On Tuesday, 6 May 2014 1:34 PM, Nhat Lung <> wrote:
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 05.5.2014
Mấy
trăm triệu đô la chỉ là “một tí”
Trước khi bước vào đề tài hôm nay, tôi xin ngỏ lời khâm phục ông
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-wo đã từ chức sau khi vụ sau thảm họa chìm phà SEWOL
làm hàng trăm người thiệt mạng.
Thủ tướng Hàn Quốc tuyên bố từ chức, chịu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol
Ngày 27/4/14, dưới áp lực của dư luận trong việc xử lý chậm trễ vụ
lật phà Sewol hôm 16/4 làm hơn 300 người chết và mất tích trong đó phần lớn là
học sinh trung học ông Chung tuyên bố từ chức. Ông ngậm ngùi cúi đầu nói trước
quốc dân:
"Việc tôi giữ chức vụ là một gánh nặng quá lớn đối với chính phủ,
điều đúng đắn tôi cần làm là nhận trách nhiệm và từ chức ".
Trên thế giới, chuyện từ chức của các nhà lãnh đạo đã từng xảy ra
như một thứ “văn hóa thông thường” của những con người tự trọng. Chỉ cần một lỗi
lầm nhỏ như trường hợp Thủ hiến New South Wales Úc, ông Barry O ' Farrell, đã
từ chức vì không khai báo món quà ông nhận được, chỉ là một chai rượu hiệu
Penfolds Grange trị giá 3000 đô. Với sự việc này, người ta có thể quên và dễ
dàng biện minh và có thể được tha thứ, nhưng người tự trọng không làm như vậy.
Tiếc rằng thứ “văn hóa từ chức” đó còn quá hiếm hoi ở VN. Tôi nghĩ
chẳng cần có một nghị quyết hay nghị định nào “cho phép” cái quyền “tự trọng”
đó, tất cả phải do ý thức của mỗi người. Không vì bị tín nhiệm nhiều hay ít,
không vì đại hội này hay ủy ban kia áp lực “được từ chức”, nói đúng ra đến khi
đó phải gọi đúng tên là “bị từ chức”. Như thế sự từ chức không thể hiện được tính
tự trọng của chính mình nữa. Gọi là “từ chức” cho đỡ… mất mặt thôi.
Một ước mơ lẩm cẩm
Tôi kính trọng ông Chung Hong-wo vì trong thời gian này ở VN cũng
có vài vụ gây chết hàng trăm người nhưng chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Cứ
như chuyện ở trên trời rớt xuống đầu ai nấy chịu vậy. Còn “đổ vấy” cho nhau, dân
bảo tại quan, quan bảo tại trời, cấp trên đổ thừa cho cấp dưới, cấp dưới đổ thừa
cho thiếu phương tiện và trăm thứ “khó khăn” khác nữa…
Cứ cái bài ca cũ rích ấy lặp đi lặp lại hoài mấy chục năm không
biết chán. Tôi bỗng có cái ý nghĩ lẩm cẩm rằng: “Giá như trong dịp dịch sởi lây
lan làm chết hơn trăm trẻ em, một vị nào đó trong Bộ Y tế có can đảm đứng ra
nhận trách nhiệm và từ chức thì hay biết mấy”.
Và… vẫn là “giá như” bà Bộ Trưởng Y tế mà từ chức và thẳng thắn
nhận trách nhiệm trước nhân dân như ông Thủ Tướng Hàn Quốc thì… đẹp biết bao”.
Những gia đình mất con chắc cũng bớt oán hờn, bớt đau đớn hơn nhiều. Nhưng tiếc
rằng cái ước mong của tôi vẫn chỉ là “giá như” thôi, chuyện đó chưa thể xảy ra
trên đất nước này. Tôi tự hỏi “Tại sao vậy?”. Câu trả lời tưởng như quá khó nhưng
thật ra quá dễ.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chưa có ý định từ chức trong lúc này
Có hàng chục lý do tại sao người ta không muốn từ chức, chẳng cần
kê khai bạn đọc cũng có thừa hiểu rồi. Nói như thế tôi không có ý “xúi” hay yêu
cầu bà Nguyễn Thị Kim Tiến “ra đi” như một vài độc giả trên các báo VN đã từng
nêu ra lời “đề nghị” này. Nhưng chiều 29-4, Chính phủ VN tổ chức cuộc họp báo
thường kỳ tháng 4-2014. Trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí về việc bộ trưởng
có nghĩ đến chuyện từ chức vào lúc này hay không, bà Tiến nói: “Tôi không thể
từ chức vào lúc này”. Người ta đành nghĩ: Thôi thì để…lúc khác vậy!
Đình chỉ chức vụ chứ không được từ chức
Trong tuần vừa qua, ông Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) Đinh
La Thăng được nhắc đến nhiều nhất bởi ông đã có một quyết định rất bất ngờ. Ông
đã thẳng tay đình chỉ chức vụ của ông Nguyễn Hữu Thắng Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam – Một trong những chức vụ lớn và uy quyền nhất
của Bộ GTVT. Nguyên nhân vì ông Nguyễn Hữu Thắng đã phát ngôn không đúng và
thiếu trách nhiệm khi trả lời báo chí về những vấn đề liên quan đến dự án đường
sắt Cát Linh - Hà Đông phải điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư.
Cục trưởng Nguyễn Hữu Thắng vừa bị đình chỉ chức vụ
Xin nó rõ hơn là Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được Bộ GTVT
giao Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án là 8.770
tỷ đồng tương đương 552,86 triệu USD (tính theo thời giá năm 2008).
Mới đây, dự án này bị đội giá 339 triệu USD (tăng 62%) khiến dư
luận bất bình. Nhiều chuyên gia lĩnh vực đường sắt cho rằng đây là mức tăng quá
cao và thiết kế chưa sát với thực tế. Thật ra, người dân không còn xa lạ
gì với những “trò đội giá” nửa chừng nửa chừng nửa đoạn của nhiều dự án khổng
lồ. Người ta cứ đấu thầu, cứ làm rồi tà tà xin điều chỉnh lên gấp đôi và không
ít dự án đã được chấp thuận. Đó là cách làm, cách kiếm tiền giữa nhà thầu và
bên chủ đầu tư. Nói trắng ra, đó là cách moi tiền của ngân sách tức là tiền
đóng góp của nhân dân tương đối dễ dàng nhất.
Trò đội giá lần này lên đến 62% là quá “nặng” vậy mà ông Nguyễn Hữu
Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam trách móc dư luận rằng “…
điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên” (!?) Hãy thử tính 339 triệu USD, tức là
khoảng 7 ngàn tỉ VNĐ, thế mà ngài cục trưởng chỉ coi như “một tí” thì quả là
các ngài xài đô la sang hơn cả chính phũ Mỹ. Phát ngôn này đã gây sốc nhất trong
tuần vừa qua khiến nhân dân ngao ngán. Bạn Nguyễn Duy Xuân đã viết trên báo Dân
Trí:
“Cũng đúng thôi, các ông làm dự án lớn, quen xài tiền đô, không phải
dăm ba tờ lẻ mà là hàng trăm triệu. Nhưng tiền đó không phải móc từ túi mình ra
nên các ông không xót. Cho nên, ba trăm chứ ba tỉ USD có lẽ các ông cũng cho là
chuyện… nhỏ, nhằm nhò gì mà thiên hạ cứ làm toáng cả lên?
Nhưng thưa ông Cục trưởng kính mến! Khi ông cho 7 ngàn tỉ đồng chẳng
nhằm nhò gì thì cũng có nghĩa là ông coi rẻ đồng tiền lắm rồi (!?) Mà đồng
tiền của nhà nước dù bằng nguồn vốn nào thì cuối cùng cũng chỉ quy về một mối:
Nhân dân. Không phải cá nhân ông, cũng không phải một ai khác làm ra hàng ngàn
tỉ ấy. Mà là nhân dân, hàng chục triệu con người góp gió thành bão từ những đồng
thuế nhỏ nhoi của mình thành ngân sách quốc gia. Không phải cá nhân ông, cũng
không phải một ai khác gánh được món nợ do các dự án từ nguồn vốn ODA để lại,
ngoài nhân dân. “Một tí…” thế cũng đủ “chết” dân rồi, thưa ông Cục trưởng !”.
Mỗi người dân VN đang gánh nợ 886,59 USD
Nói đến chuyện vốn ODA, từ lâu vẫn được xem là "chùm khế
ngọt". Ngọt với các quan có quyền sử dụng số tiền này. Nhưng lại rất đắng
với người dân, đó là món nợ của người dân VN, trả đến đời con cháu cũng chưa
hết. Đây là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, là một hình thức đầu tư
nước ngoài. Ngoài một phần viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn này cũng phải
hoàn trả theo lộ trình nhất định, nên nếu không sử dụng hợp lý và tiết kiệm thì
sẽ là có tội với thế hệ mai sau. Theo tính toán của các chuyên gia, nợ công
Việt Nam đang ở mức 80.092.622.951 USD, và với dân số 90.525.901 người, hiện
tại, mỗi người dân đang gánh 886,59 USD nợ công. Kể cả già trẻ, lớn nhỏ, trai
gái đều phải nai lưng ra làm đầu tắt mặt tối để trả nợ!
Nhưng rồi sau tất cả những băn khoăn này, kế hoạch điều chỉnh dự án
đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn có thể vẫn sẽ được phê duyệt, bởi “đã
đâm lao phải theo lao”, không thể để công trình đang làm bị ngưng trệ, và cũng
như nhiều vụ lùm xùm khi sử dụng vốn ODA khác, chẳng có ai phải chịu trách
nhiệm cả.
Ngay cả khi tòa án xử sai, phải bồi thường cho người bị oan sai lên
đến hàng chục tỉ đồng, nhưng cá nhân vị sử sai đó vẫn bình chân như vại.
Chính nguyên Chánh thanh tra, thẩm phán Tòa án tối cao Đỗ Văn Chỉnh
đã khẳng định trong một lần trả lời báo chí: "Trong ngành tòa án tôi chưa
biết có trường hợp cán bộ nào bị truy tố trước pháp luật vì xử oan sai cho
người vô tội cả. Họ chỉ bị kỷ luật ở mức khiển trách, cao nhất là chậm tái nhiệm...".
Rõ ràng, thiệt hại là có thể cân đong đo đếm được bằng các khoản
chi ngân sách thể hiện trên giấy trắng mực đen, nhưng mức hoàn trả thì lại được
giới hạn một cách rất khó hiểu. Để rồi, nhiều cán bộ công chức đã chọn “quyền
vô trách nhiệm” cả khi thi hành công vụ và cả khi khắc phục hậu quả của nó.
Ngân sách nhà nước thì cứ nai lưng chịu trận cho mọi tắc trách, sai
lầm, dân thì cứ xót xa cho việc tiền của mình bị thất thoát vô lý. Còn những
người liên quan trực tiếp thì cứ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Thế
mới lạ!
Tăng mấy trăm triệu đô: Nói “một tí” cũng... đúng
Thật ra ông Thắng cũng có lý do để nói rằng “mới chỉ có một tí đã
làm rùm beng lên” bởi ông là người trong cuộc nên ông biết rõ đã từng có quá nhiều
vụ điều chỉnh như thế rồi chứ chẳng phải chỉ có mỗi vụ này thôi. Ông có xin
điều chỉnh cũng là “học tập” các dự án đàn anh mà thôi. Hãy kể những vụ “điều
chỉnh” đã từng xảy ra gần đây:
Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông bị đội giá 339 triệu USD
- Ở Hà Nội, dự án đường 5 kéo dài trên địa bàn
quận Long Biên và huyện Đông Anh, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Hạ tầng
Tả ngạn, dự trù thực hiện từ 2005, tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.500 tỷ đồng.
Ba năm sau, điều chỉnh lên gần 6.700 tỷ đồng, tăng hơn... 3.100 tỷ!
- Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội do Pháp, ADB và Ngân hàng
Đầu tư châu Âu đồng tài trợ, dự kiến ban đầu là 783 triệu euro, điều chỉnh lên
1,275 tỷ euro, tăng 492 triệu euro.
Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có nhiều sai phạm trong xây dựng, tổng mức
đầu tư của dự án
đã tăng từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng.
- Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tổng chiều dài 56 km, dự
toán ban đầu hơn 3.700 tỷ đồng năm 2004, đến 2010 điều chỉnh lên gần 9.000 tỷ,
tăng hơn 5.000 tỷ đồng.
- Năm 2012, dự án cải tạo sông Tích tăng tổng mức đầu tư từ 1.600
tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng.
- Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, điều chỉnh
từ 19.000 tỷ lên 51.000 tỷ đồng.
- Dự án đường vành đai I, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục tăng từ 3.400
tỷ lên 5.500 tỷ đồng.
- Dự án cầu Nhật Tân phê duyệt 2006 đến 2009 khởi công đội thêm hơn
6.000 tỷ đồng.
Dự án cầu Nhật Tân được phê duyệt năm 2006 nhưng mãi tới tháng 3/2009 mới khởi
công
hạng
mục đầu tiên và bị đội giá hơn 6.000 tỷ đồng
- Ở Hưng Yên, dự án củng cố nâng cấp đê tả sông Hồng 48 km, dự toán
ban đầu năm 2009 hơn 1.500 tỷ đồng, sang năm sau tăng hơn 1.200 tỷ đồng.
- Ở Sài Gòn, năm 2008, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến
Thành - Suối Tiên từ 17.400 tỷ ban đầu (2007) đến 2012 điều chỉnh lên hơn
47.300 tỷ, tăng khoảng 30.000 tỷ đồng.
- Dự án Vệ sinh môi trường TP.Sài Gòn lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè
theo kế hoạch hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2008, nhưng phải gia hạn đến
hết năm 2011, tăng từ 200 triệu USD lên 320 triệu USD.
- Công trình bờ kè sông Cần Thơ 10km, tổng mức đầu tư năm 2007 hơn
711 tỷ đồng, khởi công vào tháng 5/2010, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng.
- Trong năm 2012, theo Báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP
Sài Gòn, có 69 dự án tăng tổng vốn đầu tư thêm gần 2.900 tỷ đồng.
- Một báo cáo của Bộ GTVT cho biết, trong vài năm qua tổng mức đầu
tư của các dự án tăng trung bình 180% so với tổng mức được duyệt…
Như thế xin điều chỉnh đã thành một kiểu “làm ăn truyền thống” của
hầu hết những công trình lớn. Ông Thắng nói có phần đúng chứ không hoàn toàn
sai. Không thể bắt người dân không được quyền nghi ngờ rằng trong những vụ này,
“đôi bên cùng có lợi”. Chỉ cần dính vào một dự án điều chỉnh thôi, cũng có thể mua
cái biệt thự loại sang ở giữa thủ đô Hà Nội, sắm vài cái xe hơi chục tỉ, cho
con đi du học Tây, mua nhà sẵn làm nơi dưỡng già hoặc kiếm cô chân dài xinh xắn
làm vợ bé mua cho căn nhà vài tỉ như anh em Dương Chí Dũng. Dính vào vài vụ
điều chỉnh thì đô la chẳng biết đếm đến bao giờ cho hết. “Chùm khế ngọt” đó vẫn
cứ treo lơ lửng trên đầu như những chiếc đèn lồng đỏ chót, khiến anh nào cũng
muốn với tay vào. Chỉ đến khi bị cháy tay như vụ Dương Chí Dũng mới biết sợ
Trước cái chết, anh nào cũng sợ
Trở lại chuyện thời sự về vụ án Dương Chí Dũng. Vụ án này còn rất
nhiều tình tiết lằng nhằng và những cuộc “cãi vã” giữa các quan cùng các nhân
viên trước đây đã từng là đồng bọn với nhau. Trong những ngày xét xử ở tòa phúc
thẩm vừa qua, có quá nhiều sự việc từ nhỏ nhất đến lớn nhất, quá rối rắm không
thể một bài mà tường thuật hết được và dù hầu hết các báo ở VN tường thuật trực
tiếp từng ngày, từng giờ, từng lời nói của các bị cáo, từng lý lẽ của các luật
sư biện hộ, các lời buộc tội và chất vấn của các quan tòa, không ai có thể theo
dõi đầy đủ và tường tận những gì đã xảy ra.
Tuy nhiên tạm thời có thể nhìn ra một số diễn biến chính.
Hai sếp lớn thù ghét nhau vẫn có thể thông đồng ăn hối lộ
Tại phiên xét xử sơ thẩm hồi cuối năm ngoái, Tòa án Hà Nội đã tuyên
phạt bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mức án tử hình vì hai tội Tham ô tài
sản và Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Trần
Hải Sơn nhận: 22 năm tù; Trần Hữu Chiều: 19 năm; Mai Văn Khang: 7 năm tù; Lê
Văn Dương: 7 năm tù; Huỳnh Hữu Đức: 8 năm tù; Lê Ngọc Triện: 8 năm tù; Lê Văn
Lừng: 8 năm tù.
Nụ cười tươi và cái chắp tay cảm tạ của Dương Chí Dũng từ “xe thùng”, chứng tỏ họ
đã có thể tin vào
“cái phao” nào đó sẽ không bị tử hình.
Tuy nhiên vụ án vẫn còn được hoãn và đưa ra tòa phúc thẩm vào tháng
4 này. Tòa án vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội và các luật sư được trực tiếp
tranh cãi tại tòa cũng như việc truy hỏi các bị cáo và nhân chứng.
Chính từ những cuộc truy hỏi này đã lộ ra nhiều chuyện bí ẩn như
chuyện hai sếp lớn tưởng là thân mật đậm đà lắm, đến nay mới biết họ là “kẻ thù
không đội trời chung” với nhau ngay từ khi còn làm chung một cơ quan. Đó là
“tình đồng đội” giữa Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc. Họ chán nhau, thù nhau đến
nỗi không muốn nhìn mặt nhau lần nào. Hai sếp cùng một cơ quan mà “đấu”
với nhau như thế thì làm sao cơ quan đó ngóc đầu lên được. Anh làm, anh phá,
các đàn em cấp dưới lãnh đủ. Được sếp này khen thì chết với sếp kia.
Ấy thế nhưng họ lại vẫn có thể thông đồng với nhau ăn hối lộ. Tuy
không bàn trực tiếp nhưng có các đàn em “bàn giùm”.
Mánh lới của các quan này thật cao tay ấn, ít có bộ tham mưu của cơ
quan nào sánh kịp. Thông thường thì khi muốn “ăn quả lớn”, các sếp phải chụm
đầu lại bàn tính với nhau rất kỹ. Thật ngưỡng mộ cho sự “thù ghét” này của hai
sếp ngành hàng hải. Thù ghét mà vẫn ăn chia đều của đút lót.
Lòng tham không đáy
Một điểm “đặc sắc” khác nữa là lòng tham không bờ bến của các gia
đình bị cáo. Ngay cả Huyền Như phạm tội lừa đảo rành rành, cả hai mẹ con cô này
cũng cố đấm ăn xôi thuê luật sư xin lại căn nhà 43 tỉ đồng. Quả là không biết ngượng.
Bà
Phương vợ Dương Chí Dũng hôn gió tạm biệt chồng đang ngồi trên xe trở vào nhà
tù.
Còn bà vợ Dương Chí Dũng thì khỏi nói, ngoài tài làm thơ tặng chồng
ở tù còn cái tài thu vén gia đình rất hay. Bà xin lại mấy căn nhà đang ở và xin
luôn cả hai căn nhà ông chồng đã mua cho nhân tình. Bà không ngần ngại khai
rằng đó là tiền riêng của bà chạy vạy “xất bất xang bang” mới có tiền đưa cho
chồng mua nhà cho nhân tình. Một thứ “đạo lý ngược” được bà giải thích rằng vì
không có con trai nối dõi nên để cho chồng “tự do”. Người dân khó có thể tin
vào sự rộng lượng này. Máu tham của họ chẳng biết bao giờ mới dừng lại. Thế
nhưng bà này lại tình nguyện bán hết gia sản, dù có phải đi vay nợ bà cũng lo
cho chồng thoát án tử hình. Thì ra người ta chỉ sợ khi đứng trước cái chết.
Dương Chí Dũng cũng xin được sống
Sáng 29/4, đại diện Viên kiểm sát tối cao cho biết
sau hai ngày quay lại phần xét hỏi nhận thấy không có tình tiết mới để thay đổi
bản chất vụ án nên giữ nguyên 6 căn cứ xác định cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương
Chí Dũng cùng cựu tổng giám đốc Mai Văn Phúc, phó tổng giám đốc Trần Hữu Chiều
và Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines)
đã chia nhau số tiền tham ô 1,66 triệu USD (hơn 28 tỷ đồng).
Được nói lời sau cùng, bị cáo Dương Chí Dũng mong
Hội đồng xét xử công minh phán xét để không xảy ra cảnh “quýt làm cam chịu”.
"Nếu có tội, bị cáo không ân hận, nhưng oan mà chết thì không nói với ai
được. Nếu chưa chứng minh được bị cáo vô tội thì xin cho bị cáo được sống".
Bị cáo Phúc mong HĐXX minh xét cho cả hai tội, xem xét khách quan bối cảnh bị
cáo mới về nhận chức tổng giám đốc
thì xảy ra chuyện. Bị cáo Chiều cho rằng "oan ức" khi bị kết tội tham
ô, đề nghị giảm nhẹ hình phạt ở tôi Cố ý làm trái.
Nói gì thì nói, dư luận đều cho rằng gia tài của
vợ chồng Dương Chí Dũng và
Mai Văn Phúc thừa sức nộp lại số tiền tham ô như luật định cũng chẳng cần vay mượn ở đâu hết cho mệt. Có thể “gia tài của mẹ
để lại cho con” gấp trăm lần tiền đền bù.
Thế cho nên đối với các quan vài trăm triệu đô chỉ là “một tí” cũng
chẳng có gì lạ.
Đó là vài hình ảnh nổi bật trong vụ “đại án” đầy những chi tiết
vòng vo lằng nhằng này. Và đến ngày 7-5 tòa mới tuyên án, nhưng nhìn vẻ mặt
tươi cười của cả 2 bị cáo Dũng và Phước sau những phiên xử vừa qua, người ta có
thể nghĩ họ đã nắm được “cái phao cứu sinh” nào nên có thể không bị tử hình.
Tôi sẽ thông tin đến bạn đọc khi phiên tòa cuối cùng có kết quả.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~
1-
Cà phê Trung Nguyên (từ Việt Nam):
dối trá và độc hại
Cách
đây ít lâu, người viết bài tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó
nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà
người nước ngoài không uống được
Thế nhưng, họ không biết
rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể
nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi
dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua
uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong
nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ
thấp.
Nhưng cuối cùng, Trung
Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê
Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện
pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.
Thêm vào đó, cà phê
Trung Nguyên đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào
cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như
không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản
xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên
cà phê Trung Nguyên đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.
Và thứ này thì hiển
nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.
Thế nhưng, những điều đó
của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê
cà phê Trung Nguyên được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà
phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.
Và như thế, không ngoa
khi nói rằng, cà phê Trung Nguyên đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối
trá.
P/S: Nếu
bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê cà phê Trung Nguyên bằng nước
lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.
Ký ninh từ lâu đã được
dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn.
Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê cà phê Trung Nguyên nói
riêng và tất cả cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg
thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.
Ở mức này, thì việc uống
cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm
dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm
khác.
Còn chuyện bạn hỏi về
“tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ
mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên
tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi
nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người
mình biết không uống cà phê.
Tôi chỉ nói những gì tôi
chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không
nghĩ thế .
Nhưng về sự giả dối
trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê
ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê
pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.
Một ly cà phê nguyên
chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá.
Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó
không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.
Cho nên, trước Trung
Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng
đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến như sau:
Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường
dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.
Trung Nguyên chỉ là nhà
sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn “cà phê
ngon” mà thôi.
Điều đáng nói nhất là khi
nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.
Về phía các nơi sản
xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà
phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng
cà phê thật làm gì?
Về phía người uống, khi
đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê
ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains
hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.
Và thế người Việt, đa
số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn
với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê ”
có văn hoá đặc biệt nhất “.
Đến đây chính là một ngõ
cụt – Ngõ cụt dối trá.
Câu hỏi cuối – chính xác
ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu
thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà
nước ?
P/S: Một
điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có
khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não
của cà phê như bạn vẫn nghĩ.
TTN
THEO SỐNG NEWS
Thời Đại Hồ Tặc
Văn minh thời Hồ Tặc
Việt cộng như con c..
Gần bốn mươi năm rồi
Người Việt phải cúi mặt!
T,Phạm
Thư giãn cuối tuần
QLB
Tấm hình nói lên tất cả!
Xè xè nước chảy bên lề
Có con nhái nhỏ thấy mê nhảy vào
Xè xè xối xả bên đàng
Ểnh ương cứ tưởng cái hang chui vào!.
Tóc ông Hai Say
Buồn đời gãi chút, bướm tung bay
Đi chợ mua bưởi về cúng
Thích hình chẳng biết để đâu
Gởi lên trên mạng, lâu lâu ghé nhìn
Đọc nàm sao?
Ngủ quên!
Tấm hình nói lên tất cả!
Xè xè nước chảy bên lề
Có con nhái nhỏ thấy mê nhảy vào
Xè xè xối xả bên đàng
Ểnh ương cứ tưởng cái hang chui vào!.
Tóc ông Hai Say
Buồn đời gãi chút, bướm tung bay
Đi chợ mua bưởi về cúng
Thích hình chẳng biết để đâu
Gởi lên trên mạng, lâu lâu ghé nhìn
Đọc nàm sao?
Ngủ quên!
Cảm ơn UBND Huyện Vũ Thư
Cấm bò đái nhưng CSGT thì được
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment