Báo động: Bắc Kinh đặt dàn khoan – Hà Nội vội bịt miệng dân
06/05/2014
Trần Quang Thành
Bắc Kinh vừa lấn lướt, Hà Nội bịt miệng dân
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/05/20140506-ctm-danguyen_NQA.mp3
Vào cuối tuần qua, có tin Trung Quốc lại ngang nhiên kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam, hành động này mở màn cho một giai đoạn xâm lấn mới và là hệ quả tất yếu trước sự phản ứng yếu ớt và chiếu lệ của nhà cầm quyền VN.
Ngoài ra, mới đây lại có tin Bộ công an bắt khẩn cấp blogger Anh Ba Sàm, mộttrang blog của có những bài phản ảnh chính sách mất lòng dân, di hại cho đất nước của lãnh đạo Hà Nội.
Mời quý thính giả theo dõi phần nhận định của tiến sĩ Nguyễn Quang A về những sự kiện vừa nêu.
http://radiochantroimoi.com/tieng-noi-da-nguyen/bac-kinh-vua-lan-luot-ha-noi-bit-mieng-dan.html
Những người đồng hành cùng tôi
Nghệ sĩ Kim Chi
Qua các các phương tiện truyền thông chắc chắn nhiều người đã biết sự có mặt của sáu người chúng tôi trên đất Mỹ. Chúng tôi gồm :
Ô Tô Oanh
1. Tô Oanh ( người Bắc Giang). Tô Oanh đã gần bảy mươi tuổi,ông rất giỏi về phần mềm vi tính.Tô Oanh là nhà giáo đã nghỉ hưu, ông rất tích cực trong phong trào đòi dân chủ. Ông thường xuyên phóng xe máy từ Bắc Giang về Hà Nội dự những cuộc xuống đường chống Trung Quốc bành trướng. Tôi quen ông trong lần đi dự lễ tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH tử trận để vảo vệ Hoàng Sa năm 1974.
Ngoài đời Tô Oanh là một người hiền hòa, khiêm tốn rất dễ gần. Đã nhiều năm nay ông kiên trì viết nhiều bài phanh phui những tội ác tày trời của nhóm lợi ích và những hành động vi phạm nhân quyền của chính quyền và công an Bắc Giang. Đã nhiều lần Tô Oanh bị công an hăm dọa nhưng ông không khuất phục.Ông từng bị bọn
2. Ngô Nhật Đăng. Chính Đăng đã đưa bức thư của tôi gửi tới Hội Điện ảnh VN từ chối khai báo thành tích để nhận bằng khen của thủ tướng lên trang FB. Ngô Nhật Đăng có mặt ở khắp nơi để cổ xúy cho phong trào đòi dân chủ. Ngô Nhật Đăng biết khá nhiều ngoại ngữ nên nắm bắt khá nhiều thông tin từ nước ngoài, Đăng là một blogger thông minh, quả cảm. Anh chàng blogger này là con trai trưởng của nhà thơ Xuân Sách, ông Xuân Sách nổi tiếng với “Một trăm chân dung các nhà văn VN”. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử.
3. Lê Thanh Tùng. Tùng thông minh, xông xáo, nhanh nhậy, đúng là một phóng viên chuyên nghiệp. Tùng nói tiếng anh khá lưu loát. Anh chàng này rất tình cảm với mọi người. Lê ThanhTùng là một ngòi bút sắc sảo chống cái ác, bảo vệ và đồng hành cùng dân oan. Chúng tôi có nhiều bức ảnh kịp thời và những phóng sự về cuộc hành trình của chúng tôi một cách đầy đủ.
