Mỗi người tự vượt qua sự
sợ hãi để bảo vệ đất nước
08/05/2014
Trần Quang Thành
Mỗi
người tự vượt qua sự sợ hãi để bảo vệ đất nước
Mỗi người tự vượt qua sự sợ hãi để bảo vệ đất nước
Trong
những ngày qua, trước những hành vi xâm lược và chiếm đóng lãnh hải Việt Nam
của Trung Quốc, bên cạnh đó nhà cầm quyền Việt Nam lại vẫn tiếp tục đàn áp
người yêu nước chống xâm lược, qua việc ra lệnh cho công an bắt khẩn cấp
blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn
Thị Minh Thúy, dự luận trong và ngoài nước đã lên tiếng tố cáo lãnh đạo Hà
Nội “ác với dân, nhưng lại vô cùng hèn với giặc”, cũng như đòi hỏi đảng CSVN
phải có những hành động thiết thực, mạnh mẽ hơn đối với quan thầy Bắc Kinh.
Mời quý thính giả theo dõi quan điểm của Linh mục Lê Ngọc Thanh về
vấn đề này.
Quân Đội đứng ở đâu?
Trần Quang Thành - RadioCTM
LM
Phan Văn Lợi
|
LM. Phan Văn Lợi: Dù có quân đội hùng mạnh mà không đứng về phía
nhân dân thì không giải quyết được việc tranh chấp với Trung Cộng
Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ
trang nhà Anh Ba Sàm và blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 5.5.2014 vừa
qua, và việc Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển
đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
vẫn im hơi lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng
vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Linh mục Phan Văn Lợi đã chia sẻ cảm nghĩ của mình với nhà báo
Trần Quang Thành như sau:
Lời kêu gọi biểu tình yêu nước của 20 tổ chức dân sự Việt Nam
Dân Luận: Đây là lần đầu tiên 20 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đến với nhau
và tổ chức chung một sự kiện như thế này.
Có người hỏi Dân Luận, bây giờ nếu chính quyền khuyến khích, thậm
chí tổ chức cho người dân biểu tình, thì phe "phản động" có nên đi
không? Bởi vì có tin là tướng Phạm Chuyên đã đích thân mời anh em Hà Nội những
ngày này đi biểu tình phản đối Trung Quốc.
Câu trả lời của Dân Luận sẽ là: CÓ. Tại sao lại không nhỉ?
Thứ nhất, đây là cơ hội để chúng ta xuống đường bày tỏ quan điểm
của mình, thực tập làm một công dân của xã hội dân chủ. Phải tận dụng mọi cơ
hội chúng ta có!
Thứ nhì, chúng ta đã xuống đường trước đây khi Tổ Quốc lâm nguy,
tại sao lại từ chối vào lúc này khi Tổ Quốc cần?
Thứ ba, họ mời chúng ta xuống đường với dụng ý của họ, nhưng quyền
lựa chọn mang theo thông điệp nào khi xuống đường là của chúng ta.
Hãy mang theo cả các thông điệp TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN theo
xuống đường các bạn ạ!
Hãy mang theo hình ảnh của những người yêu nước đang bị bắt giam
trong ngục tù xuống đường các bạn ạ! Đây là thời điểm chúng ta nói với chính
quyền rằng họ đã đúng!
* * *
Kính gửi tất cả những người dân Việt Nam yêu nước,
Vào ngày 2 tháng 5 năm 2014 vừa qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã
ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân
sự, vào xâm chiếm và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam.
Trung Quốc còn tuyên bố cấm tàu bè xâm nhập vùng biển bán kính 1 hải
lý xung quanh giàn khoan HD-981 từ ngày 4/5 đến ngày 15/8/2014. Và trong ngày 3
và 4 tháng 5 tàu Trung Quốc với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công các tàu ngư
chính và cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ.
Hành động này đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đây là một hành vi xâm lược và chiếm đóng
lãnh hải Việt Nam.
Trước tình hình đó, tất cả những người dân Việt Nam quan tâm đến
vận mệnh của đất nước đều phẫn nộ và cực lực lên án hành động ngang ngược của
nhà cầm quyền Trung Quốc; đòi hỏi một thái độ ứng xử quyết liệt từ phía Nhà
nước, chấm dứt tình trạng chỉ đưa ra những lời tuyên bố ngoại giao nhưng sau đó
lãnh hải, lãnh thổ vẫn tiếp tục bị xâm chiếm.
Tuy nhiên, thay vì cùng với nhân dân cả nước đồng lòng bảo vệ chủ
quyền quốc gia, Nhà cầm quyền Việt Nam lại vẫn tiếp tục đàn áp người yêu nước
chống xâm lược.
Chỉ ba ngày sau khi Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, công an đã bắt
khẩn cấp blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm vốn là người bạn đồng hành thân thiết của
chúng ta trong tất cả các cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc, của nông
dân đòi đất, của dân oan đòi công lý, và của những người đấu tranh vì một sự
nghiệp chung: Dân tộc - Dân chủ - Nhân quyền.
Việc nhà nước bắt khẩn cấp blogger Anh Ba Sàm, một người Việt Nam
yêu nước và chống xâm lược quyết liệt, vào thời điểm này, là hành động tái diễn
việc bắt giam blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải chỉ vài ngày trước cuộc biểu
tình phản đối nghi lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh ở Hà Nội và Sài Gòn. Đó là một
sự tiếp diễn kéo dài trong những năm qua khi hàng chục vụ bắt người đều có yếu
tố Trung Quốc. In áo chống khai thác bauxite: bắt. Tuần hành ôn hòa: bắt.
Thậm
chí biểu tình tọa kháng trong nhà cũng: bắt. Và mặc áo Hoàng Sa, Trường Sa:
tịch thu, xé áo, đánh; tưởng niệm chiến sĩ hy sinh chống xâm lược: đánh. Bên
cạnh đó là vô vàn cú điện thoại ra lệnh miệng, tin nhắn chỉ đạo, yêu cầu báo
chí “tự kiểm duyệt” hoặc phải gỡ bài này, bỏ bài kia sau khi đăng tải khi những
thông tin ấy làm phương hại quan hệ “16 chữ vàng, 4 tốt”.
Chúng ta có thể nào tin tưởng vào một nhà cầm quyền đã không bảo
vệ được Tổ quốc mà còn đàn áp những công dân muốn bày tỏ lòng yêu nước, muốn
bảo vệ Tổ quốc không?
Không. Một chính quyền liên tục nhu nhược trước sự xâm lấn của
ngoại bang và liên tục bắt giam những người chống xâm lược KHÔNG BAO GIỜ là một
chính quyền yêu nước.
Thưa toàn thể đồng bào, những người Việt Nam yêu nước!
Trước thảm họa chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, nhân quyền bị chà
đạp, người yêu nước bị tù đày chúng ta không thể ngồi yên.
Chúng tôi, 20 hội, nhóm dân sự độc lập ở Việt Nam cùng đứng tên
chung dưới đây, đồng kêu gọi đồng bào tham gia tiến hành một cuộc biểu tình vào
ngày chủ nhật, 11/5/2014, tại Hà Nội và Sài Gòn, với mục tiêu:
1. Phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung
Quốc;
2. Yêu cầu nhà nước Việt Nam có những những biện pháp thích hợp,
hữu hiệu, cùng với sức mạnh toàn dân để thực sự chấm dứt tình trạng Trung quốc
xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam ngay lập tức;
3. Tranh đấu đòi tự do cho blogger Anh Ba Sàm, cho những công dân
đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược: Điếu Cày -
Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt
Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đinh Nguyên Kha.
Thời gian: 9h sáng chủ nhật, 11/5/2014
Địa điểm:
- Tại Hà Nội: Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 đường Hoàng Diệu, quận
Ba Đình.
- Tại Sài Gòn: Nhà Văn Hoá Thanh Niên, Số 4 Phạm Ngọc Thạch.
Chúng ta hãy cùng nhau gửi đến nhân dân cả nước và cộng đồng thế
giới thông điệp của người Việt Nam:
Hết lòng ghi ơn những người đã hy sinh và ủng hộ, sát cánh với
những người đang ngày đêm miệt mài bảo vệ tổ quốc; không chấp nhận những thành
phần trong giới cầm quyền nhân nhượng hay đồng lõa với hành vi xâm lược của nhà
cầm quyền Trung Quốc; ủng hộ những lãnh đạo nào tỏ rõ với quốc dân lòng yêu
nước trong lúc đất nước lâm nguy bằng cách công khai lên tiếng chống sự gây hấn
của nhà cầm quyền Trung Quốc và yêu cầu trả tự do cho những người yêu nước
chống sự bành trướng Trung Quốc; và cương quyết tranh đấu đòi tự do cho những
công dân Việt Nam chống xâm lược.
20 tổ chức dân sự đồng ký tên:
1. Ba Sàm
2. Con Đường Việt Nam
3. Dân Làm Báo
4. Dân Luận
5. Diễn đàn Xã hội Dân sự
6. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
7. Hội Anh Em Dân Chủ
8. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo
9. Hội Bầu Bí Tương Thân
10. Hội Đồng Liên Tôn
11. Khối 8406
12. Mạng Lưới Blogger Việt Nam
13. Nhật Ký Yêu Nước
14. Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền
15. No-U Hà Nội
16. No-U Sài Gòn
17. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
18. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
19. Truyền thông Chúa Cứu Thế
20. VOICE
2. Con Đường Việt Nam
3. Dân Làm Báo
4. Dân Luận
5. Diễn đàn Xã hội Dân sự
6. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
7. Hội Anh Em Dân Chủ
8. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo
9. Hội Bầu Bí Tương Thân
10. Hội Đồng Liên Tôn
11. Khối 8406
12. Mạng Lưới Blogger Việt Nam
13. Nhật Ký Yêu Nước
14. Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền
15. No-U Hà Nội
16. No-U Sài Gòn
17. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
18. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
19. Truyền thông Chúa Cứu Thế
20. VOICE
Nguồn: Dân Luận
Tuyên bố của Ban Vận
động Văn đoàn Độc lập Việt Nam
Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về việc Trung
Quốc cho giàn khoan HD – 981 và các tàu vũ trang xâm chiếm vùng biển thuộc chủ
quyền Việt Nam
Ngày 2/5/2014 Trung Quốc đã đưa trái phép giàn khoan HD – 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,thực hiện một bước đi mới có tính chất đột biến cực kỳ nguy hiểm trong “chiến lược” xâm chiếm Biển Đông đã được hoạch định từ rất lâu của họ.
Càng nghiêm trọng hơn là họ đã cho 80 tàu quân sự và hải giám theo giàn khoan tiến vào hải phận Việt Nam, và ngày 3 và 4/5/2014 đã tấn công các tàu ngư chính và cảnh sát biển của Việt Nam làm nhiệm vụ. Đây rõ ràng là hành động xâm lược không thể chối cãi.
Ngày hôm nay, Nhà nước Việt Nam đã có những tuyên bố và những biện pháp khẳng định chủ
quyền Việt Nam tại vùng biển mà giàn khoan HD – 981 của Trung Quốc tiến vào.
Chúng tôi, những người viết văn trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam kiến nghị Nhà nước có những biện pháp cương quyết hơn nữa, không để Trung Quốc thực hiện được “việc đã rồi” theo ý muốn thâm độc của họ. Thái độ cương quyết một cách tỉnh táo của Nhà nước chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của toàn dân, là nhân tố vô cùng quan trọng để tạo nên sức mạnh to lớn của đất nước nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Ngược lại, mọi thể hiện nhu nhược hay không minh bạch trước các hành động leo thang trắng trợn của Trung Quốc sẽ khiến lòng dân bất bình, đi đến nguy cơ bất tín nhiệm chính quyền, vô cùng nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia.
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam xác định
trách nhiệm cùng với mọi tổ chức xã hội dân sự động viên các thành viên của
mình sát cánh ủng hộ Nhà nước Việt Nam thực hiện cuộc đấu tranh bằng mọi biện
pháp để buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan HD – 981 cùng mọi tàu quân sự và
hải giám ra khỏi vùng biển Việt Nam, chấm dứt mọi hành động xâm chiếm đất và
biển của việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi các nhà văn Việt Nam, các nhà
văn gốc Việt thuộc mọi quốc tịch, bằng ngòi bút, bằng mọi hành động khác trong
khả năng của mình, góp phần cho chiến thắng của chính nghĩa Việt Nam trong cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các nhà văn Trung
Quốc chân chính đứng về phía chính nghĩa, làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu rõ
sự thực về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, không để nhà cầm quyền Trung
Quốc kích động tư tưởng nước lớn nhằm biện minh những hành động bành trướng của
họ. Chúng tôi kêu gọi các nhà văn thuộc mọi quốc gia đứng về phía quyền lợi
chính đáng của Việt Nam cũng như của các nước nhỏ ở Đông Nam Á trong cuộc đấu
tranh chống âm mưu chiếm đoạt Biển Đông của Trung Quốc.
Tổ quốc lâm nguy! Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa, con mắt Điện Biên Phủ đang dõi theo mọi hành vi của con cháu hôm nay trong sứ mệnh bảo vệ từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc mà cha ông đã dựng chủ quyền qua ngàn năm mồ hôi và máu.
Tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt chính kiến,trong giờ phút hiểm nguy này của Tổ quốc hãy đoàn kết một lòng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Hà Nội ngày 7/5/2014
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam
Nguồn:Tuyên bố của Ban Vận
động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về việc Trung Quốc cho giàn khoan HD – 981 và
các tàu vũ trang xâm chiếm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam | Văn Việt
Đoàn Kết Xuống Đường
Mục Đồng
Hỡi bạn trẻ có nghe hồn Sông Núi
Lời đau thương uất hận đến tận cùng
Bức Dư Đồ dù rách nát cũng của chung
Vì trách nhiệm cùng chung vai bồi đắp
Trai xứ Việt đã bao lần hiển hách
Ngày hôm nay các bạn cũng hiểu thừa
Ai là kẻ ươn hèn và nhu nhược
Chỉ cúi đầu mãi Quốc để cầu vinh
Hãy giải thoát những ngục tù thống khổ
Là nỗi đau của dân tộc giống nòi
Hỡi bạn trẻ từ Nam chí Bắc
Tổ Quốc đang lâm nguy vì Hán tặc
Nỡ lòng nào ta vuốt mặt làm ngơ
Tiếng gọi Non Sông nay đã đến giờ
Hãy cùng lúc ta xuống đường tranh đấu
Dẹp nội thù quét sạch bọn ngoại nhân
Khi phá tan những mọt nước sâu dân
Là ánh sáng ngàn hoa nở rộ
Hãy đoàn kết gieo mầm hoa dân chủ
Cho đời sau con cháu được Tự Do
Cho toàn dân được áo ấm cơm no
Cùng sánh bước với cộng đồng nhân loại
Cho quê ta được rạng danh chói lọi
Cho quê ta được phồn thịnh phú cường
HỠI BẠN TRẺ TA ĐOÀN KẾT XUỐNG ĐƯỜNG
HỠI BẠN TRẺ TA ĐOÀN KẾT XUỐNG ĐƯỜNG
Lời đau thương uất hận đến tận cùng
Bức Dư Đồ dù rách nát cũng của chung
Vì trách nhiệm cùng chung vai bồi đắp
Trai xứ Việt đã bao lần hiển hách
Ngày hôm nay các bạn cũng hiểu thừa
Ai là kẻ ươn hèn và nhu nhược
Chỉ cúi đầu mãi Quốc để cầu vinh
Hãy giải thoát những ngục tù thống khổ
Là nỗi đau của dân tộc giống nòi
Hỡi bạn trẻ từ Nam chí Bắc
Tổ Quốc đang lâm nguy vì Hán tặc
Nỡ lòng nào ta vuốt mặt làm ngơ
Tiếng gọi Non Sông nay đã đến giờ
Hãy cùng lúc ta xuống đường tranh đấu
Dẹp nội thù quét sạch bọn ngoại nhân
Khi phá tan những mọt nước sâu dân
Là ánh sáng ngàn hoa nở rộ
Hãy đoàn kết gieo mầm hoa dân chủ
Cho đời sau con cháu được Tự Do
Cho toàn dân được áo ấm cơm no
Cùng sánh bước với cộng đồng nhân loại
Cho quê ta được rạng danh chói lọi
Cho quê ta được phồn thịnh phú cường
HỠI BẠN TRẺ TA ĐOÀN KẾT XUỐNG ĐƯỜNG
HỠI BẠN TRẺ TA ĐOÀN KẾT XUỐNG ĐƯỜNG
DienDanCTM
Giàn khoan HD-981 và những bước tính của Bắc
Kinh
Hoàng Mai
Nói về tham vọng của Trung Quốc, thì cả thế giới
đều biết, Trung Quốc muốn thống trị thế giới. Tuy nhiên, việc muốn là một
chuyện, còn khả năng để thực hiện lại là vấn đề khác.
Có lẽ, trong thế kỷ 21 này, để thực tế hơn, Bắc
Kinh chỉ mới nghĩ đến một nửa Thái Bình Dương (Thái Bình Dương). Chính vì vậy,
trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6/2013, trong cuộc tiếp kiến với Tổng thống
Barak Obama, Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, nói: “Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc”.
1. Trung Hoa, một dân tộc bất hạnh
Nhân dân Trung Quốc đang bắt buộc phải tôn thờ
Mao Trạch Đông, một “nhà lãnh đạo đã giết chết số lượng nhân dân lớn nhất trong
lịch sử, tổng cộng là 77.000.000 người, vượt xa người đứng thứ hai là Joseph
Stalin với 43.000.000 người”. Rõ ràng, một dân tộc đang phải tôn thờ con người
như thế là một dân tộc bất hạnh.
Để vớt vát danh dự cho Mao và lý do để việc thờ
Mao phần nào được chính danh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá công trạng của
Mao bằng việc thống nhất Trung Hoa và “mở mang bờ cõi” (xâm lược Tây Tạng, Ấn
Độ, Ngoại Mông, Hoàng Sa, Trường Sa, lấn biên giới đất liền với các nước xung
quanh…).
Tuy nhiên, sự bất ổn hiện nay ở Tân Cương, Tây Tạng lại đang là nguy
cơ làm tan rã Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc chi phí để ổn định nội địa còn
hơn cả chi phí quốc phòng. Liệu Trung Quốc có thống nhất và ổn định lâu dài?
(Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ và các nước dân chủ phương Tây, một mặt về ngoại
giao vẫn công nhận “một Trung Quốc”, nhưng vẫn công nhận và tiếp kiến thủ lĩnh
Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng?! Rõ ràng, vẫn còn hy vọng độc lập đối với các dân
tộc Tân Cương, Tây Tạng).
Đường ra phía Tây Thái
Bình Dương của Trung Quốc đã bị Nhật Bản, một cường quốc hàng đầu thế giới chặn
lại. Lịch sử như không chiều lòng người Hán. Nguồn: Đời sống và Pháp
luật
Mặc dù có tham vọng chia đôi Thái Bình Dương với
Mỹ, nhưng lịch sử nhân loại như có con đường đi riêng của nó. Bản đồ châu
Á-Thái Bình Dương cho thấy, toàn bộ cửa ra phía Tây Thái Bình Dương của Trung
Quốc, ở ngả Đông Bắc Á, đã bị Nhật Bản một cường quốc hàng đầu thế giới chặn
lại. Người Nhật đã xác định rằng nếu để Trung Quốc chiếm được Senkaku, thì rồi
sẽ dần mất luôn cả quần đảo Okinawa ở phía Nam. Chính vì vậy, không bao giờ
Trung Quốc thực hiện được mưu đồ chiếm Senkaku và do đó, không bao giờ Trung
Quốc ra được Tây Thái Bình Dương theo ngả Nhật Bản.
Mặc dù hung hăng thành lập “Đường nhận dạng
phòng không-ADIZ” ở Đông Bắc Á (biển Hoa Đông), nhưng Bắc Kinh cũng chỉ dám
“ôm” Senkaku mà thôi, còn xa mới với đến quần đảo Okinawa của Nhật. Vậy thì lấy
đâu ra con đường ra Tây Thái Bình Dương và muốn đến Hawaii của Mỹ và “chia đôi
Thái Bình Dương”!
2. Tại sao Bắc Kinh lại đưa giàn khoan HD-981 ra
Biển Đông ở thời điểm này?
Trong bài “Vì sao Trung Quốc đưa giàn khoan
khổng lồ vào Biển Đông?”, Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến
lược, Bộ Công an, cho biết:
“Việc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông tại
thời điểm này cho thấy Trung Quốc đã có một sự tính toán rất kỹ. Đây là thời
điểm cả Mỹ và Nga đang tập trung vào Ukraine.
Ngoài ra, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào
Biển Đông còn có tác động lớn từ Hoa Kỳ. Cụ thể, trong các chuyến đi thăm Trung
Quốc vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ Nhật Bản theo Hiệp định an ninh Mỹ-Nhật ký năm 1960. Đặc biệt là
chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ, ông Obama đã tuyên bố
Mỹ sẵn sàng bảo vệ đồng minh Nhật Bản về an toàn lãnh thổ trong đó có cả quần
đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Khi đã lật bài ngửa như vậy,
Trung Quốc sẽ chưa dám làm gì ở Senkaku trong khi trước đó, Mỹ không có thái độ
rõ ràng về vấn đề này.
Trung Quốc chỉ nắn gân từng nước nhưng trước
thái độ rõ ràng như vậy của Mỹ, Trung Quốc sợ và không dám động đến Nhật Bản và
Mỹ. Và khi không dám động đến Mỹ và Nhật Bản thì Trung Quốc quay ra Biển Đông.
Bản chất của Trung Quốc không thay đổi, luôn
muốn làm bá chủ Biển Đông”.
Theo người viết bài này, nhận xét trên đây của
Thiếu tướng Lê Văn Cương là đúng, tuy nhiên mới chỉ là “yếu tố bên ngoài”;
ngược lại, quan hệ hai nước Việt-Trung, mới là nguyên nhân chính. Lý do quan
trọng nhất để Bắc Kinh hành động ở thời điểm này là Việt Nam đã phụ thuộc sâu
vào Trung Quốc ở hầu hết các lĩnh vực then chốt, gồm: kinh tế, chính trị, ngoại
giao. Từ sau hội nghị Thành Đô (1990), Bắc Kinh đã khéo léo buộc Việt Nam phải
phụ thuộc gần như hoàn toàn.
Biết rằng, bán tài nguyên thô là tàn phá đất nước,
trước sau rồi cũng sụp đổ, nhưng tại thời điểm này, nếu không khai thác bán cho
Trung Quốc, thì kinh tế Việt Nam sẽ hết sức khó khăn. Hiện tại, Việt Nam không
có bất cứ một cơ hội để đáp trả hoặc làm trái ý Bắc Kinh, ngoài việc chiếu lệ
phản đối qua phát ngôn trên truyền hình, báo chí.
3. Bước ngoặt và sai lầm lịch sử
Ngay sau khi báo petrotimes.vn, vào tối ngày
04.5.2014 đưa tin: “Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng
biển Việt Nam”, thì cộng đồng mạng Internet Việt Nam đã dấy lên làn sóng phản
đối mạnh mẽ. Sự kiện này nhìn từ phía Trung Quốc, có thể xem là bước ngoặt lịch
sử trong việc “hiện thực hóa” cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã trình
Liên Hợp Quốc cách đây đúng 5 năm (07.5.2009-07.5.2014), có thể được ví như sự
kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma vào ngày 14.3.1988.
Ngày 04.5.2014, báo Thanh Niên đã đặt câu hỏi:
“Trung Quốc định xây dựng sân bay trái phép trên đảo Gạc Ma?”.
Thật dễ hiểu,
Trung Quốc đã và đang hút cát, xây tường bao và biến Gạc Ma thành một tàu sân
bay thực thụ, làm tiền đề khống chế và xâm lược Trường Sa trong tương lai. (Tại
cảng Vũng Áng, dân Hà Tĩnh cho biết, Trung Quốc dùng tàu hút cát đắp lấn biển
rộng thêm 300 ha (theo quy hoạch), chỗ đắp sâu nhất là 15 m; tạo luồng cho tàu
ngầm có thể vào khu vực này được, những đường hầm mà ô tô tải hai chiều chạy
băng băng như báo chí đưa tin, cho ta khẳng định hệ thống ngầm ở khu vực Vũng
Áng ở trong đất liền và ngoài biển là rất khó tưởng tượng).
Như vậy, tại Trường
Sa, việc hút cát là vừa đắp làm sân bay, vừa tạo luồng cho tàu cỡ lớn, kể cả
tàu ngầm vào được. Nếu nhớ rằng Trung Quốc dự tính đầu tư 5 tỷ USD để xây căn
cứ quân sự ở Trường Sa thì không có gì là khó hiểu cả.
Một lần nữa, cùng với việc để mất Gạc Ma hơn 25
năm trước, và để Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đến gần 150 km, đây là một thất bại mang
tính lịch sử của Việt Nam.
Theo thông tin của Hải
quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng
căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa
của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở
một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m,
rộng 200, cao 4-5m. Nguồn: FB Nguyễn Văn Đài
Để Trung Quốc đưa giàn
khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,
đến gần 150 km, là một thất bại mang tính lịch sử của Việt Nam. Nguồn:
petrotimes.vn
Có thể nói, sự kiện ngày 04.5.2014, Trung Quốc
cho đặt giàn khoan HD-981 vào sâu đến 89 hải lý (148 km), phía trong đường đặc
quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, họ đã thực hiện được các mục tiêu:
1. Họ xâm lược Việt Nam không cần súng đạn; tạo
tiền lệ để từng bước thực hiện ở các nơi khác, tiến đến thực hiện đầy đủ theo
“đường lưỡi bò”.
2. Họ nắm chắc được rằng Việt Nam chỉ phản đối
chiếu lệ mà không kiện ra tòa án quốc tế, hoặc không tuyên bố dùng giải pháp
quân sự để buộc Trung Quốc rút lui, có nghĩa là Việt Nam đã chấp nhận đầu hàng
để mất vùng biển tại khu vực giàn khoan HD-981 hạ thủy (tọa độ 15 độ 29’58” vĩ
Bắc-111độ 12’06” kinh Đông) trở ra đường 200 hải lý.
3. Bắc Kinh sẵn sàng và đã xé bỏ các công ước
quốc tế về biển (ngược lại, đây là điểm yếu mà Bắc Kinh không biện minh được,
và các nước có cơ sơ để kiện và người Mỹ có lý do để can thiệp).
4. Đâu là hy vọng cho người Việt
Chưa bao giờ lịch sử Việt Nam lại trớ trêu và
đen tối như hiện nay. Mặc dù vậy, không bao lâu nữa, giai đoạn này sẽ qua đi,
và cơ hội để giành lại những gì đã mất ngoài Biển Đông vẫn chưa phải là hết đối
với người Việt. Bởi vì hành động của Trung Quốc là hành động xâm lược, chà đạp
lên luật pháp và công ước quốc tế.
Nếu như Trung Quốc không có đường ra Tây Thái
Bình Dương ở ngả Nhật Bản, thì Trung Quốc cũng không có đường ra ở ngả Đông Nam
Á, bởi vì, vì sự sống còn của mình, người Việt được sự trợ giúp quốc tế sẽ lại
vùng lên. Và như vậy, Việt Nam và Nhật Bản, là hai quốc gia sẽ chặn đường ra
biển của Trung Quốc, trong mưu đồ bá chủ đại dương của họ.
Không chỉ bị thế giới đề phòng, sự bất ổn hiện
nay ở Tân Cương, Tây Tạng trong nội địa Trung Quốc, lại đang là nguy cơ làm tan
rã Trung Quốc. Một thể chế chính trị mà các quan tham nhũng bằng nhiều cách để
vơ vét, để rồi sau đó thi nhau chạy trốn ra nước ngoài sinh sống, thì thể chế
đó chắc chắn sẽ sụp đổ. Biết được nguy cơ ngày, Tập Cận Bình đã rất mạnh tay
trong việc chống tham nhũng (gọi là “đập ruồi, đả hổ”), nhưng còn duy trì chế
độ cộng sản thì ông ta nhất định sẽ thất bại.
Hơn lúc nào hết, người Việt hãy tìm cho mình một
hướng đi trước Bắc Kinh, để tránh một sự sụp đổ như đã được báo trước.
05.5.2014
H. M.
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Đối thoại với người điếc
Ngô Nhân Dụng
Công ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc (viết tắt
CNOOC) đã xâm nhập hải phận Việt Nam khi đưa giàn khoan dầu tới khu vực mã số
981. Địa điểm này cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
Khi đưa giàn khoan tới, Cục
Hải sự Trung Quốc đã ra lệnh “cấm tất cả các loại phương tiện xâm nhập
vào khu vực HD 981 hoạt động trong bán kính một hải lý” từ ngày 2 tháng 5 đến
15 tháng 8-2014. Ngày Chủ Nhật 15 tháng Năm, 2014, Công ty Dầu Khí Việt Nam (PetroVietnam)
đã gửi thư phản đối CNOOC vì giàn khoan này đặt trong “lô 143” thuộc vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa 120 hải lý từ bờ biển Việt Nam, theo luật lệ quốc
tế.
Nhưng luật lệ quốc tế là thứ ngôn ngữ mà các nhà
lãnh đạo Bắc Kinh không hiểu. Vì họ từ chối không muốn hiểu. Trong bức thư
PetroVietnam còn nhắc nhở “phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung
Quốc”. Hợp tác “chiến lược và lâu dài” đã được hai đảng Cộng sản đề cao với
“bốn thứ tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và “16
chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai). Nhưng khi muốn chiếm tài nguyên của nước láng giềng, chính quyền
Trung Quốc đã lờ đi, bất chấp những thứ “vàng” và “tốt” kia không cần tính tới
nữa, vì họ biết đó thực chất đều là “vàng” mã và “tốt” dỏm, chẳng dùng được
việc gì.
Cục Hải sự Trung Quốc ra lệnh cấm ngay sau tin tức tuần trước Việt
Nam đề nghị giao thêm hai lô cho Công ty ONGC Videsh (OVL) của Ấn Độ thăm dò
dầu khí; chứng tỏ họ phản ứng rất nhanh. Cũng trong ngày Chủ Nhật 4 tháng Năm 2014,
ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối
mạnh mẽ, vì tất cả các hoạt động của người ngoại quốc trong vòng 120 hải lý cách
bờ biển Việt Nam mà không được cho phép đều là “bất hợp pháp và vô giá trị”.
Ngày Thứ Hai, phát ngôn của bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh (华春莹, Hua Chunying) đã trả
lời rằng, “Các hoạt động trên nằm hoàn toàn trong khu vực biển thuộc Quần đảo
Tây Sa của Trung Quốc” .
Tây Sa là tên chính quyền Trung Quốc đặt cho Quần đảo
Hoàng Sa của nước ta, mà quân họ đã chiếm từ năm 1974 trước khi cuộc nội chiến
Việt Nam chấm dứt. Nghe giống như một cuộc đối thoại giữa những người điếc, chị
này không nghe anh kia nói cái gì.
Thái độ “không nghe” này cũng diễn ra trong năm 2012, khi chính quyền
Việt Nam phản đối các vụ CNOOC gọi thầu khai thác tại những lô thuộc vùng biển
120 hải lý của Việt Nam. Ông Vương Nghi Lâm (王宜林, Wang Yilin) Chủ tịch Công ty CNOOC (China
National Offshore Oil Corp., 中国海洋石油公司) làm như không nghe thấy gì hết; nhưng ông cũng
trả lời, lớn tiếng nói rằng các dự án khoan dầu lớn trong vùng biển sâu là “tài
sản lưu động và vũ khí chiến lược của nước tôi”. Đầu năm nay, chính quyền tỉnh
Hải Nam Trung Quốc lại ban lệnh cấm các thuyền đánh cá nước ngoài không được
vào vùng biển của họ nếu không được cho phép, đặc biệt là vùng biển quanh Quần
đảo Hoàng Sa.
Cả vùng bị cấm này là nơi các ngư dân nước ta kiếm sống, từ mấy
ngàn năm nay. Việt Nam đã phản đối, nhưng không ai nghe thấy, hoặc không ai
hiểu. Trong cuộc đối thoại giữa hai nước, Trung Quốc luôn luôn làm bộ điếc từ
mấy chục năm qua, không nghe thấy lời than khóc, phản đối, của những ngư dân
Việt Nam bị đánh, cướp, và bắt cóc đòi tiền chuộc.
Chính quyền Bắc Kinh không những dùng chiến thuật “tai nghễnh ngãng”
khi đối thoại với Việt Nam, mà còn áp dụng với các nước khác. Năm 2012, họ đã
chiếm vùng đá nổi trên biển Scarborough Shoal của Philippines. Chính phủ Manila
biết không thể chữa cái tai của Bắc Kinh cho nên đã dùng luật pháp quốc tế. Và
họ đã mở rộng vấn đề ra ngoài cuộc tranh chấp giữa hai quốc gia, để các nước
khác trong vùng Đông Nam Á có thể tham dự. Ngày 30 tháng Ba năm 2014 họ đã chính
thức kiện Chính phủ Trung Quốc trước Tòa Tài phán Liên Hiệp Quốc ở Den Haag
(The Hague), Hà Lan.
Đơn kiện này, cùng với hồ sơ dày 4000 trang, yêu cầu Tòa
án xác định bản đồ “Đường Chín Đoạn” của Trung Quốc vẽ trên vùng Biển Đông nước
ta là không có giá trị pháp lý trong khuôn khổ công ước của Liên Hiệp Quốc về
vùng độc quyền kinh tế. Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn làm như không nghe
thấy đơn kiện này, nhưng đánh tiếng rằng họ sẽ không tham dự các cuộc điều trần,
mặc dù phải đóng vai bị cáo.
“Cửu Đoạn Tuyến” đã được vẽ trong bản đồ năm 1946, thời chính quyền
Tưởng Giới Thạch còn cai trị lục địa; lúc đầu vẽ mười một đoạn. Cộng sản Trung
Quốc đã công bố lại bản đồ cũ, coi tất cả vùng Biển Đông nước ta thuộc lãnh thổ
Trung Quốc. Vì vậy, họ bị nhiều quốc gia Đông Nam Á phản đối, trong đó có
Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia, vì vùng Sarawak phía Bắc đảo
Borneo thuộc Liên bang Malaysia. Gần đây, Indonesia cũng lên tiếng phản đối Trung
Quốc vì tàu chiến của họ xâm phạm hải phận Indonesia, cũng nằm trong vòng Đường
Chín Đoạn.
Đây là vùng biển quan trọng bậc nhất, vì một nửa số hàng hóa chuyên
chở trên biển khắp thế giới đi qua Biển Đông nước ta. Con đường hàng hải này
nối liền các nước Á Đông với các thị trường ở châu Âu, Trung Đông, và châu Phi.
Ngoài ra, dưới đáy biển còn chứa nhiều dự trữ dầu và hơi đốt. Kinh tế Nhật Bản,
Trung Quốc, Nam Hàn, Đài Loan tùy thuộc việc chuyên chở nguyên liệu, năng lượng,
và bán hàng hóa qua con đường giao thông này.
Cho nên, việc Philippines kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế là
một biến cố quan trọng. Theo các chuyên viên luật pháp thế giới thì khi ra trước
tòa án, “Cửu Đoạn Tuyến” của Trung Quốc sẽ bị bác bỏ, nếu tòa thụ lý hồ sơ và
xét xử – tòa có thể tuyên bố vấn đề không thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Các
nước Đông Nam Á nằm ven biển có thể ủng hộ quan điểm của Philippines, trừ Chính
phủ Việt Nam vẫn muốn đứng ngoài. Nhưng gần đây, Chính phủ Mỹ đã góp một tiếng
nói vào cuộc tranh chấp Đường Chín Đoạn.
Từ trước đến nay, Chính phủ Mỹ vẫn chủ trương họ không có ý kiến
gì về vấn đề chủ quyền; nước nào làm chủ vùng đảo và biển nào, kể cả mấy đảo
Điếu Ngư Đài (Senkaku) mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh giành, Mỹ không theo
ai cả, chỉ yêu cầu giải quyết ôn hòa với nhau. Nhưng tháng trước, Daniel Russell,
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ mới lên tiếng yêu cầu Trung Quốc xác định rõ Đường
Chín Đoạn trên bản đồ của họ có ý nghĩa rõ ràng là thế nào, trong khuôn khổ
luật biển quốc tế.
Vì Trung Quốc chưa bao giờ xác định ý nghĩa đích thực của Đường Chín
Đoạn, đối với pháp luật, thì cần phải nói rõ hơn về quan niệm chủ quyền của Bắc
Kinh trên vùng biển này. Đó là do Trung Quốc đã làm chủ các quần đảo trong vùng,
vì thế nên làm chủ cả vùng biển chung quanh, vẽ bởi Đường Chín Đoạn? Hay là
Trung Quốc muốn nói họ đã làm chủ vùng biển trong khuôn khổ Đường Chín Đoạn, cho
nên cũng làm chủ các hòn đảo trong đó?
Những lý lẽ này quan trọng đối với pháp luật, nhưng chính quyền Bắc
Kinh vẫn làm như họ không nghe thấy! Điều họ hay dùng nhất là danh xưng Nam Hải,
nghĩa là Biển phía Nam Trung Quốc, được ghi trong các bản đồ thế giới, viết tiếng
Anh là South China Sea. Danh xưng này đã xuất hiện năm 1953, trong một tập bản
đồ do International Hydrographic Organization ở Monaco ấn hành. Nhưng danh từ
địa dư này không có nghĩa là Trung Quốc làm chủ cả vùng biển.
Gần đây chính quyền
Obama nước Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc không nên thiết lập một Vùng Nhận diện Quốc
phòng Hàng không (ADIZ, Air Defense Identification Zone) trong vùng Biển Đông
Nam Á. Khuyến cáo này cho ngầm hiểu rằng họ không công nhận chủ quyền của Bắc
Kinh trong vùng Đường Chín Đoạn.
Tất cả những lời yêu cầu đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh làm như không
nghe thấy. Trong khi đó, họ vẫn tiếp tục gây khó khăn cho các nước khác, từ
Nhật Bản đến Philippines, Việt Nam. Họ ngăn cản tàu tiếp tế của Philippines không
cho đến các hòn đảo họ đòi chiếm; và mang giàn khoan dầu tới hải phận Việt Nam.
Trong cuộc tranh chấp mấy tảng đá nổi gọi là Điếu Ngư Đài mà người Nhật Bản gọi
là Senkaku, Bắc Kinh chỉ dám lớn tiếng mà không dám có hành động nào. Vì mặc dù
Nhật Bản chính thức không có quân đội mà chỉ có 58.000 quân “tự vệ” so với 2.300.000
quân Trung Quốc, nhưng nếu có chiến tranh, chưa biết ai đã hơn ai. Vì cuộc
chiến sẽ không diễn ra trên mặt đất.
Hải quân và không quân Nhật hơn hẳn Trung
Quốc. Trong số 1.321 máy bay của không quân Trung Quốc, chỉ có 502 chiếc có khả
năng chiến đấu; số còn lại là những máy bay Liên Xô chế tạo từ thời 1970. Trong
số các tàu ngầm, chỉ một nửa được chế tạo trong 20 năm gần đây.
Chiếc hàng không
mẫu hạm Liêu Ninh mua lại là tàu Liên Xô chế tạo từ thập niên 1980, không có
khả năng chứa các máy bay đường xa, có thể bảo vệ bờ biển chứ không thể đi xa tấn
công. Còn Nhật Bản thì đã mua những tàu chiến và máy bay tối tân của Mỹ, đang
mua thêm những khu trục hạm với hỏa tiễn phòng không, tàu ngầm, máy bay không
người lái, và máy bay F-35 mới nhất của Mỹ.
Trong khi đang gây sự với Nhật, Bắc Kinh lại gây thêm rắc rối trong
vùng biển Đông Nam Á, hoàn toàn đi ngược lại chủ trương “thao quang dưỡng hối”
của Đặng Tiểu Bình. Hậu quả là các nước trong vùng Á Đông đã tìm cách liên kết
với Mỹ nhiều hơn để tự bảo vệ. Nhờ thế, Nhật Bản có thêm nhiều bạn, không bị cô
lập trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Trong thời gian tới, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines
và Việt Nam sẽ phải trả đòn mỗi khi Trung Quốc gây sự. Giải pháp quang minh
chính đại nhất là đưa tất cả các vấn đề tranh cãi ra tòa án quốc tế, được trọng
tài xét xử. Một giải pháp tốt cho cả vùng là giữ nguyên trạng, ai ở đâu cứ ở
đó, vấn đề chủ quyền giải quyết sau. Trong khi đó, các nước cùng khai thác các
tài nguyên trong vùng biển này, chia nhau theo tình trạng các hòn đảo họ đang
cai quản. Nhưng chính quyền Trung Cộng không chấp nhận giải pháp này, vì họ
không thể bỏ được tham vọng đế quốc, muốn một mình ăn cả!
Họ cũng không chịu chấp
nhận cách giải quyết quốc tế, mà chỉ muốn xé lẻ các nước Đông Nam Á để bàn song
phương, dễ bắt nạt hơn. Khi Bắc Kinh không chấp nhận cuộc chơi quang minh chính
đại, thì tất cả các nước khác phải sẵn sàng dùng các thủ đoạn và ngôn ngữ mà
người Trung Hoa có thể hiểu được.
Làm cách nào cho chính phủ Bắc Kinh chịu nghe và hiểu rằng phải đối
thoại với các nước Đông Nam Á? Chúng ta có thể rút kinh nghiệm của một viên sĩ
quan Pháp thời họ mới chiếm Việt Nam. Đó là Joseph Galliéni.
Galliéni chỉ huy cả vùng biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng ở nước ta,
từ năm 1892 đến 1896, khi còn đeo “lon” Đại tá. Trong thời gian đó, có những đoàn
“thổ phỉ” bên Tàu sang cướp bóc dân Việt. Những toán thổ phỉ này phần lớn là
lính, thêm nghề ăn cướp. Có lúc một toán quân Pháp ở Cao Bằng đánh nhau với thổ
phỉ, chạy lạc sang Tàu. Ngày 23 tháng Tám năm 1982, viên chỉ huy đồn Phúc Hòa,
gần Cao Bằng, cùng một toán quân 91 người bị thổ phỉ phục kích, trong đó có 29
lính Lê dương, chỉ còn một đường thoát là vượt qua biên giới. Họ đến một đồn binh
nhà Thanh tên là “Bo Cup” xin tá túc qua đêm.
Viên chỉ huy đồn này tỏ vẻ ngần
ngại, sau cũng chấp nhận cho vào. Mấy phút sau, cửa đồn lại mở. Một toán lính
Trung Hoa đồn trú đã quay trở về. Mặt mũi và tay họ đều dính đầy thuốc súng;
hai ba người tiến đến gặp Trung úy Lê dương trong toán quân Pháp, tỏ vẻ ngạc
nhiên tại sao ông ta vẫn còn sống mà tới đây! Không những thế, họ còn ngỏ lời
khen ngợi viên Trung úy này là đánh nhau rất can đảm!
Galliéni cũng luôn phải đi tiễu trừ thổ phỉ. Một hôm, ông ta sang
bên kia biên giới, gặp viên tướng nhà Thanh, yêu cầu ngăn cấm không cho lính
sang “An Nam” ăn cướp. Viên tướng Tàu này, trong sách gọi là Thống chế Sou, đáp:
“Tôi rất ân hận, tôi xin ông tha lỗi. Nhưng lính của tôi chúng nó vô kỷ luật,
không thể nào ngăn cấm được! Nếu ông bắt được đứa nào, tôi xin ông, cứ việc
bắn. Bắn, không cần đem ra xử làm gì!”.
Tất nhiên, khó bắt được thổ phỉ, mà lúc đó nếu có bắt được kẻ nào
thì cũng bắn thôi. Galliéni đành chịu, nhưng sau một thời gian ngắn, ông ta đã
đổi cách đối thoại với người Trung Hoa. Galliéni đưa một toán quân Lê dương lên
đồn trú ở sát biên giới. Lê dương là đội lính tình nguyện ngoại quốc trong quân
đội Pháp, đủ các thứ quốc tịch, đông nhất là người Đức. Họ được phép lâu lâu
lại sang cướp phá mấy làng bên kia biên giới. Cho đến một ngày viên tướng nhà
Thanh phải sang than phiền với Galliéni. Ông Đại tá Pháp bèn trả lời: “Tôi rất
ân hận, tôi xin ông tha lỗi. Nhưng lính của tôi toàn người ngoại quốc, chúng nó
vô kỷ luật, không thể nào ngăn cấm được! Nếu ông bắt được đứa nào, tôi xin ông,
cứ việc bắn. Bắn, không cần đem ra xử làm gì!”. Viên tướng Tàu khen ngợi Galliéni:
Ông đáng lẽ phải là người Tàu mới phải!
Joseph Galliéni đã dùng một thứ ngôn ngữ mà người Trung Hoa có thể
hiểu được, vì không thể giả bộ lãng tai được nữa.
Không biết Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay liệu có học được cách
đối thoại của ông Đại tá người Pháp cuối thế kỷ XIX để nói chuyện với người “bạn
vàng” bài bây điếc đặc của mình, nhằm giải quyết một cách hiệu quả hơn những vụ
việc “lấn tới” trắng trợn của họ trên vùng biển Việt Nam ngày một leo thang từ
mấy năm nay hay không?
(Câu chuyện thứ nhất kể theo cuốn Operations militaires au
Tonkin, của Emmanuel Chabrol, Thiếu tá quân đội Pháp, nhà xuất bản Charles Lavauzelle
in năm 1896 tại Paris, Pháp. Chuyện Galliéni kể theo sách Extrême Orient
của Claude Farrère, Flammarion in năm 1934 tại Paris.
Cả hai chuyện được ghi
lại trong cuốn Lịch sử Binh đoàn Lê dương (The French Foreign Legion),
của Douglas Porch, Harper Perennial xuất bản năm 1991 tại New York, Mỹ, trang
243).
N.N.D.
Nguồn: http://boxitvn.blogspot.de
Vietnam tries to stop China oil
rig deployment
HANOI, Vietnam (AP) — Chinese ships are ramming and spraying
water cannons at Vietnamese vessels trying to stop Beijing from setting up an
oil r...
|
|||||
Preview by Yahoo
|
|||||
On Wednesday, May 7, 2014 9:23 PM, TRAN TRONG-NHAN <trn_trongnhan@yahoo.com> wrote:
Hanoi
said Wednesday that Chinese ships protecting a deep-water drilling rig in
disputed waters in the South China Sea had used water cannon to ...
|
|||||
Preview
by Yahoo
|
|||||
Vietnam
released footage it said was of a Chinese vessel ramming a Vietnamese Coast
Guard ship in the South China Sea as Vietnam tried to prevent the dep...
|
|||||
Preview
by Yahoo
|
|||||
China
urged the Philippines to release the crewmen, whom the Philippines claims
were aboard a boat that had more than 350 endangered turtles.
|
|||||
Preview
by Yahoo
|
|||||
On Wednesday, 7 May 2014 7:14 AM, Truong Nhan <> wrote:
Một vài Hình ảnh Biểu Tình chống Cộng & Tưởng Niệm Quốc Hận
30-4-2014 tại một số nơi trên Toàn Cầu.
Frankfurt am Main, Germany (Photo of Trương Nhân) 26-04-2014
Frankfurt am Main, Germany (Photo of Trương Nhân) 26-04-2014
San Diego, California, USA (Photo of Trần Sơn)
26-04-2014
Odense, Denmark (Photo of Vương Nhi) 03-05-2014
Inala, Brisbane, Queensland, Australia (Photo of Tuấn Lê) 30-04-2014
Hoà Lan: Den Haag (The Hague, Netherlands). Sunday, April 27th 2014. Photo of Hans Smeekens.
Pinellas, Tampa Bay, Florida, USA (Photo of Reporter LBHK) 26-4-2014
Odense, Denmark (Photo of Vương Nhi) 03-05-2014
Inala, Brisbane, Queensland, Australia (Photo of Tuấn Lê) 30-04-2014
Hoà Lan: Den Haag (The Hague, Netherlands). Sunday, April 27th 2014. Photo of Hans Smeekens.
Pinellas, Tampa Bay, Florida, USA (Photo of Reporter LBHK) 26-4-2014
Canberra, ACT, Australia (Photo of LyHương.Net)
26-04-2014
Paris, France (Photo of Nhóm Truyền Thông Cờ Vàng) 30-04-2014
Munich, Germany (Photos: Đàm văn Tiếu, Tạ Kim, Lê Hồng Đức)
30-04-2014
Frankfurt am Main, Germany (Photo of Trương Nhân) 30-04-2014
London, UK (Photo of Hồn Việt UK) 26-04-2014
Washington DC, USA (Photo of Nhất Hùng) 27-04-2014
San Francisco, California, USA (Photo of Hoàng Vinh) 30-04-2014
Little Saigon,
Westminster, Nam California, USA: Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 39 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, tổ
chức ngày Thứ Bảy 26/4/2014
Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 39 đã được tổ chức lúc 5 giờ chiều
Thứ Bảy 26/04/2014 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Little Saigon, Westminster,
Nam CA.
Hình cuả Lib Vn
https://www.facebook.com/ profile.php?id=100001920754606
Hình cuả Lib Vn
https://www.facebook.com/ profile.php?id=100001920754606
BRUXELLES, BỈ QUỐC: 30.4
NGÀY QUỐC HẬN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - BIỂU TÌNH 39 NĂM QUỐC HẬN TRƯỚC TÒA ĐẠI SỨ
VIỆT CỘNG TẠI BRUXELLES NGÀY 26-4-2014
HÌNH ẢNH TƯỞNG NIỆM 39 NĂM QUỐC HẬN CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM TẠI BRUXELLES / BELGIQUE
39 ANS Haine COMMUNISTE DE PEUPLES DU VIETNAM DE L' EUROPE ET EN BRUXELLES / BELGIQUE
39 ANS Haine COMMUNISTE DE PEUPLES DU VIETNAM DE L' EUROPE ET EN BRUXELLES / BELGIQUE
Melbourne, Victoria, Australia (Photo of Ly
Hương.Net) 30-04-2014
Hương.Net) 30-04-2014
27-04-2014: Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 / 1975 tại San Jose, North California, USA.
Hình ảnh cuả Việt Nam Nhật Báo (Vietnam Daily, VNNB).
2014-04-27 Ngay Quoc Han
tai San Jose
2014-04-27 Ngay Quoc Han tai San Jose
http://www.vietnamdaily.com/
gallery/main.php?g2_itemId= 58908&g2_page=3
Tưởng Niệm Quốc Hận tại Tacoma, Wa
Tưởng Niệm Quốc Hận tại Tacoma, Wa
Dallas, Texas, USA (Photo of Nguyễn Luân) 26-04-2014
Video: Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 04 2014 tại Toronto, Canada:
https://www.youtube.com/watch? v=F7a9w2I8yQE&feature=youtu.be
Louisina (USA) Tưởng Niệm : QUỐC HẬN 39 Năm 2014:
http://youtu.be/jfwudQSsgvs
Louisina (USA) Tưởng Niệm : QUỐC HẬN 39 Năm 2014:
http://youtu.be/jfwudQSsgvs
On Wednesday, May 7, 2014 11:31 AM, VietVungVinh <vietvungvinh@gmail.com> wrote:
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Bắc Cali đã tổ chức lễ tưởng
niệm Quốc Hận 30/4 trước tiền định Quận Hạt Santa Clara vào hôm thứ Bảy,
26/04/2014 vừa qua.
Nhiều hội đoàn thuộc các quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đại diện các tôn giáo, giới truyền thông, sinh viên học sinh và đông đảo đồng hương đã đến tham dự.
Chương trình Lễ Tưởng Niệm được bắt đầu lúc 12 giờ trưa. Ông Huỳnh Phong điều khiển phần nghi lễ chào cờ phối hợp với ông Mai Khuyên điều khiển phần lễ rước quốc kỳ do đoàn thanh niên sinh viên cờ Vàng phụ trách và rước di ảnh 5 vị tướng đã tuẫn tiết trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, di ảnh đặt bên cạnh Đài Tử Sĩ Tổ Quốc Ghi Ơn gồm có 5 vị tướng: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quần Đoàn 4, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng Tư lệnh phó Quân đoàn 4, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ binh và 33 các sĩ quan cấp tá cấp úy, hạ sĩ quan binh sĩ quân lực VNCH đã tuẫn tiết.
Nhiều hội đoàn thuộc các quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đại diện các tôn giáo, giới truyền thông, sinh viên học sinh và đông đảo đồng hương đã đến tham dự.
Chương trình Lễ Tưởng Niệm được bắt đầu lúc 12 giờ trưa. Ông Huỳnh Phong điều khiển phần nghi lễ chào cờ phối hợp với ông Mai Khuyên điều khiển phần lễ rước quốc kỳ do đoàn thanh niên sinh viên cờ Vàng phụ trách và rước di ảnh 5 vị tướng đã tuẫn tiết trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, di ảnh đặt bên cạnh Đài Tử Sĩ Tổ Quốc Ghi Ơn gồm có 5 vị tướng: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quần Đoàn 4, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng Tư lệnh phó Quân đoàn 4, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ binh và 33 các sĩ quan cấp tá cấp úy, hạ sĩ quan binh sĩ quân lực VNCH đã tuẫn tiết.
HÌNH ẢNH + TƯỜNG TRÌNH
SINH HOẠT MỚI ĐÂY:
http://www.huongduongtxd.com/
thongbaosinhhoat.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment