gửi thư phản đối tới công ty CNOOC của Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và kéo giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam, Cục Hải Sự Trung Quốc hôm nay mở rộng phạm vi khu vực cấm xung quanh giàn khoan thêm thành 4,8 km. Trước đó, trong thông cáo ngày 3/5, Cục này yêu cầu các tàu bè phải tránh xa giàn khoan Hải dương 1,6 km.

Báo Dân Trí của Việt Nam ngày 5/5 nói giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc là một ‘hàng không mẫu hạm dầu mỏ’ ‘phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông.’

Năm 2012, công ty CNOOC đã mời thầu các công ty nước ngoài cùng hợp tác phát triển 9 lô dầu khí ở phía Tây Biển Đông.

Lần đó, Việt Nam đã lên tiếng phản đối với lời tố cáo rằng đây là hành động bất hợp pháp vì một số lô dầu khí này nằm trong các vùng biển Hà Nội nói thuộc chủ quyền Việt Nam.

Giới phân tích cho rằng các hoạt động thăm dò dầu khí của Trung Quốc ở Biển Đông một phần nhằm khẳng định chủ quyền trên hầu hết toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên này.

Ngoài ra, tin cho hay hải quân Trung Quốc cũng  đang chuẩn bị xây một sân bay trên Đảo Xích Qua mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Nguồn: Reuters, Wall Street Journal




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link