Ô Nguyễn Đình Hà
4. Nguyễn Đình Hà. Chàng trai này mới có 26 tuổi, trẻ nhất đoàn. Anh ta đã tốt nghiệp đại học luật,nhưng chưa làm luật sư mà lại làm cho một cơ quan truyền thông. Hà là một blogger rất sắc sảo và can đảm. Tôi dốt tiếng anh nhất hội nên đi đâu cũng phải bám càng theo thằng cháu để nó thông dịch và mang vác hộ. Tôi gọi đùa cậu ta là “ thần hộ mệnh của tôi”
5. Nguyễn Tường Thụy. Người này là thành viên thứ sáu tới
Ô Nguyễn Tường Thụy
Hoa kì sau chúng tôi. Nguyễn Tường Thụy xuất khẩu thành thơ. Đây là một blogge từng bị công an tấn công và bị băt giữ nhiều lần.”Tội” của ông này là dám cất tiếng phản biện nói ra sự thật, biểu tình chống Trung Quốc và bênh vực những người dân oan. Dịp tết nguyên đán VN vừa rồi tôi đã có cơ hội được cùng ông và các bạn bè đi thăm những gia đình dân oan.
Nghệ sĩ Kim Chi
6. Nguyễn Thị Kim Chi. Tôi là người phụ nữ duy nhất và cũng nhiều tuổi nhất trong đoàn. Tôi rất ngạc nhiên khi được ban tổ chức gọi điện cho hay tôi được hai bà dân biểu Hoa Kì Loretta Sanchez và Zoe Lofgren mời tới Hoa Kì dự ngày “ báo chí tự do”. Tôi đã trả lời rằng: “Tôi dốt tiếng anh và chẳng có thành tích gì trong phong trào đòi dân chủ...”. Tôi nghĩ rằng hay là có một sự nhầm lẫn nào đó vì mình không phải là người tiêu biểu cho phong trào đòi nhân quyền ở VN. Nhưng ban tổ chức khẳng định rằng hai bà dân biểu Hoa Kì muốn sự có mặt của tôi.
Những ngày qua đi tới đâu chúng tôi cũng được đón tiếp nồng hậu.
Ô Nguyễn Đình Hà & Ô Đỗ Hoàng Điềm
Ở trong nước người ta nói rằng đảng Việt Tân là một đảng “phản động,âm mưu đánh phá Việt Nam“. Nhưng khi tiếp xúc với Việt Tân đã khiến tôi quí trọng họ vì tình yêu của họ dành cho cho đất nuóc, cho dân oan và cho những tù nhân lương tâm. Mỗi tổ chức mà chúng tôi tới tiếp xúc đều để trong ngăn bàn làm việc danh sách những bloggers can đảm còn đang bị giam giữ.
Tất cả chúng tôi đều cùng chung cảm nghĩ rằng chuyến đi này đã giúp chúng tôi hiểu rõ về nước Mỹ, về đảng Việt Tân. Chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc với ông Đỗ Hoàng Điềm chủ tịch đảng Việt Tân, ông Điềm là người thông minh, hiểu biết và nhân hậu. Ông Điềm là hình ảnh tiêu biểu của đảng Việt Tân.
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/chi-kim-nguy%E1%BB%85n/nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BB%93ng-h%C3%A0nh-c%C3%B9ng-t%C3%B4i/643472812407678
Các tổ chức XHDS: Chính quyền Việt Nam hãy nghiêm túc tôn trọng quyền tự do lập hội
DienDanCTM
Tuyên Bố Chung
các tổ chức XHDS tại Việt Nam ngày 4/5/2014
CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM HÃY NGHIÊM TÚC TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI
Sau khi Hội CTNLT ra thông cáo báo chí về hai buổi làm việc ngày 24/4/2014 với an ninh TpHCM, chính quyền tiếp tục mời anh Phạm Bá Hải chất vấn về Hội CTNLT vào chiều ngày 29/4/2014.
Bên chính quyền gồm có một trung tá, một đại úy và một nhân viên an ninh huyện Hốc Môn. Cả ba đã có mặt trong lần làm việc thứ nhất.
Để làm rõ hơn nữa thông tin hoạt động của Hội và thông tin liên quan đến buổi chất vấn lần hai, Hội CTNLT nêu rõ quan điểm về 05 kết luận từ phía chính quyền như sau:
Kết luận một: Ở VN không có “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những người vi phạm pháp luật VN và bị nhà nước xử lý hình sự. Việc đặc xá tha tù là chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước.
