Thursday, May 8, 2014

Tin Tong Hop 7.05.2014



Hà Sĩ Phu: Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước

Trần Quang Thành - RadioCTM
Nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là kẻ ác với dân, hèn với giặc. Họ thẳng tay đàn áp những người đấu tranh đòi dân chủ, tự do, đòi thực thi nhân quyền, đòi cho nhân dân Việt Nam được cuộc sống hạnh phúc trên đất nước thật sự độc lập, tự do cũng như thằng tay đàn áp những người dân đứng lên (biểu tình)chống kẻ bá quyền Trung quốc xâm lược.
Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 5.5.2014 vừa qua, và việc Trung quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam gần như vẫn im hơi, lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng, vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Ông Hà Sĩ Phu đã bộc bạch nhưng suy nghĩ, bức xúc của mình với nhà báo Trần Quang Thành như sau.
  | Download
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/05/20140605-ctm-dacbiet_HSP.mp3


Người Việt ở Little Saigon biểu tình chống giàn khoan
Trung Quốc

Linh Nguyễn/Người Việt

6.05.2014 LOS ANGELES, California (NV)Chỉ một ngày sau khi biết tin Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam, một số người Việt ở Little Saigon, California, đã không quản ngại đường xá xa xôi lên tận toà tổng lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles tổ chức một cuộc biểu tình phản đối rất quyết liệt, vào lúc 11 giờ trưa ngày Thứ Ba.

Đồng hương Việt Nam căm phẫn biểu tình trước toà tổng lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles, (Hình:  Thiện Thành/Radio Bolsa)
“Chúng tôi rất cảm kích khi thấy chỉ sau 16 giờ kêu gọi, đồng hương đã hưởng ứng nồng nhiệt, dù biết là ngày thường mọi người phải đi làm, trên xe cũng có trên 40 người tham dự. Một số khác lái xe riêng đi thẳng và hẹn gặp chúng tôi tại cùng địa điểm,” anh Thiện Thành Nguyễn, đại diện nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước, nhóm tổ chức cuộc biểu tình, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
“Một số đồng hương cư ngụ ở vùng Los Angeles cho biết họ cũng rủ nhau đi và hợp tác với chúng tôi để biểu tình tại đó,” anh nói thêm.
Anh cho biết thêm: “Khi tới nơi, chúng tôi nhận thấy địa điểm chính của tòa tổng lãnh sự, nơi cộng đồng mình thường biểu tình, không có ai. Trái lại, phía đối diện, nơi cấp phát visa và các thủ tục hành chánh, thì có đông người.”

“Vì thế chúng tôi dàn hàng ngang, với hàng chục lá cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ phất phới, chúng tôi tay cầm biểu ngữ khẳng định chủ quyền của Việt Nam, miệng hô to các khẩu hiệu 'Đả đảo Trung Cộng,' 'Trung Cộng hãy chấm dứt hành động xâm chiếm Việt Nam, để hỗ trợ đồng bào trong nước,” anh Thiện Thành kể tiếp.
“Một nhóm khác, xếp hàng tuần hành đi sát bờ tường và hô hào chống Trung Cộng rất 'khí thế'!” anh nói.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, chủ nhân xe đò Hoàng, đích thân làm tài xế để đưa đồng hương đi biểu tình.
Mới đây, Cục Hải Sự Trung Quốc phát "cảnh báo hàng hải" về việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào "tác nghiệp tại Nam Hải" (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) từ 2 Tháng Năm đến 15 Tháng Năm, ở vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, chừng 119 hải lý (221 cây số). Cũng vì vậy, Trung Quốc "cấm tất cả các loại phương tiện xâm nhập vào khu vực Hải Dương 981 hoạt động trong bán kính một hải lý."


TUYÊN BỐ CỦA CHƯƠNG TRÌNH "MINH TRIẾT LÀM CHỦ

BIỂN ĐÔNG"

Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam
Dư luận cả nước đang phẫn nộ đòi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Đây là hành động xâm lấn, vi phạm chủ quyền Việt Nam từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc. Trung Quốc ỷ thế nước lớn, ngang ngược đưa giàn khoan vào hoạt động trong hải phận thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đang xây dựng căn cứ quân sự lớn trên đảo Gạc Ma mà Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988.
Đưa giàn khoan vào tận vùng biển Việt Nam, Trung Quốc khiến người ta nhớ lại những gì mà các đế quốc ở châu Âu đã làm trong đại chiến thế giới thứ nhất, cách đây đúng 100 năm! Trung Quốc hiện vẫn chưa thoát khỏi lối mòn đế quốc chủ nghĩa ấy, mỗi khi trỗi dậy là tìm cách sửa lại bản đồ địa-chính trị, lấn lướt các dân tộc nhỏ, với những thủ đoạn vừa lừa mị và bạo lực, vừa mua chuộc và chia rẽ… Việt Nam, các nước ASEAN và các nước trên thế giới, vì vậy, cần phải hết sức cảnh giác.
Trung Quốc tuyên bố cắm giàn khoan cho đến tháng Tám là một thách thức lớn khi Việt Nam đang có nhiều động thái làm sâu sắc thêm mối quan hệ với ASEAN, với châu Âu và Mỹ. Đây còn là phép thử đối với Mỹ và thế giới, vì Mỹ vừa lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc chớ dùng thế nước lớn bắt nạt những nước nhỏ trong khu vực.
Trước sự kiện nghiêm trọng này, CHƯƠNG TRÌNH MINH TRIẾT LÀM CHỦ BIỂN ĐÔNG tuyên bố:
· Hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố phản đối Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đòi Trung Quốc phải rút ngay lập tức dàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
· Yêu cầu Chính phủ Việt Nam cập nhật thông tin hàng ngày cho nhân dân trong nước và thế giới về mọi diễn biến liên quan đến sự kiện nghiêm trọng này, mạnh mẽ tố cáo Trung Quốc trước dư luận quốc tế, thi hành nhiều biện pháp đòi Trung Quốc rút ngay lập tức giàn khoan nói trên. 
Hãy dựa vào sức mạnh của dân, của luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền của đất nước, đừng để lòng dân trong nước phân tâm và nhân dân thế giới hoài nghi về lập trường nhất quán và minh bạch của Chính phủ Việt Nam.
· Xin đồng bào cả nước, đặc biệt là giới trẻ, đồng bào ở hải ngoại, bằng các biện pháp khác nhau, hãy thể hiện tư cách công dân “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” của mình.     
Hãy đoàn kết hành động, lên án việc làm ngang ngược và phi pháp của Trung Quốc để tăng thêm sức mạnh, làm chỗ dựa cho Chính phủ Việt Nam trong lập trường chính nghĩa, bảo vệ lợi ích tối cao của Dân tộc và Quốc gia.
Tiếp tục chính sách nước lớn, đế quốc chủ nghĩa và ngày càng tỏ ra là một quốc gia vô trách nhiệm Trung Quốc chắc chắn không có hậu vận tử tế.
“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình”
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Làm tại Hà Nội, ngày 5-5-2014
T/M Nhóm điều hành
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Chủ nhiệm Chương trình
http://xuandienhannom.blogspot.de/2014/05/tuyen-bo-cua-chuong-trinh-minh-triet.html

Phú Thọ: Phản đối bắt người trái phép, dân vây trụ sở

UBND bắt chủ tịch xã Tề Lễ

DienDanCTM

Sáng nay, 6-5-2014, hàng trăm người dân đã tụ họp biểu tình kéo đến vây kín trước cổng trụ sở UBND xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, Phú Thọ, đánh trống biểu tình phản đối việc bắt giữ người trái phép từ đêm hôm qua.

Theo người dân địa phương cho biết, vào đêm hôm qua, 5-5, công an huyện Tam Nông đã tiến hành bắt giữ người trong xã Tề Lễ có liên quan đến việc phản đối khai thác cát ảnh hưởng môi sinh của người dân địa phương trong thời gian qua. Trước việc công an huyện Tam Nông thực hiện bắt giữ người trái pháp luật, sáng nay người dân xã Tề Lễ phẫn nộ kéo ra tận lán trại của "cát tặc" đập phá vì có liên quan đến vụ bắt người đêm qua, đồng thời kéo đến trụ sở xã biểu tình phản đối.

Được biết, lúc 10 giờ sáng nay, người dân biểu tình đã bắt ông Nguyễn Quang Bộ, chủ tịch xã Tề Lễ, đi bộ ra huyện để tiếp tục biểu tình đòi thả người.

Tin tức ghi nhận cho biết, đến chiều nay, vụ việc vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, người dân xã Tề Lễ đã dựng lán trại tiếp tục nổi trống để phản đối việc bắt người. Trước tình hình phản đối dữ đội của người dân, nhà cầm quyền phải điều động nhiều lực lượng công an xuất quân tìm cách giải tán đám đông biểu tình. Hiện chủ tịch xã Tề Lễ đang làm việc với công an huyện Tam Nông để giải quyết vụ việc theo yêu cầu của người dân.

* Hình ảnh cuộc biểu tình của dân xã Tề Lễ hôm nay 6-5-2014 để đòi thả người bị CA bắt trái phép.









2 tiếng nói hiếm hoi về giàn khoan Trung Quốc

Trong lúc toàn bộ thành phần lãnh đạo cao nhất đảng CSVN hoàn toàn im lặng trước việc Bắc Kinh cho đưa giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam, 2 "cựu" tướng lãnh QĐND đã dám nói lên ý nghĩ của mình như sau.

Trung Tướng Phạm Xuân Thệ
Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh quân khu 1, khẳng định:
"Hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông thuộc khu vực chủ quyền của Việt Nam là một hành động phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế. Âm mưu của Trung Quốc là muốn độc chiếm Biển Đông. Và Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu đó, vấn đề chỉ là họ làm như thế nào và lúc nào thôi.

Trung Quốc đã vận dụng rất khéo câu “mềm nắn rắn buông”. Trên biên giới đường bộ, những chỗ nào có tranh chấp mà chúng ta làm căng thì họ sẽ buông, còn chỗ nào chỉ có thỏa thuận miệng giữa hai bên thì không giải quyết được vấn đề.

Quan điểm của tôi là đừng để những việc đã rồi, tức là đừng để đến khi Trung Quốc đặt được
giàn khoan đó rồi thì chúng ta mới quyết liệt phản đối bởi khi đó, Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ chịu rời đi. Việc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và không trả lại cho Việt Nam dù chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, nhiều lần đã cho thấy điều đó. Và khi Trung Quốc đã có khả năng tạo ra việc đã rồi thì cách xử lý của họ tiếp theo sẽ là: rao giảng về hòa bình và đề nghị các bên gác lại tranh chấp để cùng khai thác rồi từng bước lấn át."

Thiếu Tướng Nguyễn Đức Huy
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng quân khu 2, đề nghị:
“Nếu Trung Quốc cố tình kéo giàn khoan ở Biển Đông, trước hết chúng ta sẽ dùng những lực lượng chức năng bao vây để ngăn chặn, để phản đối, buộc phải rút dù muốn đặt ở đó lâu dài. Sau khi dùng các biện pháp ngoại giao mà Trung Quốc vẫn cứ kéo giàn khoan vào Biển Đông và cố tình đặt tại khu vực chủ quyền của Việt Nam thì chúng ta có thể tịch thu giàn khoan theo luật pháp quốc tế".

(Trích phỏng vấn của SOHA)
DiendanCTM



 
HAI THỬ THÁCH QUAN TRỌNG NHẤT HIỆN NAY
Hai sự kiện chính trị quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay là: Một, vụ bắt bớ các blogger độc lập (trong đó trung tâm của sự chú ý là Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh), và hai, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Dân chúng khắp nơi đang chờ đợi phản ứng của chính quyền.
Nếu chính quyền, một mặt, vẫn tiếp tục trấn áp người dân Việt Nam; mặt khác, lại chỉ phản đối lấy lệ hành động vi phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc, mọi người không thể có kết luận nào khác hơn cái điều đã được nói rất nhiều lâu nay: Bản chất của chế độ là “hèn với giặc, ác với dân”.
Nếu chính quyền vừa phản ứng mạnh về phương diện ngoại giao với Trung Quốc vừa tiếp tục thẳng tay dập tắt những tiếng nói độc lập, mọi người thấy ngay một chiến thuật của họ: Họ sử dụng ngôn ngữ chiến tranh chống ngoại xâm để củng cố nền độc tài trong nước.
Chúng ta chỉ có thể tin chính quyền thực sự làm điều gì đó để chống Trung Quốc nếu họ ngưng việc chà đạp lên quyền tự do ngôn luận vì chỉ có cách đó mới đoàn kết được dân chúng cà nước và mới kêu gọi được sự ủng hộ của Tây phương: Đó là hai trong số những điều kiện thiết yếu để đương đầu với Trung Quốc.
Không cố gắng đáp ứng được hai điều kiện ấy, những lời nói chống Trung Quốc chỉ là những sự bịp bợm.
Nguyễn Hưng Quốc

Bạn chỉ lấn một tí, đã làm rùm beng cả lên

Cai Lậy

Lũ dân cư mạng thuộc lề "phản động", không rõ từ đâu, đang phát tán lời kể của đồng chí Nguyễn Hữu Thắng -  Cục trưởng Cục Đường sắt vừa mất chức vì tuyên bố "một tí" - rằng ông mới nói chuyện riêng với đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về vụ Trung Quốc kéo giàn khoan khủng vào thềm lục địa nước ta. Đồng chí Trọng đang bực mình với những câu hỏi lẳn mẳn loại này trong buổi làm việc với cử tri Hà Nội nên gắt ngay: "Bạn chỉ lấn một tí, đã làm rùm beng cả lên!"

Nhưng sau đó đồng chí Trọng đã ôn tồn giải thích rằng ông đã ra chỉ thị đâu vào đó cả rồi.

Trước hết, Giao ban Báo Chí của Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng đã tổ chức buổi làm việc với các báo đài về việc Trung Quốc đưa giàn khoan xuống biển Đông.

Tại buổi này, nhiệm vụ của báo đài đã được làm rõ:

1. Để ngăn chặn âm mưu của thế lực thù địch lợi dụng việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Nam Hải, các báo đài phải nắm vững và tích cực khai triển các điểm trong bài viết của đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, với tựa đề “Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc”, đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân ngày thứ ba, 25/12/2012. (http://anhbasam.wordpress.com/2012/12/26/1496-thuong-tuong-nguyen-chi-vinh-cung-co-hoa-binh-de-bao-ve-chu-quyen-lanh-tho-va-xay-dung-to-quoc).

Đấy là tài liệu triển khai chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại giữa ta và Trung Quốc trên biển Đông. Đặc biệt xoáy vào trọng tâm là:

·                     Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011.
·                     Với tư cách láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị đối với Trung Quốc.
·                     Chúng ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”, tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa hai quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông.
2. Một điều cần nhớ là nước bạn chỉ đưa giàn khoan đến toạ độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06”. Vị trí này ở sát cạnh quần đảo Hoàng Sa, tức là vùng mà nước bạn đã kiểm soát từ năm 1974 chứ không phải là chuyện mới mẻ gì. Chỉ các thế lực thù địch mới cố tình thổi lớn vụ giàn khoan này lên.

Cần nhấn mạnh khu vực này trên Biển Đông không hề là nơi tồn tại bất cứ một sự tranh chấp nào giữa ta và Trung Quốc, vì đã được ta trực tiếp giải quyết với Trung Quốc qua tinh thần bản công hàm ngày 14/9/1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, trả lời “Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải” ngày 04/9/1954 về của quyền trên hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc ở biển Đông. Tinh thần đó đã được triển khai cụ thể qua các ký kết của tất cả các đồng chí tổng bí thư đảng CSVN với phía Trung Quốc. Gần đây nhất là các ký kết của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Trung Quốc năm 2011 như trong bài nêu trên.

Vì vậy việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến vị trí đó là việc nội bộ của nước bạn. Ta hoàn toàn tôn trọng.

3. Một cách tổng quát, báo đài phải tích cực tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chính sách
nhất quán của đảng ta trước sau như một là “Ta không ăn ở hai lòng với Trung Quốc", như đã được đồng chí Nguyễn Chí Vịnh triển khai trong bài trên. Tuy nhiên trong lúc này không nên nhắc lại chính sách 16 chữ vàng và 4 tốt trên báo đài nữa, và chỉ đưa các nguyên tắc đó những các buổi học tập tại cơ quan mà thôi.


Nghe như vậy, đồng chí Nguyễn Hữu Thắng vẫn chưa an tâm. Mọi việc đã có lãnh đạo chỉ thị sâu sát thật nhưng còn lũ dân cư mạng phản động thì sao. Cái miệng chúng nó cũng lợi hại lắm.

Như thể đọc được các lo lắng đó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng kéo tay đồng chí Thắng lại nói nhỏ: "Đã bắt đầu cho bắt thằng Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh rồi!"

DienDanCTM


Cái kẹt: thể chế độc quyền


Diễn đàn kinh tế mùa Xuân vừa diễn ra ở thành phố Hạ Long / Quảng Ninh trong 2 ngày 28/4 và 29 tháng 4 năm 2014. Các nhà kinh tế trong nước tham dự khá đủ cuộc họp, do ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chủ tọa. Rất tiếc là không có chuyên gia kinh tế gốc Việt ở nước ngoài cũng như chuyên gia kinh tế ngoại quốc tham dự.

Hồi đầu tháng 5, các mạng Chuyển Hóa, Dân làm Báo đã tường thuật khá tỷ mỷ về cuộc họp này.
Các nhà kinh tế trong nước như Trần Đình Thiên, Võ Đại Lược, Nguyễn Đình Cung, Trần Du Lịch, Phạm Chi Lan…đều có những ý kiến xây dựng, nói lên những băn khoăn lo nghĩ của mình. Nền kinh tế có những dấu hiệu đình trệ, ì ạch, vốn chi viện FDI và đầu tư ODA từ nước ngoài đều giảm rõ, nợ nhà nước cao, nếu tính cả nợ của các doanh nghiệp và ngân hàng nhà nước, đã vượt quá mức báo động đỏ, cao hơn giá trị PNB năm 2013. Đề tài chính là cải cách thể chế
kinh tế, một vấn đề bức bách.

Nỗi băn khoăn lớn nhất của các nhà kinh tế vẫn là cái nhiệm vụ gốc gác của nền kinh tế là sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, với giá trị gia tăng lớn, nhưng mục tiêu này được thực hiện rất thấp, giá thành sản phẩm quá cao, không cạnh tranh nổi với thị trường khu vực và quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự nghiệp công nghiệp hóa đã bị xem nhẹ do các nhà lãnh đạo đã quá tập trung chú ý ưu tiên vào lĩnh vực tài chính và ngân hàng, nghĩa là những lĩnh vực không sản xuất trực tiếp ra giá trị hàng hóa, chỉ là phần ngọn chứ không phải phần gốc. Nhà bình luận Phạm Chí Dũng chỉ rõ các nhóm lợi ích riêng tư là một trở ngại cho phát triển lành mạnh, chính là do họ quá chú trọng đến tiền bạc, đô la, cổ phiếu, chứng khoán để thu lợi nhanh gọn. Các nhà kinh tế báo động rằng Campuchia đã lắp ráp đựợc xe ô tô du lịch, trong khi công nghiệp Việt Nam chưa sản xuất nổi một chiếc ốc công nghiệp đúng tiêu chuẩn. Một sự lạc hậu thê thảm, đáng làm cho toàn xã hội phải giật mình.

Tất cả các nhà kinh tế khi bàn đến cải cách thể chế kinh tế đều cho rằng phải cải cách thể chế chính trị trước mới có thể cải cách thể chế kinh tế. Câu nói được nguời dự họp chú ý khi cựu Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển vốn rất ngay thật cho rằng nhà nước thường mang chất quan liêu nên lãnh đạo rất cần nghe tiếng nói của xã hội dân sự đang hình thành, điều mà truớc đây bị cấm cản. Ý kiến này được coi là nhạy cảm, có góc cạnh nổi bật trong cuộc hội thảo.

Diễn đàn cho thấy cái thế kẹt của tình hình hiện nay là thể chế chính trị còn là vấn đề cấm kỵ, bị khóa chặt bởi Hiến pháp 2013 mới đuợc thông qua, khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của đảng CS và vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh.

Trong một bài đăng trên báo le Figaro (3/5/2014) giáo sư kinh tế Albert Dubois, người từng nghiên cứu tình hình kinh tế Việt Nam, cho rằng kinh tế VN giống như kinh tế ở Ba Lan và Tiệp Khắc cách đây 25 năm. Ở hai nước này, cả thể chế chính trị lẫn thể chế kinh tế XHCN kiểu cộng sản đều bị kẹt cứng trong bản chất quan liêu - độc quyền (bureaucratie monopoliste ). Muốn gỡ khỏi cái thế kẹt nguy hiểm này phải tháo gỡ nhiều mối liên quan, từ gỡ bỏ độc quyền tư tưởng, độc quyền ngôn luận - báo chí, đến độc quyền của kinh tế nhà nước, của kinh tế quốc doanh, rồi độc quyền của ngân hàng nhà nước, nhưng trước hết, trên hết là gỡ bỏ cái độc quyền gốc: độc quyền cai trị, độc quyền nắm chính quyền của một đảng duy nhất, nghĩa là không có thế lực cân bằng, giám sát, ganh đua bình đẳng, trong một nền dân chủ pháp trị.

Rõ ràng đây là ý kiến chung của đông đảo nhà kinh tế và bình luận chính trị cả trong lẫn ngoài nuớc. Theo họ, không thể bàn riêng về cải cách thế chế kinh tế, dứt khoát phải cải cách đồng bộ cả hệ thống chính trị - kinh tế tài chính của đất nuớc theo xu thế dân chủ pháp quyền mới có thể khai thông được bế tắc toàn diện rất nguy hiểm hiện nay.

Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ rằng ông sẽ thực hiện trong năm mới này những giá trị “dân chủ và pháp quyền là 2 giá trị song sinh của thời hiện đại”. Mà dân chủ là đối lập với độc đoán, với độc quyền. Việc thực hiện thông điệp dân chủ và pháp quyền về chính trị, kinh tế - tài chính, văn hóa, ngôn luận sẽ giúp khai thông tất cả. Nếu quả thật đó là suy nghĩ, là ý định chính trị thực sự của thủ tuớng thì còn có gì hơn nữa. Thể chế chính trị sẽ khai thông theo hướng dân chủ - pháp quyền, ý kiến của thủ tuớng chính là chìa khóa vàng để khai thông bế tắc, chỉ đạo cho các nhà kinh tế nước ta từ những ngày đầu năm, truớc cuộc họp ở Hạ Long đến hơn 4 tháng.

Nhưng đáng tiếc là chiếc chìa khóa “vàng’’ ấy chỉ là nói xong rồi để đấy, hóa ra là vàng giả, vàng mã, chỉ để xoa dịu dư luận, không hề có biện pháp nào để thực hiện, để đưa vào cuộc sống. Thật đáng tiếc và cũng đáng buồn cho toàn dân khi người đứng đầu chính phủ đưa ra một thông điệp đầu năm hay ho, đẹp đẽ, chuẩn xác đến vậy, dấy lên biết bao nhiêu hy vọng, để rồi thông điệp vẫn nằm chết trên giấy tờ, không thấy một bóng dáng nào trong thực tế cuộc sống xã hội.

Thể chế độc quyền chính trị và độc quyền kinh tế là thế kẹt cứng của đất nuớc, là bế tắc tuyệt đối rõ ràng ai cũng có thế nhận rõ. Chính ông thủ tướng cũng nhận ra rất rõ, để nói lên điều ấy trong thông điệp đầu năm.

Nhưng ông Dũng và cả Bộ Chính trị đảng CS của ông đã không có đủ dũng khí chính trị để cùng toàn dân thực hiện thông điệp có nội dung chuẩn xác này. Hơn 4 tháng đã trôi qua, chiếc chìa khóa vàng vẫn nằm trong tủ sắt. Vì sao? Vì sao là câu hỏi cháy bỏng.

Dù sao, điều chắc chắn là nhân dân Việt Nam không thể cam chịu mãi ách độc quyền đảng trị. Nhân dân Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippines, Indonesia đã vĩnh biệt các nhà độc tài toàn trị Phác Chánh Hy, Ferdinand Marcos, Suharto…; nhân dân Ba Lan, Tiệp Khắc, Bulgaria… cũng đã vĩnh biệt chế độ CS đảng trị đội lốt xã hội chủ nghĩa; nhân dân Tunisia, Ai Cập, Libya, Miến Điện gần đây cũng đã kết thúc chế độ độc tài quân phiệt. Họ đã thoát khỏi thế kẹt của độc quyền chính trị, của bất công và lạc hậu, mở cửa cho tương lai.

Việt Nam không thể đứng ngoài trào lưu chung của thế giới và thời đại.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/cai-ket-the-che-doc-quyen/1908886.html



Sự chính danh của đảng cộng sản?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-05-06

Tổng Bí thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Một hành động gây hấn nữa của Trung quốc lại được ghi nhận, đó là dàn khoan biển của nước này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. Trong khi đó các báo đảng thường xuyên loan tải những tuyên bố hữu hảo giữa hai đảng, hai chính phủ. Điều này càng ngày càng làm nhiều người Việt nghi ngờ về tính chính danh của chính đảng cộng sản Việt nam.
Phản đối và hữu hảo
Dàn khoan Hải Dương thuộc Công ty dầu khí Trung quốc được kéo vào vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế Việt nam. Phía Trung quốc không ngại ngần đưa ra tọa độ địa lý của dàn khoan biển, và mọi người thấy rằng nó nằm ngay phía trong đường 200 hải lý đặc quyền kinh tế Việt nam trên biển Đông.
Đây là một động thái mới đến từ phía Trung quốc. Trước đây những vụ đụng chạm với tàu khảo sát địa chấn Việt nam, cũng như với ngư dân Việt nam, Trung quốc hoặc không nói gì hoặc cho rằng tố giác từ phía Việt nam là không có bằng cớ.
Dàn khoan Hải Dương thuộc Công ty dầu khí Trung quốc được kéo vào vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế Việt nam....và mọi người thấy rằng nó nằm ngay phía trong đường 200 hải lý đặc quyền kinh tế Việt nam trên biển Đông
Nay bằng cớ được chính Trung quốc đưa ra là tọa độ địa lý. Tọa độ này nằm trong khu vực biển rộng lớn chín đoạn mà Trung quốc đã vạch ra, một động tác vẽ đường biên giới chưa thấy ở bất cứ đâu trong lịch sử thế giới hiện đại. Những mệnh lệnh cấm bắt cá trước đây cũng được tuyên bố trên vùng biển chín đoạn, nhưng không có sự hiện diện hữu hình, vật chất của một dàn khoan biển.
Không biết dàn khoan Hải dương có tìm được dầu hay không nhưng rất rõ rằng động thái này của Trung quốc nói rằng họ đang thực thi chủ quyền trên vùng biển họ đòi hỏi.
Bộ ngoại giao Việt nam chính thức lên tiếng phản đối. Nhưng trong lời phản đối đó, nếu trừ đi dòng tin cụ thể về tên của dàn khoan, tọa độ địa lý, ngày tháng, thì nội dung không có gì khác những lần phản đối trước. Giống như một công thức biên soạn sẳn.
Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý
Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Phú Trọng, người về nguyên tắc là lãnh đạo tối cao của nước Việt nam không phát biểu gì về chuyện này. Không khó để có thể lần ngược những lời phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt nam, thì thấy rằng các quan chức có giữ chức trách gì đó trong chính phủ hay quốc hội thì sẽ thường lên tiếng về những hành động gây hấn của người láng giềng phương Bắc. Còn những người chỉ chuyên trách công việc của đảng cộng sản, bao gồm cả bộ phận tuyên truyền của đảng lại thường hay nói đến sự hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Trung. Dường như đó là một sự phân công vậy.
Sự trái khoáy này càng rõ hơn dưới một chế độ lúc nào cũng đề cao sự nhất nguyên, trên dưới như một như chế độ cộng sản.
Sự không bình thường đó chưa từng được thấy trong các xung đột của giữa thế giới cộng sản trước đây. Hồi năm 1969 khi hai đội hồng quân của Liên Xô và Trung quốc đánh nhau trên biên giới hai nước, hay như cuộc chiến đẫm máu Việt Trung 10 năm sau, không thấy những tuyên bố hữu nghị cùng cất lên với những lời buộc tội chiến tranh và xâm lấn.
Nhưng cục diện đã thay đổi sau khi hệ thống cộng sản sụp đổ, chỉ còn lại vài quốc gia dưới danh nghĩa cộng sản, sống trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió với nền kinh tế tư bản nhiều quyền lợi.
Sự nghi ngờ dễ hiểu
Và sự không bình thường này rất dễ hiểu là đã gây nhiều nghi hoặc về sự cam kết bảo vệ dân tộc và quốc gia của đảng cộng sản. Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến là một trong những người nghi ngờ đó. Ông nói:
Bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố. AFP PHOTO.
Bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố. AFP PHOTO.
Trung quốc muốn chiếm Việt nam theo kiểu tằm ăn dâu, một cách hòa bình, không tốn vũ khí thì nó phải luôn giữ cho Việt nam ở chế độ cộng sản, vì chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu hai đảng làm việc với nhau, nhượng bộ quyền lợi với nhau còn nhân dân thì chả có vai trò gì.
Trung quốc muốn chiếm Việt nam theo kiểu tằm ăn dâu, một cách hòa bình, không tốn vũ khí thì nó phải luôn giữ cho Việt nam ở chế độ cộng sản, vì chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu hai đảng làm việc với nhau, nhượng bộ quyền lợi với nhau còn nhân dân thì chả có vai trò gì
Ông Hà Sĩ Phu
Cũng sẽ là rất dễ hiểu khi những cuộc biểu tình chống sự gây hấn của Trung quốc được truyền thông của đảng cộng sản cho là lợi dụng danh nghĩa yêu nước để âm mưu gây bất ổn xã hội, lật đổ sự cầm quyền của đảng.
Trong xu thế có nhiều phản kháng từ xã hội dân sự đòi những quyền dân sinh, nhân quyền, …nhiều người thậm chí còn lo lắng rằng đảng cộng sản Việt nam sẳn sàng để cho quân đội Trung quốc vào đàn áp dân chúng Việt nam nếu như sự cầm quyền của họ bị những đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền làm lung lay.
Câu chuyện về tằm ăn dâu không phải chỉ mới được nêu ra bởi những người nghi ngại như ông Hà Sĩ Phu, nó được nếu ra cách đây hơn 700 năm bởi một danh tướng Việt nam là Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Bên giường bệnh ông nói với với vị vua trẻ vừa lên ngôi rằng: nếu giặc Bắc dùng sách tằm ăn dâu thì phải khoan sức dân làm kế rễ sâu gốc vững thì mới mong toàn thắng.
Câu nói khoan sức dân làm kế rễ sâu bền gốc của Hưng Đạo Vương không thể nào hiểu khác đi là những giá trị dân chủ và nhân quyền ở thời điểm này của thế kỷ 21. Một chính khách sống cách Việt nam nửa vòng trái đất là ông Lowenthal, dân biểu quốc hội Hoa Kỳ nói với đài Á châu tự do rằng:
Trung Quốc muốn chiếm hữu biển đảo ở biển Đông, và đó chính là yếu tố khiến Việt Nam cần tiến lại gần hơn với Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ muốn một nước có quan hệ gần gũi hơn thì cũng muốn nước đó đừng đàn áp người dân của họ. Nhà nước Việt Nam muốn có độc lập đối với Trung Quốc thì họ không thể đàn áp người dân, từ chối công lý cho người dân Việt.
Điều ông nói được minh chứng bằng những hiệp ước đồng minh của Hoa Kỳ và các đồng minh Đông Á, Nhật bản và Philippines, những quốc gia có xung đột lãnh hải với Trung quốc.
Làm bạn với các nước khác với tính chính danh
Trên bình diện ngoại giao, từ hai thập kỷ nay, Việt nam thường xuyên nêu ra quan điểm của mình về chính sách ngoại giao làm bạn với các nước, từ chối mọi liên minh. Trớ trêu thay trong số bạn bè ấy lại có một quốc gia thèm khát lãnh thổ như Trung quốc. Một bạn trẻ trong nước nói với chúng tôi rằng:
Khi anh là nước nhỏ mà anh lại không có đồng minh thì là một điều không khôn ngoan.”
Có thể là chính sách đu dây của Việt nam giữa các cường quốc đã giữ nước Việt nam tránh được một cuộc chiến tranh nào đó trong hai chục năm qua!? Nhưng liệu nó có hữu ích với chính sách tằm ăn dâu?
Và điều quan trọng hơn là sự “phân công” lạ lùng giữa các bộ phần cầm quyền Việt nam hiện nay. Mỗi sáng người Việt nam lại đọc hai loại báo, một loại đăng tải những lời buộc tội sự gây hấn của Bắc Kinh, còn loại kia thì loan báo những hiệp ước thấm đẫm tình hữu nghị giữa hai đảng.
Và như vậy phải chăng người Việt có quyền nghi ngờ sự cam kết bảo vệ dân tộc của đảng cộng sản Việt nam?! Và đó là sự chính danh của bất cứ đảng cầm quyền nào!

Hỏa mù đổi mới chính trị ở Việt Nam

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Courtesy dantri
Nghe bài này

Một số vấn đề chính trị cấm kỵ đụng tới lý thuyết của Đảng đang được quan chức, chuyên gia mang ra bàn và trở thành những câu chuyện bình thường. Phải chăng ở Việt Nam đang có một khuynh hướng mong muốn thay đổi tích cực.
Không phải ngẫu nhiên báo chí nhà nước đưa những tin thuộc lãnh vực chính trị nhạy cảm nằm trong vùng cấm. Thí dụ nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển kêu gọi thừa nhận xã hội dân sự tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014. Dù sao thì ông Tuyển cũng đã về hưu và chỉ còn một chân trong guồng máy với chức vụ cố vấn đàm phán cao cấp về hội nhập quốc tế.
Những dấu hiệu đặc biệt
Sau câu chuyện của ông Tuyển, ngày 3/5/2014 Thời báo Kinh tế Saigon bản điện tử trích lời Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh  nói rằng: “Việt Nam miệt mài nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.” Ông Bộ trưởng đã nói như thế vào cuối năm 2013 trong dịp là diễn giả tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với một thành phần thính giả đặc biệt là lãnh đạo các tỉnh thành toàn quốc.
Trả lời Nam Nguyên, LS Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Hà Nội nhận định:
“ Ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cũng là một ông nói thật nói thẳng. Tôi nghĩ rằng trước đây đã có những ông từng nói như thế, bởi vì kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa nó là như nước với lửa, làm sao mà sống chung được. Cho nên, phải chăng trước đây người ta phải gắn chữ đó để làm yên lòng một số nhà bảo thủ thôi, còn bây giờ đến lúc phải nói thật, có nghĩa là nên cắt cái đuôi đó đi.”
Khi các các chính khách bắt đầu thẳng thắn nói sự thật và khi báo chí lề phải được đưa ra các thông tin trước đây thuộc vùng cấm, thì hẳn phải là một dấu hiệu đặc biệt. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:
Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵ
LS Trần Quốc Thuận
“Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵ. Nhiều thứ cấm kỵ lần lần bây giờ trở thành bình thường, thành quen. Tôi cho đó là dấu hiệu tích cực và không phải vấn đề bất ngờ. Có dấu hiệu đang mở ra và tạo cho những khuynh hướng tích cực có đất nẩy mầm nó sinh sôi nẩy nở và lớn lên.”
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) SGTT
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) SGTT

Trao đổi với chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận nhận định là, ngay cả các cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước cũng thừa biết rằng, không có mô hình nào trên cuộc sống thật này được gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vị cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho là Hiến pháp sửa đổi 2013 rồi sẽ phải sửa đổi nữa vì tự thân chứa đựng những điều mâu thuẫn với nhau. Thí dụ như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay mọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đã định hướng và chủ đạo thì không thể gọi là bình đẳng được, LS Trần Quốc Thuận nói là lấy làm tiếc vì ban soạn thảo Hiến pháp bỏ qua góp ý của nhân sĩ trí thức, cụ thể là Kiến nghị 72.
LS Trần Quốc Thuận nhận định:
“Mọi người đều thấy vấn đề đấy kể cả lãnh đạo cũng thấy. Người ta bảo nếu mà không thoát ra thì không sống được, nhưng mà thoát ra mà không giữ một cái gì lại gọi là trấn an thì nó lại không ổn, họ cho rằng bất ổn. Cho nên có thể nói những ý kiến bảo thủ trong Đảng cũng còn đáng kể, chưa kể những người đã nghỉ hưu như chúng tôi, nhiều người cũng sợ mất cái chủ nghĩa xã hội lắm. Nhưng chủ nghĩa xã hội làm gì có mà mất, đâu có mà mất…mất cái không có thì là điều buồn cười.
Bây giờ người ta đang cố gắng lèo lái để thoát ra tôi rằng điều đó cũng là một sự tỉnh táo. Nếu ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư mạnh dạn thế thì chúng tôi rất hoan nghinh.”
Sáng ngày 28/4/2014, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 với chủ đề “Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế” Theo Trí Thức Trẻ
Sáng ngày 28/4/2014, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 với chủ đề “Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế” Theo Trí Thức Trẻ

Điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt”
Theo SaigonTimes Online, Ông Trương Đình Tuyển có mặt trong phiên đàm phán song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 27/4/2014 ở Thủ đô Washington. Trở về Hà Nội, ông Tuyển bày tỏ lo ngại “thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay không tương thích với TPP”. Ông Tuyển đưa ra ví dụ, trong TPP đề cao vai trò của xã hội dân sự, đề cao sự tự do thành lập các hiệp hội. Theo lời ông đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị với nhà nước Việt Nam.
Đối với khả năng Việt Nam chấp nhận cải tổ chính trị kinh tế, vượt qua các điều kiện để tham gia TPP. Học giả Đinh Kim Phúc từ Saigon nhận định:
Khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước....Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt
LS Trần Quốc Thuận
“Nếu nói bất chấp tất cả để bảo vệ hệ thống chính trị hiện nay thì tôi không nghĩ nhà nước Việt Nam bất chấp tất cả. Rồi nhượng bộ để làm sao thỏa mãn các đối tác nước ngoài thì tôi nghĩ cũng không là nhượng bộ. Trong đàm phán quốc tế rõ ràng từ khi Việt Nam gia nhập WTO rồi một số tổ chức khu vực, trước sau gì  nhà nước cũng có cách để thỏa hiệp đàm phán với quốc tế để Việt Nam gia nhập như các đối tác khác. Bài học này nhà nước Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm để vượt qua để mà hai bên cùng có lợi. Không hẳn Việt nam cần nước ngoài, nước ngoài cũng cần Việt Nam để mà đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập thế giới, đẩy nhanh quá trình dân chủ ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận bày tỏ hy vọng Việt Nam sớm đạt thỏa thuật với TPP cũng như FTA với EU. Ông cho rằng hội nhập sẽ tạo nhiều áp lực cải cách. Ông nói:
“Người ta đang chờ đợi khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước. Việt Nam đã có cái cam kết và trong luật cũng qui định, nếu luật Việt Nam có khác biệt thì tuân theo điều ước quốc tế. Nhưng mà vào TPP dĩ nhiên họ đâu có chấp nhận định hướng (XHCN) đó được. Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt.”
Nhiều người hy vọng cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ có đột phá, điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt” như LS Trần Quốc Thuận nhận định, thì ít ra cũng phải tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016. Điều mà các chuyên gia chính trị dự báo, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước nguy cơ tan rã phải chấp nhận cải cách để tồn tại.


Hỏa mù đổi mới chính trị ở Việt Nam

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-05-06
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Courtesy dantri
Nghe bài này

Một số vấn đề chính trị cấm kỵ đụng tới lý thuyết của Đảng đang được quan chức, chuyên gia mang ra bàn và trở thành những câu chuyện bình thường. Phải chăng ở Việt Nam đang có một khuynh hướng mong muốn thay đổi tích cực.
Không phải ngẫu nhiên báo chí nhà nước đưa những tin thuộc lãnh vực chính trị nhạy cảm nằm trong vùng cấm. Thí dụ nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển kêu gọi thừa nhận xã hội dân sự tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014. Dù sao thì ông Tuyển cũng đã về hưu và chỉ còn một chân trong guồng máy với chức vụ cố vấn đàm phán cao cấp về hội nhập quốc tế.
Những dấu hiệu đặc biệt
Sau câu chuyện của ông Tuyển, ngày 3/5/2014 Thời báo Kinh tế Saigon bản điện tử trích lời Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh  nói rằng: “Việt Nam miệt mài nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.” Ông Bộ trưởng đã nói như thế vào cuối năm 2013 trong dịp là diễn giả tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với một thành phần thính giả đặc biệt là lãnh đạo các tỉnh thành toàn quốc.
Trả lời Nam Nguyên, LS Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Hà Nội nhận định:
“ Ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cũng là một ông nói thật nói thẳng. Tôi nghĩ rằng trước đây đã có những ông từng nói như thế, bởi vì kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa nó là như nước với lửa, làm sao mà sống chung được. Cho nên, phải chăng trước đây người ta phải gắn chữ đó để làm yên lòng một số nhà bảo thủ thôi, còn bây giờ đến lúc phải nói thật, có nghĩa là nên cắt cái đuôi đó đi.”
Khi các các chính khách bắt đầu thẳng thắn nói sự thật và khi báo chí lề phải được đưa ra các thông tin trước đây thuộc vùng cấm, thì hẳn phải là một dấu hiệu đặc biệt. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:
Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵ
LS Trần Quốc Thuận
“Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵ. Nhiều thứ cấm kỵ lần lần bây giờ trở thành bình thường, thành quen. Tôi cho đó là dấu hiệu tích cực và không phải vấn đề bất ngờ. Có dấu hiệu đang mở ra và tạo cho những khuynh hướng tích cực có đất nẩy mầm nó sinh sôi nẩy nở và lớn lên.”
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) SGTT

Trao đổi với chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận nhận định là, ngay cả các cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước cũng thừa biết rằng, không có mô hình nào trên cuộc sống thật này được gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vị cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho là Hiến pháp sửa đổi 2013 rồi sẽ phải sửa đổi nữa vì tự thân chứa đựng những điều mâu thuẫn với nhau. Thí dụ như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay mọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đã định hướng và chủ đạo thì không thể gọi là bình đẳng được, LS Trần Quốc Thuận nói là lấy làm tiếc vì ban soạn thảo Hiến pháp bỏ qua góp ý của nhân sĩ trí thức, cụ thể là Kiến nghị 72.
LS Trần Quốc Thuận nhận định:
“Mọi người đều thấy vấn đề đấy kể cả lãnh đạo cũng thấy. Người ta bảo nếu mà không thoát ra thì không sống được, nhưng mà thoát ra mà không giữ một cái gì lại gọi là trấn an thì nó lại không ổn, họ cho rằng bất ổn. Cho nên có thể nói những ý kiến bảo thủ trong Đảng cũng còn đáng kể, chưa kể những người đã nghỉ hưu như chúng tôi, nhiều người cũng sợ mất cái chủ nghĩa xã hội lắm. Nhưng chủ nghĩa xã hội làm gì có mà mất, đâu có mà mất…mất cái không có thì là điều buồn cười.
Bây giờ người ta đang cố gắng lèo lái để thoát ra tôi rằng điều đó cũng là một sự tỉnh táo. Nếu ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư mạnh dạn thế thì chúng tôi rất hoan nghinh.”
Sáng ngày 28/4/2014, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 với chủ đề “Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế” Theo Trí Thức Trẻ
Sáng ngày 28/4/2014, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 với chủ đề “Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế” Theo Trí Thức Trẻ

Điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt”
Theo SaigonTimes Online, Ông Trương Đình Tuyển có mặt trong phiên đàm phán song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 27/4/2014 ở Thủ đô Washington. Trở về Hà Nội, ông Tuyển bày tỏ lo ngại “thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay không tương thích với TPP”. Ông Tuyển đưa ra ví dụ, trong TPP đề cao vai trò của xã hội dân sự, đề cao sự tự do thành lập các hiệp hội. Theo lời ông đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị với nhà nước Việt Nam.
Đối với khả năng Việt Nam chấp nhận cải tổ chính trị kinh tế, vượt qua các điều kiện để tham gia TPP. Học giả Đinh Kim Phúc từ Saigon nhận định:
Khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước....Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt
LS Trần Quốc Thuận
“Nếu nói bất chấp tất cả để bảo vệ hệ thống chính trị hiện nay thì tôi không nghĩ nhà nước Việt Nam bất chấp tất cả. Rồi nhượng bộ để làm sao thỏa mãn các đối tác nước ngoài thì tôi nghĩ cũng không là nhượng bộ. Trong đàm phán quốc tế rõ ràng từ khi Việt Nam gia nhập WTO rồi một số tổ chức khu vực, trước sau gì  nhà nước cũng có cách để thỏa hiệp đàm phán với quốc tế để Việt Nam gia nhập như các đối tác khác. Bài học này nhà nước Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm để vượt qua để mà hai bên cùng có lợi. Không hẳn Việt nam cần nước ngoài, nước ngoài cũng cần Việt Nam để mà đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập thế giới, đẩy nhanh quá trình dân chủ ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận bày tỏ hy vọng Việt Nam sớm đạt thỏa thuật với TPP cũng như FTA với EU. Ông cho rằng hội nhập sẽ tạo nhiều áp lực cải cách. Ông nói:
“Người ta đang chờ đợi khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước. Việt Nam đã có cái cam kết và trong luật cũng qui định, nếu luật Việt Nam có khác biệt thì tuân theo điều ước quốc tế. Nhưng mà vào TPP dĩ nhiên họ đâu có chấp nhận định hướng (XHCN) đó được. Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt.”
Nhiều người hy vọng cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ có đột phá, điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt” như LS Trần Quốc Thuận nhận định, thì ít ra cũng phải tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016. Điều mà các chuyên gia chính trị dự báo, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước nguy cơ tan rã phải chấp nhận cải cách để tồn tại.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/smoke-screen-poli-05062014065900.html

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-19/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link