Thursday, May 8, 2014

Trung Quốc gia tăng hiếp đáp Việt Nam ở Biển Đông


Trung Quốc gia tăng hiếp đáp Việt Nam ở Biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-05-07
Trung Quốc đã lộ dã tâm, Việt Nam phải làm gì ?
  •  
NgoNgocThu-600
Phó tư lệnh tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu trình bày về vụ tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam trong cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 07/05/2014.
AFP photo
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay lên tiếng cáo buộc tàu Trung Quốc đã đâm tàu Việt Nam và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc vừa di chuyển một giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển Việt Nam.
Diễn tiến mới cho thấy điều gì về ý định của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian tới nói chung và với khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam nói riêng? Việt Hà có cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế của trường đại học George Mason, Hoa Kỳ về vấn đề này.
Trước hết, nhật xét về diễn tiến mới, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Đây là một sự cố tương đối quan trọng hơn các lần trước, những lần trước thì chủ yếu là liên quan đến các tàu cá Việt nam thôi, lần này thì theo tin tức mới thì tàu đụng vào nhau liên hệ tới tàu cảnh sát biển của Việt nam thì đây là vấn đề quốc gia rồi, không còn là vấn đề tư nhân nữa, đây là có sự va chạm giữa các quốc gia với nhau, và nó đặt ra vấn đề đe dọa với an ninh của khu vực và an ninh của quốc tế.”

Việt Nam phải hành động

Việt Hà: Thưa Giáo sư. Từ trước đến nay Trung Quốc mặc dù đã có những hành động khiêu khích với Việt Nam ví dụ như cắt cáp tàu thăm dò, bắt giữ ngư dân Việt Nam, phía Việt Nam thường chỉ có phản đối về mặt ngoại giao, nhưng hành động gần đây thì Việt Nam đã đưa tàu ra ngăn cản và có cuộc họp báo quốc tế, theo ông điều gì đã khiến Việt Nam có hành động mạnh mẽ hơn lần này?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam bây giờ nghĩ là phải có hành động rồi. Từ lâu rồi cứ nhân nhượng họ hoài mà Việt Nam đã nhìn thấy rõ chính sách của Trung Quốc là chậm mà chắc, dần dần lấn dần, nhất là lấn Việt Nam là dễ nhất mà nhất là Trung Quốc đi xuống sâu hơn là Trường Sa thì liên hệ với nhiều nước, nên bây giờ chỉ có Việt Nam thôi.
Với Việt Nam mà mất vùng này thì Việt Nam thua luôn. Việt Nam vẫn đòi hỏi Hoàng Sa mà giờ họ làm cái này thì mất luôn Hoàng Sa. Việt Nam vẫn đòi vùng đặc quyền kinh tế mà nếu nhân nhượng cho họ thì Việt Nam cũng mất luôn vùng đặc quyền kinh tế.
Và như vậy thì tất cả những đòi hỏi về quyền lợi của Việt Nam mất rất nhiều, những giếng dầu Việt Nam đòi khai thác Trung Quốc dọa không cho khai thác, hai bên không khai thác, mà giờ Trung Quốc tự khai thác lấy thì đó là một thử thách mới cho Việt Nam và nếu Việt Nam không làm thì việc này trở thành sự đã rồi.
Sự đã rồi nhỏ thì dần nó lan ra thì dần dần Việt Nam chẳng còn gì cả, và đó là lý do tại sao Việt Nam hành động. Nhất là Việt Nam cũng đã học được bài học từ Philippines, nếu hố một cái là mất luôn. Thứ ba là áp lực ở trong nước, của người dân cũng khá lớn.
Việt Hà: Theo ông thì vụ đụng độ này có khả năng leo thang thành đụng độ quân sự không?
GS nguyễn Mạnh Hùng: Trong khi căng thẳng như vậy, thì nó dễ dàng leo thang. Khi leo thang như vậy thì có thể không vì do tính toán mà có thể là tai nạn, một sự mà mình không ngờ tới hoặc do tính lầm hoặc do hành động của những người ở hiện trường nó có thể tạo ra tình trạng trầm trọng hơn.
Tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay thì chiến tranh không xảy ra nhưng mình không thể loại bỏ được những sự cố nhỏ xé ra to dù nó cũng chỉ là cục bộ thôi.

Mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền

Việt Hà: Hành động mới của Việt Nam có giúp được gì cho Việt Nam trong việc khẳng định quyền chủ quyền và kiềm chế hành động leo thang của trung quốc ở biển Đông?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Lần này Việt Nam đã làm mạnh hơn các lần khác rất nhiều, ngoài những hành động bán quân sự, khác hẳn với các hành động ngày xưa là chỉ đánh võ mồm.
Thứ hai lần này người tuyên bố không phải là phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao mà chính là ông Phó Thủ tưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì nó đã đưa cấp phản đối lên cao hơn. Thêm nữa là có nói chuyện trực tiếp với đối tác của ông bên Tàu.
Như vậy thì việc công khai hóa đã nhiều hơn rồi. Vì thế điều đó cho thấy là Việt Nam đã có cố gắng để xác định chủ quyền của mình. Và cái này công khai hóa thì dĩ nhiên củng cố thêm cái việc khẳng định chủ quyền còn cái việc có làm được không lại là chuyện khác
Việt Hà: Những thách thức nào mà Việt Nam đang phải đối mặt trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của mình ở Hoàng Sa khi mà Trung Quốc có hạm đội tàu lớn như vậy quay quanh để bảo vệ giàn khoan của họ ở đó?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Khi Trung Quốc làm như vậy thì Trung Quốc phải tính lợi và hại. Việt Nam cũng phải cho Trung Quốc thấy cái lợi và hại. ví dụ có những chuyện Việt Nam có thể làm một mình.
Ví dụ như Philippines đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế để kiện, bắt Trung Quốc xác định rõ đường lưỡi bò là gì, đảo Tri Tôn đó có 200 hải lý hay không.
Đó là chuyện mình phải làm về pháp lý. Về quân sự thì dĩ nhiên minh phải kiềm chế để không xảy ra chiến tranh, bởi chiến tranh rất thiệt hại. Nhưng có hành động kiểu quân sự như vậy là để đánh động quốc tế để mình nhân cớ đó có thể đưa ra diễn đàn đa phương, trong đó có liên hiệp quốc, trong đó có ASEAN, lôi kéo các nước ASEAN vào, họ phải để ý, buộc họ phải để ý.
Còn về phương diện ngoại giao, thì chuyện đó là do Việt Nam, Việt Nam phải cho Trung Quốc thấy cái lợi hại của mình. Cái hại là nếu Việt Nam có thể hô hào được các quốc gia ủng hộ mình, thì như lần này không những ông phụ tá Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng mà chính phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng không đồng ý hành động này rồi.
Trong cuộc họp sắp tới Việt Nam Mỹ và Á châu Thái Bình Dương, vấn đề này phải được đưa ra, đánh động các quốc gia Đông Nam Á phải cùng hợp sức lại để phản đối Trung Quốc.
Những cái đó cho thấy là nếu Trung Quốc làm quá thì sẽ bị cô lập. Điểm thứ hai là có một đe dọa nữa mà Việt Nam có thể làm là như trường hợp Philippines bị ép quá thì bằng lòng ký hiệp ước với Mỹ, có sự hiện diện của Mỹ ở đó.
Bài này tháu cáy hay không còn tùy thuộc sự cân đo của Việt nam và Trung QUốc và tóm lại chỉ có Việt Nam mới biết mình có lá bài gì mà đánh. Đại cương có thể nói rõ là nếu anh dồn tôi vào chỗ quá thì tôi sẽ không sợ anh nữa.

Hành động tiếp theo của Trung Quốc?

Việt Hà: Theo ông tại sao Trung Quốc có hành động mới này với Việt Nam, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa đến châu Á và Hoa Kỳ và Philippines vừa ký thỏa thuận cho phép gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc thường là có chính sách dài hạn, tiến dần, mềm nắn rắn buông, rất là cơ hội. Ngày xưa Hoa Kỳ bị kẹt ở Trung Đông thì Trung Quốc dấn lên. Rồi bất cứ lúc nào có thời cơ là làm tới.
Trong thời điểm quan trọng thì họ phải thử. Bây giờ Hoa Kỳ ký hiệp ước với Philippines, sẽ có sự hiện diện quân đội thì Bắc Kinh bực mình và ông phải thử thách.
Thứ hai là trong lúc này Trung Quốc thấy Hoa Kỳ bị kẹt ở Ukraine, thực ra chính trị nội bộ Mỹ chia rẽ. Quyền lợi quốc gia Mỹ thì phải chú trọng đến Á Châu chứ không phải Ukraine, vì Ukraine không có quan trọng gì với an ninh của Mỹ, chỉ quan trọng về mặt nguyên tắc thôi.
Nhưng vì họ thấy nội bộ Mỹ chia rẽ, nên họ nhân tiện họ dấn vào vùng nào. Đây cũng là lúc để các ông chính trị gia Mỹ phải nghĩ đến quyền lợi quốc gia để có thái độ nhiều hơn trước khi trước khi Trung Quốc lấn lướt hết.
Tôi nghĩ Trung Quốc muốn thử Việt Nam, chặn Việt Nam…. Trước hết là chặn mặt Mỹ, thứ hai là chặn Việt Nam. Nhưng cái chính là làm một bước để đạt sự đã rồi để dần dần đạt được mục tiêu lâu dài của họ.
Việt Hà: Sau hành động này, liệu Trung Quốc còn có thể làm gì tiếp theo?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Lần trước họ mang giàn khoan ra mọi người phản đối quá thì họ đưa về. Lần này họ bảo làm 3 tháng thì có thể 3 tháng họ đưa về, nhưng nếu mình không làm và họ thấy Việt Nam bị cô lập thì họ cứ đào và sự đã rồi thì quốc tế phải chấp nhận thôi, nếu không có chiến tranh thì bắt buộc phải chấp nhận thôi.
Thành ra vấn đề khó của Việt Nam là làm sao phải làm cho nó nóng lên và làm sao nhiều quốc gia quan trọng ủng hộ mình, nhiều quốc gia quan trọng ủng hộ mình.
Tôi thấy nhiều quốc gia quan trọng chưa lên tiếng ví dụ như ở khối ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc châu, những nước lớn ở hội đồng bảo an chưa thấy gì. Những cái đó nó ảnh hưởng đến việc Trung Quốc làm hay không. Họ làm hay không thì họ phải tính cái lợi hại của họ.
Việt Hà: Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã dành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc buổi phỏng vấn hôm nay.


Trung Quốc đâm tàu Việt Nam gần Hoàng Sa

Tầu Trung Quốc đâm tầu cảnh sát biển Việt Nam

Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy các thủy thủ Việt Nam đứng gần mạn tàu bị rách sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào, ngày 7/5/2014.
  • Tin liên hệ
  • Mỹ lên án hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông
  • Căng thẳng leo thang giữa lúc VN, TQ đối đầu tại Biển Đông
  • Mỹ: TQ đặt giàn khoan gần Việt Nam là hành động 'khiêu khích'
  • Trung Quốc bác bỏ phản đối của Việt Nam về giàn khoan ở Biển Đông
  • Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan 'khủng' tới Biển Đông
  • Mỹ sẽ có phản ứng mạnh nếu TQ lập vùng ADIZ ở Biển Đông

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
07.05.2014
HÀ NỘI — Việt Nam tuyên bố các tàu Trung Quốc canh gác một giàn khoan dầu gần quần đảo Hoàng Sa đã nhiều lần đâm vào tàu tuần của Việt Nam trong lúc căng thẳng leo thang tại Biển Ðông. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gửi về bài tường thuật cho đài VOA.

Các giới chức Việt Nam đã công bố một băng video cho thấy tàu hải quân Trung Quốc đâm vào các tàu của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Ðông.

Hồi cuối tuần qua, Trung Quốc đã dựng một giàn khoan gần quần đảo có tranh chấp, một khu vực cả hai nước nhận chủ quyền. Phó chủ nhiệm ủy ban biên giới Việt Nam Trần Duy Hải nói có tới 80 chiếc tàu Trung Quốc, kể cả 7 tàu quân sự, được bố trí để canh gác giàn khoan.

Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu nói các tàu Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam và dùng vòi rồng phun vào tàu Việt Nam

Cục An toàn Hàng Hải Trung Quốc loan báo trên trang web của cục hôm thứ bảy rằng tất cả tàu thuyền phải ở cách giàn khoan 1,6 kilomet, và hôm thứ hai còn mở rộng khoảng cách đó tới 5 kilomet.
  
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam đình chỉ mọi hành vi gây rối các hoạt động hợp pháp của các công ty Trung Quốc trong lãnh hải của họ.

Giàn khoan trị giá 1 tỷ đôla thuộc quyền sở hữu của Tổng Công ty Dầu khí Quốc doanh Trung Quốc CNOOC, và đã khoan dầu ở phía nam Hong Kong.

Hôm chủ nhật, Việt Nam nói giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và ở trên thềm lục địa của  Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 220 kilomet.

Trước đó trong ngày thứ tư, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố Bắc Kinh có 'quyền tiến hành các hoạt động khoan dầu trong lãnh hải Trung Quốc'.

Bà Hoa nói chính phủ đã yêu cầu Việt Nam đình chỉ mọi hành vi gây rối các hoạt động hợp pháp của các công ty Trung Quốc trong lãnh hải của họ.

Hôm thứ ba, Hoa Kỳ đã đưa ra ý kiến về vụ tranh chấp. Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki gọi quyết định của Trung Quốc cho giàn khoan hoạt động ở lãnh hải có tranh chấp là 'khiêu khích và không giúp ích cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực'.
  
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.

Nữ phát ngôn viên Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói các hoạt động hợp pháp của các công ty Trung Quốc 'không can hệ gì đến Việt Nam và càng không có can hệ gì với Hoa Kỳ'.

Nhà chức trách Việt Nam nhấn mạnh rằng họ đang mưu tìm các phương tiện ôn hòa để giải quyết vụ tranh chấp.

Các giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay họ đã tiếp xúc với giới hữu trách Trung Quốc 8 lần về vấn đề này, với các cuộc họp ở Hà Nội và Bắc Kinh.

Bắc Kinh nhận chủ quyền gần như toàn bộ Biển Ðông, gồm các tuyến hàng hải quan trọng và được cho là phong phú về trữ lượng dầu khí.

Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei cũng nhận chủ quyền các khu vực khác nhau, cùng với Ðài Loan. Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa trước đó do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát hồi tháng giêng năm 1974.

Video Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư Việt Nam ở Biển Ðông
Tầu Trung Quốc đâm tầu cảnh sát biển Việt Nam


Biển Đông: Hà Nội họp báo quốc tế tố cáo Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam

Tàu Trung Quốc (T) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông
Tàu Trung Quốc (T) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông
(DR)

Thanh Phương

Việt Nam vừa tố cáo tàu của Trung Quốc đã đâm rách tàu của cảnh sát biển Việt Nam và dùng vòi rồng phun vào tàu kiểm ngư của Việt Nam, khi các tàu này đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc đặt cố định giàn khoan tại vị trí thuộc lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông.

Theo tin báo chí trong nước, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngọ Ngọc Thu đã tố cáo như trên trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội hôm nay, 07/05/2014. Các quan chức Việt Nam đã công bố một đoạn video cho thấy các tàu của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, tấn công tàu Việt Nam đang ngăn chận Trung Quốc đặt cố định giàn khoan tại một vị trí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam trong hai ngày 03 và 04/05, cũng như dùng vòi rồng phun vào các tàu kiểm ngư của Việt ở khu vực chung quanh giàn khoan. 
Đại diện cảnh sát biển Việt Nam cho biết là chưa có người nào thiệt mạng trong các vụ tấn công nói trên. Chỉ có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương khi tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu của họ. 

Tầu Trung Quốc đâm tầu Việt Nam
Ngày 03/05 vừa qua, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) sẽ hoạt động từ ngày 04/05 đến ngày 15/08 tại vị trí có tọa độ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 04/05 đã tuyên bố hành động của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối ». Nhưng phía Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội, khẳng định là giàn khoan nói trên hoạt động hoàn toàn trong vùng biển của Trung Quốc. Phía Bắc Kinh còn thông báo là không một tàu ngoại quốc nào được đi vào khu vực 3 hải lý chung quanh giàn khoan HD-981. 
Theo báo chí trong nước, hôm qua, trong cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã một lần nữa phản đối việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động trong khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam. Ông Phạm Bình Minh tuyên bố là Việt Nam « sẽ áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình ». 
Còn theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc điện đàm nói trên, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với ông Phạm Bình Minh rằng các công ty Trung Quốc đang hoạt động trong vùng thuộc chủ quyền Trung Quốc và theo ông Dương Khiết Trì việc các tàu Việt Nam « sách nhiễu » hoạt động « bình thường » của các doanh nghiệp Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, trước đó, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ để phản đối việc Việt Nam « sách nhiễu » doanh nghiệp Trung Quốc trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa.
Về phần Hoa Kỳ hôm qua đã chỉ trích hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực thuộc lãnh hải Việt Nam. Tuyên bố với các phóng viên tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói quyết định nói trên của Bắc Kinh là "mang tính gây hấn và không giúp cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực ».
Phát biểu với hãng tin tại Hồng Kông trước khi đến Hà Nội hôm nay, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết là Hoa Kỳ theo dõi sát vụ này, nhưng kêu gọi các bên nên có thái độ kềm chế. 
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã bác bỏ những lời chỉ trích của Washington, tuyên bố rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến Biển Đông không có dính dáng gì đến Mỹ và Hoa Kỳ không có quyền đưa ra những bình luận « vô trách nhiệm » về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.

08/05/2014

Trần Quang Thành
alt Mỗi người tự vượt qua sự sợ hãi để bảo vệ đất nước

Mỗi người tự vượt qua sự sợ hãi để bảo vệ đất nước
we want press freedom 400x300Trong những ngày qua, trước những hành vi xâm lược và chiếm đóng lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc, bên cạnh đó nhà cầm quyền Việt Nam lại vẫn tiếp tục đàn áp người yêu nước chống xâm lược, qua việc ra lệnh cho công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn Thị Minh Thúy, dự luận trong và ngoài nước đã lên tiếng tố cáo lãnh đạo Hà Nội “ác với dân, nhưng lại vô cùng hèn với giặc”, cũng như đòi hỏi đảng CSVN phải có những hành động thiết thực, mạnh mẽ hơn đối với quan thầy Bắc Kinh.

Mời quý thính giả theo dõi quan điểm của Linh mục Lê Ngọc Thanh về vấn đề này.



Quân Đội đứng ở đâu?

Trần Quang Thành - RadioCTM
LM Phan Văn Lợi

LM. Phan Văn Lợi: Dù có quân đội hùng mạnh mà không đứng về phía nhân dân thì không giải quyết được việc tranh chấp với Trung Cộng

Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 5.5.2014 vừa qua, và việc Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Linh mục Phan Văn Lợi đã chia sẻ cảm nghĩ của mình với nhà báo Trần Quang Thành như sau:




Lời kêu gọi biểu tình yêu nước của 20 tổ chức dân sự Việt Nam

Dân Luận: Đây là lần đầu tiên 20 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đến với nhau và tổ chức chung một sự kiện như thế này.

Có người hỏi Dân Luận, bây giờ nếu chính quyền khuyến khích, thậm chí tổ chức cho người dân biểu tình, thì phe "phản động" có nên đi không? Bởi vì có tin là tướng Phạm Chuyên đã đích thân mời anh em Hà Nội những ngày này đi biểu tình phản đối Trung Quốc.
Câu trả lời của Dân Luận sẽ là: CÓ. Tại sao lại không nhỉ?

Thứ nhất, đây là cơ hội để chúng ta xuống đường bày tỏ quan điểm của mình, thực tập làm một công dân của xã hội dân chủ. Phải tận dụng mọi cơ hội chúng ta có!
Thứ nhì, chúng ta đã xuống đường trước đây khi Tổ Quốc lâm nguy, tại sao lại từ chối vào lúc này khi Tổ Quốc cần?
Thứ ba, họ mời chúng ta xuống đường với dụng ý của họ, nhưng quyền lựa chọn mang theo thông điệp nào khi xuống đường là của chúng ta.

Hãy mang theo cả các thông điệp TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN theo xuống đường các bạn ạ!

Hãy mang theo hình ảnh của những người yêu nước đang bị bắt giam trong ngục tù xuống đường các bạn ạ! Đây là thời điểm chúng ta nói với chính quyền rằng họ đã đúng!

* * *
JPEG - 49.2 kb
Kính gửi tất cả những người dân Việt Nam yêu nước,

Vào ngày 2 tháng 5 năm 2014 vừa qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào xâm chiếm và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc còn tuyên bố cấm tàu bè xâm nhập vùng biển bán kính 1 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981 từ ngày 4/5 đến ngày 15/8/2014. Và trong ngày 3 và 4 tháng 5 tàu Trung Quốc với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công các tàu ngư chính và cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ.

Hành động này đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đây là một hành vi xâm lược và chiếm đóng lãnh hải Việt Nam.

Trước tình hình đó, tất cả những người dân Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước đều phẫn nộ và cực lực lên án hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc; đòi hỏi một thái độ ứng xử quyết liệt từ phía Nhà nước, chấm dứt tình trạng chỉ đưa ra những lời tuyên bố ngoại giao nhưng sau đó lãnh hải, lãnh thổ vẫn tiếp tục bị xâm chiếm.

Tuy nhiên, thay vì cùng với nhân dân cả nước đồng lòng bảo vệ chủ quyền quốc gia, Nhà cầm quyền Việt Nam lại vẫn tiếp tục đàn áp người yêu nước chống xâm lược. Chỉ ba ngày sau khi Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, công an đã bắt khẩn cấp blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm vốn là người bạn đồng hành thân thiết của chúng ta trong tất cả các cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc, của nông dân đòi đất, của dân oan đòi công lý, và của những người đấu tranh vì một sự nghiệp chung: Dân tộc - Dân chủ - Nhân quyền.

Việc nhà nước bắt khẩn cấp blogger Anh Ba Sàm, một người Việt Nam yêu nước và chống xâm lược quyết liệt, vào thời điểm này, là hành động tái diễn việc bắt giam blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải chỉ vài ngày trước cuộc biểu tình phản đối nghi lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh ở Hà Nội và Sài Gòn. Đó là một sự tiếp diễn kéo dài trong những năm qua khi hàng chục vụ bắt người đều có yếu tố Trung Quốc. In áo chống khai thác bauxite: bắt. Tuần hành ôn hòa: bắt. Thậm chí biểu tình tọa kháng trong nhà cũng: bắt. Và mặc áo Hoàng Sa, Trường Sa: tịch thu, xé áo, đánh; tưởng niệm chiến sĩ hy sinh chống xâm lược: đánh. Bên cạnh đó là vô vàn cú điện thoại ra lệnh miệng, tin nhắn chỉ đạo, yêu cầu báo chí “tự kiểm duyệt” hoặc phải gỡ bài này, bỏ bài kia sau khi đăng tải khi những thông tin ấy làm phương hại quan hệ “16 chữ vàng, 4 tốt”.

Chúng ta có thể nào tin tưởng vào một nhà cầm quyền đã không bảo vệ được Tổ quốc mà còn đàn áp những công dân muốn bày tỏ lòng yêu nước, muốn bảo vệ Tổ quốc không?

Không. Một chính quyền liên tục nhu nhược trước sự xâm lấn của ngoại bang và liên tục bắt giam những người chống xâm lược KHÔNG BAO GIỜ là một chính quyền yêu nước.

Thưa toàn thể đồng bào, những người Việt Nam yêu nước!

Trước thảm họa chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, nhân quyền bị chà đạp, người yêu nước bị tù đày chúng ta không thể ngồi yên.

Chúng tôi, 20 hội, nhóm dân sự độc lập ở Việt Nam cùng đứng tên chung dưới đây, đồng kêu gọi đồng bào tham gia tiến hành một cuộc biểu tình vào ngày chủ nhật, 11/5/2014, tại Hà Nội và Sài Gòn, với mục tiêu:

1. Phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc;
2. Yêu cầu nhà nước Việt Nam có những những biện pháp thích hợp, hữu hiệu, cùng với sức mạnh toàn dân để thực sự chấm dứt tình trạng Trung quốc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam ngay lập tức;
3. Tranh đấu đòi tự do cho blogger Anh Ba Sàm, cho những công dân đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược: Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đinh Nguyên Kha.

Thời gian: 9h sáng chủ nhật, 11/5/2014
Địa điểm:
- Tại Hà Nội: Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
- Tại Sài Gòn: Nhà Văn Hoá Thanh Niên, Số 4 Phạm Ngọc Thạch.

Chúng ta hãy cùng nhau gửi đến nhân dân cả nước và cộng đồng thế giới thông điệp của người Việt Nam:
Hết lòng ghi ơn những người đã hy sinh và ủng hộ, sát cánh với những người đang ngày đêm miệt mài bảo vệ tổ quốc; không chấp nhận những thành phần trong giới cầm quyền nhân nhượng hay đồng lõa với hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc; ủng hộ những lãnh đạo nào tỏ rõ với quốc dân lòng yêu nước trong lúc đất nước lâm nguy bằng cách công khai lên tiếng chống sự gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc và yêu cầu trả tự do cho những người yêu nước chống sự bành trướng Trung Quốc; và cương quyết tranh đấu đòi tự do cho những công dân Việt Nam chống xâm lược.

20 tổ chức dân sự đồng ký tên:
1. Ba Sàm
2. Con Đường Việt Nam
3. Dân Làm Báo
4. Dân Luận
5. Diễn đàn Xã hội Dân sự
6. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
7. Hội Anh Em Dân Chủ
8. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo
9. Hội Bầu Bí Tương Thân
10. Hội Đồng Liên Tôn
11. Khối 8406
12. Mạng Lưới Blogger Việt Nam
13. Nhật Ký Yêu Nước
14. Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền
15. No-U Hà Nội
16. No-U Sài Gòn
17. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
18. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
19. Truyền thông Chúa Cứu Thế
20. VOICE
Nguồn: Dân Luận



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link