Phần nhập đề của Tuyên cáo thành lập Hội CTNLT có ghi: “Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người”. Một khi luật và áp dụng luật thực sự chỉ nhắm đàn áp lương tâm con người thì lương tâm có quyền lên tiếng. Những người lên tiếng trong trường hợp như vậy là tù nhân lương tâm.
Báo cáo nhân quyền năm nay với tựa đề “Những tiếng nói bị bịt miệng: tù nhân lương tâm tại VN”, tổ chức Ân xã Quốc tế đã thống kê một danh sách không đầy đủ gồm 75 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm tại VN.
Hội CTNLT bao gồm những người đã từng bị ngồi tù vì lên tiếng ôn hòa cho nhân quyền căn bản, kêu gọi chính quyền VN xóa bỏ các Điều 79, 88, 258 và các điều luật mơ hồ khác dùng để bịt miệng người bất đồng chính kiến. Bỏ các điều luật này là sự biểu hiện sự tôn trọng nhân quyền thực sự.
Kết luận hai: Khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chính quyền có quyền tiếp xúc với gia đình người bị tình nghi vi phạm pháp luật để vận động gia đình tác động uốn nắn người đó trước khi bị xử lý.
Quy kết vi phạm pháp luật đối với những người vận động nhân quyền ôn hòa là hành động đàn áp có chủ đích chính trị, nhằm bảo vệ độc tài, lạm quyền và tham nhũng.
Điều 7, Tuyên ngôn Người bảo vệ nhân quyền LHQ đã nhấn mạnh: “Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với những người khác, phát triển và thảo luận các ý tưởng và nguyên tắc mới về quyền con người; và vận động để được chấp nhận”.
Quá trình vận động để nhiều người nhận thức được và chính quyền chấp nhận là một công việc lâu dài và gian nan để có được sự thay đổi theo hướng tôn trọng nhân quyền. Hội CTNLT khẳng định hành động như vậy không thể xem như vi phạm pháp luật.
Trong quá khứ, các vụ chính quyền tiếp xúc vận động thân nhân người bất đồng chính kiến hầu hết đều trở thành các cuộc quấy nhiễu, răn đe người thân, làm áp lực gián tiếp lên các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền. Một thí dụ điển hình là bà Đặng Thị Kim Liêng – mẹ bogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30/7/2012.
Kết luận ba: Yêu cầu không được đưa tin về nội dung các cuộc làm việc với an ninh.
Điều 8, mục 2, Tuyên ngôn về Người Bảo vệ nhân quyền xác định: “các cá nhân hay kết hợp với những người khác, trong số những quyền khác, quyền được đệ trình lên ban ngành chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan những lời phê bình chỉ trích về vấn đề công cộng; và đề xuất dự án cải thiện chức năng của họ; và nhằm thu hút sự chú ý từ bất kỳ khía cạnh công việc nào của họ mà nó có thể trở ngại hoặc ngăn cản việc thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền con người và các quyền tự do căn bản”.
Các cuộc vận động thay đổi luật pháp, thừa nhận các quyền căn bản là công khai, minh bạch, Hội CTNLT duy trì tính minh bạch các hoạt động, vận động quần chúng tìm hiểu về các hoạt động nhân quyền. Theo đó, công khai nội dung liên quan đến vận động nhân quyền trong các buổi làm việc với chính quyền là quyền lợi và cần thiết.
Hơn nữa, giấy mời làm việc của cơ quan an ninh không có tính bắt buộc trong pháp luật tố tụng hình sự, tức đương sự được mời có thể không đi và không phải giữ kín nội dung làm việc theo các quy định bảo mật của ngành công an. Ngược lại, đương sự được mời hoàn toàn có quyền được thông tin theo quyền công dân.
Kết luận bốn: Trong thông cáo báo chí vừa qua của Hội CTNLT có nêu tên một sỹ quan an ninh mà không hỏi ý kiến người đó. Yêu cầu gỡ bỏ thông cáo báo chí xuống.
Chính quyền đưa giấy mời một thành viên trong Ban điều hành của Hội CTNLT làm việc về công việc của hội. Thành viên có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi có liên quan về hội trong thẩm quyền được ủy nhiệm. Dó đó nội dung sẽ được báo cáo cho ban điều hành, đôi khi những người vận động nhân quyền cũng có quyền được biết đến nếu nó giúp họ tìm ra một giải pháp cho tôn trọng nhân quyền.
Tuyên ngôn Người Bảo vệ nhân quyền, Điều 9, mục 1, ghi rõ: “Trong việc thực hiện các quyền con người và những quyền tự do căn bản, bao gồm cả việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã nêu trong Tuyên ngôn này, tất cả mọi người có quyền, cá nhân và kết hợp với những người khác, được hưởng lợi từ một giải pháp khắc phục có hiệu quả và được bảo vệ trong trường hợp có xâm phạm các quyền đó”.
Tuy nhiên, xét thấy việc nêu tên cụ thể không là vấn đề chính trong quá trình vận động, Hội CTNLT quyết định rút danh tính của một người sỹ quan đã đề cập trong thông cáo báo chí ngày 26/4. Bản thông cáo cập nhậtđược đăng tải đồng thời với tuyền bố này.
Và chúng tôi vẫn duy trì quyền được biết của người dân bằng cách tiếp tục lưu hành các thông cáo báo chí.
Kết luận năm: Yêu cầu Hội CTNLT chấm dứt hoạt động vì không có giấy phép của nhà nước.
Hội CTNLT thành lập dựa trên các cơ sở không thể phủ nhận:
- Công ước quốc tế về Quyền chính trị và dân sự mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết vào năm 1982, với Điều 21 ghi: “Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác”.
- Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về các quyền công dân về việc hội họp, lập hội.
- Các quy định của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc mà Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên chính thức vào tháng 11/2013 với nhiệm kỳ 2014-2016.
Hội CTNLT một lần nữa yêu cầu Nhà nước Việt Nam và cơ quan an ninh tôn trọng quyền được tự do lập hội của người dân và các quy định về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Hội CTNLT đề nghị Quốc hội Việt Nam khẩn trương ban hành Luật lập hội – một văn bản rất cần thiết nhưng đã bị trì hoãn suốt hơn hai chục năm qua kể từ hiến pháp năm 1992. Nếu văn bản này được ban hành, Hội CTNLT sẽ tiến hành thủ tục hoạt động theo quy định mới.
Và chúng tôi hoàn toàn bác bỏ yêu cầu chấm dứt hoạt động.
Trong trường hợp tiếp tục bị cơ quan an ninh gây sức ép hoặc sách nhiễu, các thành viên của Hội CTNLT có quyền từ chối giấy mời làm việc của công an, đồng thời có thể xem xét thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo tới các cấp thẩm quyền trong nước và quốc tế.
Ngày 4/5/2014
Đồng hành ký tên đòi quyền Tự do lập hội và các quyền căn bản khác nêu trong tuyên bố chung này:
1. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi.
2. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Bà Dương Thị Tân, Cô Huỳnh Thục Vy.
3. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.Nguyễn Văn Đài.
4. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts.Nguyễn Quang A.
5. Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế: Lm.Lê Ngọc Thanh.
6. Cao Trào Nhân Bản: Bs.Nguyễn Đan Quế.
7. Boxit Việt Nam: Gs.Nguyễn Huệ Chi.
8. Khối 8406: Ks.Đỗ Nam Hải.
9. Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ.
10. Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng.
11. Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo: Ls.Nguyễn Bắc Truyển.
12. BVĐ Thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam: Nhà Văn Nguyên Ngọc
13. Bạch Đằng Giang Foundation: Ths.Phạm Bá Hải.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment