Monday, May 5, 2014

Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?

'Vì sao lại khuất tất với dân?'

Cập nhật: 17:37 GMT - chủ nhật, 4 tháng 5, 2014

Media Player

Tranh chấp đất đai ở VN
Nhiều vụ cưỡng chế đất đai của chính quyền tiếp tục làm tăng thắc mắc ở người dân, theo nhà quan sát.
Chính quyền cần 'công minh chính đại' mà không nên làm những việc 'mờ ám', 'khuất tất' trong ứng xử với dân, nhất là trong xử lý các xung đột, mâu thuẫn đất đai với người dân, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 04/5/2014 từ Hà Nội, Giáo sư Mạc Văn Trang, nguyên chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng nhiều vụ giải tỏa, cưỡng chế đất đai của chính quyền ở nhiều địa phương tỏ ra phản cảm khi có những yếu tố 'xã hội đen'.
Nhà tâm lý học nói: "Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ không từ một thủ đoạn gì, một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt được mục đích, ở đây nó có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn không chính đáng, với lại những quan chức thối nát của chính quyền,
"Và hai lực lượng đó câu kết với nhau, họ vừa ra lệnh, vừa đưa tiền, để cho các lực lượng công an, rồi các lực lượng dân phòng, rồi các lực lượng khác mà công an huy động, thì tính chất của nó như là xã hội đen vậy."

'Giải pháp triệt để'

"Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ không từ một thủ đoạn  gì, một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt được mục đích, ở đây nó có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn không chính đáng, với lại những quan chức thối nát của chính quyền"
GS Mạc Văn Trang
Theo Giáo sư Trang, nếu không có sự thay đổi kịp thời, tình hình có thể sẽ trở nên càng phức tạp và khó giải quyết, ông nói:
"Tôi thấy rất khó, vì ở trung ương, các ông lãnh đạo cấp cao luôn luôn nói đến dân chủ, đến dân, rồi đến nhân quyền, rồi phải thể hiện cán bộ là đầy tớ của dân, nhưng mà nói trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế bản thân các ông cũng không kiểm soát được ở địa phương người ta làm gì,
"Và thứ hai, chính quyền địa phương liên kết với nhau trở thành một thế lực, người ta gọi là nhóm lợi ích, tìm cách bênh che cho nhau, tìm cách để cho cấp trên không thể làm gì được."
Nhà nghiên cứu tin rằng để giải quyết triệt để vấn đề tranh chấp và xung đột này, nhà nước cần cân đối lại một mô hình quản lý vĩ mô mà ông gọi là 'thế tam giác chân kiềng' với xã hội dân sự có vai trò được thừa nhận bên cạnh nhà nước và nền kinh tế thị trường, nhằm bênh vực cho quyền lợi chính đáng của người dân, trong đó có nông dân.
Ở đầu cuộc trao đổi với BBC, Giáo sư Trang bình luận về một số mô hình ứng xử, và cách thức xử lý mang màu sắc thiếu 'công minh chính đại' hoặc 'lạm dụng bạo hành' ở một số địa phương khi chính quyền tiến hành các vụ giải tỏa, cưỡng chế ruộng đất của dân.



Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?

Cập nhật: 15:07 GMT - chủ nhật, 4 tháng 5, 2014
Xung đột đất đai ở Việt Nam
Nhà nước nên sửa luật và cho phép người dân được sở hữu ruộng đất, theo chuyên gia.
Nhà nước Việt Nam phải nắm vai trò trung gian hòa giải chứ không nên 'sa vào' xung đột đất đai trực tiếp với dân, đồng thời phải sửa luật và tránh cách hành xử 'bạo lực', theo một nhà nghiên cứu về nông thôn và nông dân từ trong nước.

Cần đưa ra một mô hình xử lý quan hệ mới trong đó, nhà nước làm trung gian giữa nông dân và các doanh nghiệp, tổ chức trong một tranh chấp, xung đột về đất đai, nếu có, chứ không nên trở thành một bên là đương sự trực tiếp trong xung đột với người dân, vẫn theo quan điểm của chuyên gia.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trao đổi với BBC hôm 04/5/2014 về một số vụ chính quyền cưỡng chế đất gần đây ở Việt Nam, trong đó có hai đợt cưỡng chế ruộng đất khá gần nhau ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội trong các ngày 22 và 25/4, Giáo sư Tô Duy Hợp, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học, nói:
"Lẽ ra nhà nước phải là người đứng trung gian để giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa một bên là doanh nghiệp được quyền thuê đất, họ phải bỏ tiền ra họ thuê, và bên kia là người dân, họ bị mất đất và họ phải đòi quyền lợi này khác"

GS. Tô Duy Hợp
"Dương Nội là tiếp tục các vụ trước, ví dụ như năm ngoái có vụ Ecopark, rồi ở Nam Định, vân vân, nó cũng cùng một nội dung và ở phía Nam cũng vậy,
"Cùng một nội dung tức là cưỡng chế và ở đây các mối quan hệ là của giữa ba nhà, là nhà nông - là người có đất và có quyền sử dụng đất, rồi nhà nước và nhà doanh nghiệp,
"Trong bộ ba này thì cách xử lý của nhà nước, nhà nông thiệt hại nhất, không ai bảo vệ nhà nông cả,
"Lẽ ra nhà nước phải là người đứng trung gian để giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa một bên là doanh nghiệp được quyền thuê đất, họ phải bỏ tiền ra họ thuê, và bên kia là người dân, họ bị mất đất và họ phải đòi quyền lợi này khác,
"Cho nên cái này nhà nước, đúng với chức năng của nhà nước, là phải đứng ra trung gian, để giải quyết, hòa giải, nếu có xung đột thì phải giải quyết,
"Thế nhưng đây không phải là nhà nước riêng, mà đây là những người đang điều hành những dự án cụ thể, thì (họ) lại không làm tốt cái này,
"Và thậm chí, trên truyền thông cũng không giấu được, không rõ thực hư thế nào, nhưng lại đóng vai quân đội, đóng vai cảnh sát để đàn áp, cái này như vậy cũng là không tốt rồi, nhà nước không làm đúng chức trách của mình rồi."
"Nhà nước có luật rồi, thì bây giờ phải làm đúng luật chứ, thế còn người dân, người ta bị bức xúc là vì có mỗi mảnh ruộng, bây giờ mất thì sống thế nào, rồi bao nhiêu tương lai của con cái thế nào, người dân người ta cũng có quyền."

'Sửa giá và sửa luật'

Xung đột đất đai ở Việt Nam
Nhà nước nên giữ vai trò trung gian hòa giải hơn là tham gia xung đột đất đai với dân.
Theo nhà nghiên cứu, nhà nước cũng chưa 'làm tròn' bổn phận và vai trò trong việc 'điều phối' trên thị trường, như vẫn được tuyên bố là Việt Nam vận hành một 'nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa', đặc biệt là về giá đất và giá cả đền bù.
"Nó có một câu chuyện rắc rối nhất mà tôi nghiên cứu nông thôn tôi thấy được đó là cái giá. Cái giá cả đền bù thứ nhất là chênh lệch quá đáng giữa các vùng. Thứ hai nữa là nó thay đổi luôn, mà thường là bất lợi về phía người dân,
"Cái này cũng trở lại câu chuyện thị trường mà có sự quản lý của nhà nước, nhà nước phải can thiệp để làm sao bảo vệ lợi ích cho cả hai: doanh nghiệp và người dân, tại sao lại làm lợi cho doanh nghiệp, thì không, thì rất khó thuyết phục."

Trước câu hỏi làm thế nào nhà nước, chính quyền có thể đảm lãnh vai trò 'trung gian' và 'hòa giải' trong trường hợp chính chính quyền tự quy định có quyền trưng thu, trưng mua, thậm chí lấy lại đất đai, ruộng vườn v.v... mà người dân đã đang sử dụng, khai thác, sinh sống trên đó, Giáo sư Hợp nêu quan điểm:
"Đây là vấn đề chế độ đất đai của Việt Nam, luật ruộng đất đã bàn và sửa đi, sửa lại rất nhiều, hiện nay vẫn cứ chốt là ruộng đất là quyền sở hữu toàn dân, thực ra là sở hữu nhà nước, tức là do nhà nước toàn quyền,
"Cho nên việc hiện nay nhà nước lấy đất, nó thuộc vào trong luật rồi, kể cả trong Hiến pháp, nên cái khó là vậy, và người dân chống lại tức là chống luật, chính cái này đưa vào câu chuyện rất khó cho người dân, cho nên người dân nào quá khích lại là vi phạm luật,

"Ruộng đất tư là quyền, các nước đều thế cả, lịch sử Việt Nam cũng đã từng có như thế, làm sao bây giờ lại công hữu hóa hết, làm cho người nông dân mất hết, và người nông dân rất khó..."

GS Tô Duy Hợp
"Cho nên vấn đề cái cốt lõi, hướng nghiên cứu lâu dài, là phải tiếp tục thay đổi luật, kể cả những quy định về sở hữu ruộng đất,
"Quan điểm của tôi là bất cứ nhà nước nào tiến bộ là cũng phải chia ra những phần đất: đất thuộc về an ninh quốc gia, rồi phần đất để dự trữ, phần đất gọi là đất công và còn lại là đất tư,
"Ruộng đất tư là quyền, các nước đều thế cả, lịch sử Việt Nam cũng đã từng có như thế, làm sao bây giờ lại công hữu hóa hết, làm cho người nông dân mất hết, và người nông dân rất khó...
"Nông dân gần đây là tiên phong trong công cuộc đổi mới, nhưng bây giờ nông dân lại thiệt hại nhất."

Để chất dứt bạo hành

Xung đột đất đai ở Việt Nam
Lạm dụng bạo lực trong cưỡng chế đất đai ở các địa phương đang gây lo ngại trong dư luận.
Trước câu hỏi cần làm gì để giảm thiểu và đi tới chấm dứt khuynh hướng 'bạo hành hóa' trong xử lý quan hệ xung đột giữa chính quyền và dân trong lĩnh vực đất đai, ruộng đất, trong các vụ cưỡng chế đất, kể cả giữa doanh nghiệp, tổ chức với dân v.v..., nhà nghiên cứu nói:
"Ở Việt Nam, nhà nước theo công thức 'của dân, do dân, vì dân', cho nên nhà nước phải lấy cái đó làm tối cao, thời kỳ Chính phủ của cụ Hồ Chí Minh, cụ làm được cái đấy,
"Những xung đột giữa nhà nước và dân, rồi xung đột giữa doanh nghiệp với dân, kể cả doanh nghiệp nước ngoài v.v..., thì nhà nước phải vì dân, mà ở đây nghĩa là vì nông dân, cho nên, nếu thực hiện nguyên tắc đó nghiêm chỉnh, tôi nghĩ có thể tìm được giải pháp,
"Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ không từ một thủ đoạn gì, một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt được mục đích, ở đây nó có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn không chính đáng, với lại những quan chức thối nát của chính quyền"

GS. Mạc Văn Trang
"Và kiềm chế được bớt bạo loạn, cũng như kiềm chế và giải tỏa được bớt những lạm dụng dự án để làm hại nông dân, chỗ này, từng dự án cụ thể, phải có những giải pháp cụ thể, không thể có công thức chung cho tất cả các dự án được."
Hôm Chủ Nhật, bình luận với BBC về nguyên nhân của căng thẳng xung đột ruộng đất và bạo hành trong các vụ cưỡng chế đất đai được cho là một khuynh hướng phổ biến và không ngừng nóng lên gần đây, một nhà tâm lý học và nghiên cứu xã hội từ Hà Nội, Giáo sư Mạc Văn Trang, nói với BBC:
"Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ không từ một thủ đoạn gì, một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt được mục đích, ở đây nó có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn không chính đáng, với lại những quan chức thối nát của chính quyền,
"Và hai lực lượng đó câu kết với nhau, họ vừa ra lệnh, vừa đưa tiền, để cho các lực lượng công an, rồi các lực lượng dân phòng, rồi các lực lượng khác mà công an huy động, thì tính chất của nó như là xã hội đen vậy."

'Giải pháp kiềng ba chân'

Theo Giáo sư Trang, từng làm việc nhiều năm tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, vấn đề câu kết của các 'nhóm lợi ích' đang tạo ra một tình thế rất khó xử lý và tìm lời giải. Ông nói:
Xung đột đất đai ở Việt Nam
Cho phép các hội đoàn dân sự bảo vệ quyền lợi của dân là một giải pháp, theo chuyên gia.
"Tôi thấy rất khó, vì ở trung ương, các ông lãnh đạo cấp cao luôn luôn nói đến dân chủ, đến dân, rồi đến nhân quyền, rồi phải thể hiện cán bộ là đầy tớ của dân, nhưng mà nói trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế bản thân các ông cũng không kiểm soát được ở địa phương người ta làm gì,

"Và thứ hai, chính quyền địa phương liên kết với nhau trở thành một thế lực, người ta gọi là nhóm lợi ích, tìm cách bênh che cho nhau, tìm cách để cho cấp trên không thể làm gì được."

Trước câu hỏi cần làm gì để giải quyết triệt để các cuộc xung đột đất đai, mà trong đó lợi ích nhà nước được hài hòa, trong khi vẫn bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của người dân, Giáo sư Trang nói:
"Trong xã hội muốn phát triển lành mạnh, bền vững, thì nó phải cân bằng giữa nhà nước với thị trường và xã hội dân sự, ...nếu để cho chính quyền với thị trường cứ tự tung tự tác với nhau, mà không có hệ thống các hội đoàn, rồi các lực lượng khác để giám sát và bênh vực người dân, thì nó rất khó"

GS. Mạc Văn Trang
"Như vừa rồi, ông Trương Đình Tuyển (cựu Bộ trưởng Thương mại) cũng đã nói, trong xã hội muốn phát triển lành mạnh, bền vững, thì nó phải cân bằng giữa nhà nước với thị trường và xã hội dân sự,

"Thực ra, mỗi cái đều có những mặt tích cực và những mặt hạn chế, tiêu cực, nếu để cho chính quyền với thị trường cứ tự tung tự tác với nhau, mà không có hệ thống các hội đoàn, rồi các lực lượng khác để giám sát và bênh vực người dân, thì nó rất khó,

"Cho nên bây giờ đang hy vọng, ông Trương Đình Tuyển vừa rồi đã nói công khai và rất nhiều người, rồi những Đảng viên nữa, rất nhiều người hưởng ứng,


"Tức là đã đến lúc phải xây dựng một bộ ba như là kiềng ba chân, để cho xã hội phát triển lành mạnh, tức là nhà nước, thị trường và xã hội dân sự," nhà nghiên cứu nói với BBC.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-19/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link